Ao Bà Om – Wikipedia Tiếng Việt

Ao Bà Om
Di tích cấp Quốc gia
Ao Bà Om
Tên khácAo Vuông
Quốc gia Việt Nam
Vị tríKhóm 3, phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
Thành phố gần nhấtThành phố Trà Vinh
Tọa độ9°55′3,4″B 106°18′14,7″Đ / 9,91667°B 106,3°Đ / 9.91667; 106.30000
Diện tích> 3 km²
Diện tích mặt nước39.000 – 43.000 m²
Diện tích khuôn viên> 100.000 m²
Chiều dài500 m
Chiều rộng300 m
Mục đích hiện tạiDu lịch
Di tích cấp quốc gia
Ao Bà Om
LoạiDi tích văn hóa – lịch sử
Ngày nhận danh hiệu20 tháng 7 năm 1994 (1994-07-20)
Quyết địnhSố 921/QĐ-BT
Một phần củaQuần thể Chùa Âng và Ao Bà Om

Ao Bà Om hay Ao Vuông là một thắng cảnh nổi tiếng ở tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.

Khái quát chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Ao Bà Om thuộc khóm 3, phường 8, thành phố Trà Vinh[1] (trước đây là ấp Tà Cụ, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành[2]), cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 7 km dọc theo Quốc lộ 53 về phía Tây Nam. Ao có hình chữ nhật, rộng 300 m, dài 500 m (vì gần với hình vuông nên còn được gọi là Ao Vuông)[1], diện tích hơn 300 ha, gồm 3 phần chính là ao, bờ ao và rừng cây cổ thụ bao quanh[3]. Mặt nước ao trong xanh và phẳng lặng được phủ bởi hoa sen, hoa súng. Ao được bao bọc xung quanh bởi các gò cát mấp mô với các hàng cây sao, cây dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi có rễ nổi lên khỏi mặt đất tạo nên những hình thù kì lạ.

Theo truyền thuyết, để có hồ nước ngọt dùng trong mùa khô, dân làng người Khmer đã tổ chức cuộc thi đào ao giữa hai nhóm phái nam và nữ, đồng thời phái nào thua sẽ phải đi cưới hỏi phái kia. Bên phái nam ỷ sức mạnh, vừa làm vừa chơi. Bên phái nữ, dưới sự lãnh đạo của người tên Om, đã dùng nhiều mưu mẹo để trì hoãn nhóm nam. Khi đào gần xong, họ còn cho thả đèn lồng ở phía đông làm cho nhóm nam lầm tưởng sao Mai đã mọc nên nghỉ sớm. Sau cuộc thi, nhóm nam thua cuộc và ao của họ hiện vẫn còn dấu tích, tuy đã cạn nước. Ao của nhóm nữ được đặt theo tên của bà Om.[cần dẫn nguồn]

Ngày nay, ao Bà Om là nơi vui chơi của nhiều người dân, học sinh sinh viên và các cặp đôi mới cưới.

Gần ao có chùa Âng (chùa Angkorajaborey), là ngôi chùa Khmer cổ nhất Trà Vinh. Theo truyền thuyết, chùa được xây dựng vào năm 990, với lối kiến trúc được đánh giá là độc đáo và hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên xung quanh.[cần dẫn nguồn]

Di tích cấp Quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 20 tháng 7 năm 1994, Bộ Văn hoá – Thông tin ban hành Quyết định số 921-QĐ/BT công nhận Ao Bà Om là di tích cấp Quốc gia thuộc loại hình danh lam thắng cảnh[4][5].

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ao Bà Om Ao Bà Om
  • Xung quanh ao có nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi Xung quanh ao có nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi
  • Người dân thường đến khu vực ao để vui chơi Người dân thường đến khu vực ao để vui chơi
  • Bên ao là một ngôi chùa cổ (Chùa Âng, tên Khmer: Angkorajaborey) Bên ao là một ngôi chùa cổ (Chùa Âng, tên Khmer: Angkorajaborey)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ths. Trầm Thanh Tuấn: Trường THPT Tập Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh (16 tháng 8 năm 2019). “"Sự tích ao Bà Om" truyền thuyết tiêu biểu của người Khmer ở Trà Vinh”. Trang thông tin điện tử Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2020. Truy cập 7 tháng 8 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Thanh Tâm (22 tháng 8 năm 2014). “Ao Bà Om – Một danh thắng của đất Trà Vinh”. Báo Biên phòng. Truy cập 7 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ “Ao Bà Om – "Đà Lạt" của Trà Vinh”. Hà Nội Mới. 19 tháng 12 năm 2020. Truy cập 7 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ Bảo tàng tổng hợp tỉnh Trà Vinh (1 tháng 7 năm 2008). “Di tích lịch sử cấp quốc gia”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh. Truy cập 14 tháng 3 năm 2023.
  5. ^ “5 Di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Trà Vinh”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2023.
  • Trà Vinh Mến Yêu
  • Ao Bà Om, hội Ái Hữu Trà Vinh
  • Thắng cảnh Trà Vinh[liên kết hỏng], báo Nhân dân
Bài viết tỉnh Trà Vinh, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Danh Lam Thắng Cảnh Ao Bà Om