Anti Surge Protection – Mạch Chống Sốc Trong PSU Và Những điều ...
Có thể bạn quan tâm
Có thể chúng ta đã từng thấy cụm từ “ mạch chống sét/sốc “ , “anti surge protection” , “ surge supressor” ,… ở các thiết bị điện tử nói chung và bộ nguồn máy tính nói riêng
Vậy nó là gì ? nguyên lý hoạt động cũng như chức năng của mạch bảo vệ này ?
Mạch chống sốc điện
Là 1 mạch điện nằm ngay cửa ngỏ đầu vào của 1 PSU . hay nằm ngay trên ổ cắm có chức năng “anti surge protection”. Mạch có cấu tạo khá đơn giản gồm 1 hoặc nhiều MOV và 1 cầu chì /MCB-cầu dao
MOV (Metal-Oxide Varistor)
Là 1 linh kiện có chức năng thông mạch khi điện áp vượt quá trị số cho phép trên MOV (MOV có điện trở biến thiên và tỉ lệ nghịch với điện áp ) . Khả năng đáp ứng của MOV rất nhanh nên thường được dùng để bảo vệ các thiết bị điện tử nhạy cảm với điện áp .
Sự gia tăng điện áp trên lưới điện có thể kéo dài đủ lâu để làm nổ cầu chì hoạc chỉ là những xung điện rất ngắn phát ra từ các thiết bị điện cơ được mắc trong lưới điện . Các xung nhiễu này cần được triệt tiêu để dòng điện “sạch sẽ” hơn. Vì thế mạch chống sốc điện thường được mắc kèm với mạch lọc nhiễu EMI để khử nhiễu cũng như bảo vệ cho thiết bị điện
Nguyên lý hoạt động
Khi điện áp tăng vọt lên trên mức giá trị của MOV, vd lưới điện 220v tăng vọt lên >380v do các sự cố . MOV lập tức thông mạch ngay tại vị trị cửa ngỏ của psu . lúc này dòng điện điện áp cao thay vì sẽ tiếp tục đi vào sâu trong PSU phá hoạt các linh kiện còn lại thì sẽ đi con đường ngắn hơn là xuyên qua MOV để trở về dây mát , lúc này do bị ngắn mạch cầu chì sẽ nổ ngắt điện ra khỏi toàn bộ hệ thống
Thông số của MOV
MOV có khá nhiều thông số điện áp hoạt động, bảo vệ, kích thước, khả năng chịu đựng tối đa. Các MOV dùng cho lưới điện 220V có thể dùng được cho lưới điện 110V nhưng mức bảo vệ sẽ xa hơn mức điện áp sử dụng . Ở PSU chúng ta sử dụng các MOV có trị số dành cho lưới điện 220V các MOV dùng cho lưới điện 110V không dùng được cho lưới điện 220V vì mức điện áp ngắn mạch của MOV thường được nhà SX chọn cao hơn mức điện áp của lưới điện tối đa 100V mà thôi , các MOV này thường được sử dụng ở các thiết bị điện nội địa hoặc các ổ cắm có chức năng chống sốc điện. Đó là lí do các ổ cắm có chức năng chống sốc điện xài ở các nước lưới điện 110V thường phải cắt bỏ MOV trước khi dùng ở lưới điện 220V vd: ở lưới điện 220V có thể sử dụng loại TVR14471 hoạc 20471 có điện áp làm việc khoảng 300VAC.
Có thể “chế” mạch chống sốc điện được không
Hoàn toàn được và chi phí rất rẻ , Phù hợp cho việc bảo vệ các ổ cắm điện Có thể thay cầu chì bằng CB giúp ko cần phải thay thế khi có sự cố Có thể mắc song song nhiều MOV để tăng khả năng chịu đựng MOV cần được bọc co nhiệt để bảo vệ khu vực xung quanh khi MOV quá tải sẽ bị nổ
Chú ý: việc chế mạch chống sốc điện liên quan tới điện áp cao . Cần thận trọng và cần có kiến thức cơ bản về an toàn điện trước khi thao tác
F14 Vozforums
Rate this:
Share this:
Từ khóa » Chống Sốc điện áp Là Gì
-
Thiết Bị Bảo Vệ Sốc điện: Giới Thiệu Toàn Diện Nhất - Prosurge
-
Thiết Bị Tích điện Có Khả Năng Chống Sốc điện - 3CElectric
-
KHÓA ĐIỆN TỬ VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG SỐC ĐIỆN - VINLOCK
-
Thiết Bị Tích điện Có Khả Năng Chống Sốc điện
-
SPD Cho Nhà Riêng - Bảo Vệ Chống Quá áp Khi Bị Sét đánh
-
Thiết Bị Bảo Vệ đột Biến điện (Surge Protection Device - SPD) Là Gì?
-
Chống Sét Lan Truyền Và Bảo Vệ Quá áp - Lsp
-
ỔN ÁP LÀ GI ? - PHỤ KIỆN TỦ ĐIỆN
-
Tìm Hiểu Về Sốc điện Chuyển Nhịp Và Sốc điện Phá Rung - Vinmec
-
Tính Năng ổn áp Chống Sốc điện - SUTUDO
-
An Toàn điện (Phần 2) | MES Engineering
-
Vì Sao Phải Dùng ổn áp? 5 Lý Do Nên Mua ổn áp để ổn định Nguồn điện
-
Ổ Cắm Bảo Vệ Sốc điện & Chống Sét ROBOT SP2200
-
Sơ đồ Mạch Bảo Vệ Chống Sốc điện Hạ áp-loại điện áp Và Dòng điện