Áo Da Thật Có Bị Nổ Không? - 3 Mẹo Vặt Sửa áo Da Như Mới

Meta: Áo da thật có bị nổ không? Mách nhỏ 3 mẹo vặt để cứu ví tiền của bạn khi sửa chữa áo da hỏng.

Chiếc áo da thật đã từng ngốn của bạn 1x triệu đồng, sau 3 tháng không mặc bỗng nổ lách tách trong ngăn tủ? Tại sao da thật lại nổ? Vậy da thật và da giả phân biệt thế nào, trong khi một món giá gấp 10 lần món còn lại dù cả hai đều nổ?

Có đơn giản hơn không nếu FTT Leather mách nhỏ với bạn, da thật không thể nổ, nhưng áo da thật có bị nổ? Cùng khám phá nghịch lý đằng sau cơ chế hoạt động của những tác nhân có thể khiến chiếc áo da xa xỉ của bạn nổ và 3 mẹo nhỏ để sửa áo da bị nổ lại như mới nhé!

Tất cả các loại da thật có giống nhau? Da thật có bị nổ không? Áo da thật có bị nổ không?

Phân biệt các loại da thật

Đồ da thật (da thuộc) là các sản phẩm làm từ da tự nhiên của động vật. Người ta thuộc da động vật, hay xử lý da tự nhiên, bằng thảo mộc hoặc hóa chất. Quá trình thuộc và phủ sơn là cần thiết để bề mặt da bền và trông bóng bẩy hơn.

Một miếng da cá sấu ở châu Âu sẽ được xử lý khác với một miếng da cá sấu ở châu Mỹ, vì vậy, đừng mặc định bạn mua một chiếc ví mini của Paul Smith ở Ý sẽ đỉnh hơn dòng ví đó ở Tây Ban Nha.

Sản xuất da tự nhiên được chia làm 4 dòng: full grain, top grain, genuine leather và bonded leather (da cán). Tuy đều là “da thật”, không phải tất cả các dòng này sẽ được dùng để phục vụ sản xuất thời trang cao cấp.

Theo thứ tự giảm dần về giá cả và chất lượng: full grain (da lớp 1) - dòng xa xỉ nhất, top grain (da lớp 2) - dòng cao cấp nhưng giá cả phải chăng hơn, genuine leather (da lớp 3) - da xịn mềm và dễ chế tác hơn hai loại da trên, và cuối cùng, bonded leather (da cán) - tổng hợp các mẩu da động vật khác nhau được ghép vào bằng keo.

Một mảnh vá da thật với cả miếng da thật, trên lý thuyết, đều là “da thật”, và chắc chắn cùng vượt trội hơn về mặt chất lượng so với da simili/da PU.

Trên thực tế, về mặt cấu tạo, mọi chuyện không được lý tưởng như vậy.

Da thật lớp 1 và da thật lớp 4 không thể nào là cùng một loại, không thể bền như nhau, không thể đều không bị nứt, bị bong tróc, không thể đều đốt không cháy,...

Cấu tạo từng lớp da thật - Các hiện tượng tổn hại lớp bề mặt da thật

Cấu tạo

Da full grain là lớp da trên cùng được giữ nguyên hạt (vân). Do vậy, bề mặt da full grain vẫn phân bổ những vân không đồng đều, những vết sẹo tự nhiên, hay những lỗ chân lông to nhỏ phong phú giúp sản sinh ra chất dầu tự nhiên với khả năng tự duy trì độ bóng khỏe theo thời gian.

Khác với da loại 1, da top grain được nhám loại bỏ phần hạt và nhuộm phủ màu nhằm tạo độ thẩm mỹ cao nhất. Những đường vân giả tinh vi được dập khéo léo và kỹ lưỡng trên lớp bề mặt nhám mềm dẻo, tạo nên một bữa tiệc thị giác và xúc cảm hài hòa.

Genuine leather là lớp da đã bị loại bỏ hàn toàn bề mặt, bị nhám mịn, rồi phủ PU, không còn sự bóng khỏe tự nhiên cũng chẳng mang một kết cấu bền chặt như da loại 1 và 2.

Da cán, ông vua thị trường, là tập hợp của các miếng da thật còn thừa được vá lại hoàn chỉnh nhờ keo, rồi trải qua xử lý bề mặt và phủ PU như thường để khống giá trị.

Da thật có bị nổ? Áo da thật có bị nổ? - Da thật để lâu có sao không?

Trong cùng một độ tuổi, da ngựa Anh chắc chắn không thể dày giống da ngựa Mỹ.

Trong cùng một đàn, da ngựa mẹ chắc chắn đâu thể dai như da ngựa con.

Thực chất, trên đời này, không thể có hai miếng da giống nhau y như đúc!

Nhưng chắc chắn một điều, da thật không bao giờ bị nổ như đồ giả da.

Có nhiều yếu tố tạo nên chất lượng của một tấm da như độ tuổi, độ dày hay mức độ thuộc da. Một chiếc áo da FTT Leather top grain chắc chắn sẽ nhỉnh hơn nhiều áo da hàng si, hàng thùng.

Da loại 1, không thể bàn cãi, đứng đầu về độ bền, độ bóng hay các chức năng như chống gió, cách nhiệt,... phong phú.

Các loại da còn lại, do đều được phủ PU tạo độ thẩm mỹ, sẽ dẫn đến hiện tượng lớp phủ bị nứt, bị bong tróc như da giả khi tuổi thọ bị thời gian ăn mòn. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc 70% người dùng dễ bị nhầm lẫn rằng áo da thật cũng bị nổ.

Da thật thì không nổ, nhưng áo da thật liệu có bị nổ?

Có ba nguyên nhân chính dẫn đến việc áo da thật xuất hiện “vết nổ”:

  • Lớp keo polyme (kết dính áo da cán và dùng để làm giả vân trên da thật nhám bề mặt), khi tiếp xúc với độ ẩm cao, nhiệt độ, hóa chất,... sẽ bị vô hiệu hóa và tạo ra những vết nổ kích cỡ không đồng đều.
  • Da thuộc làm áo nguyên bản vẫn là da tự nhiên, vẫn có thể hô hấp, nhưng cũng là tấm da chết, mà còn có thể bị nhám bề mặt rồi.

Khi bạn cho phép quá nhiều hơi ẩm lọt vào lỗ chân lông, da sẽ bị bít tắc, không kịp thoát hơi hết, khiến những nốt phồng nhỏ rộp lên, là tiền đề khiến da bị bong tróc sau này (giống với hậu quả sau “nổ”).

  • Giặt áo da bằng máy giặt: Những guồng quay bạo lực của máy giặt là tác nhân hàng đầu gây nên sự bong tróc những lớp keo, đồng thời việc để áo da sũng nước trong khoảng thời gian dài biểu thị môi trường ẩm thấp lý tưởng cho việc bít chặt hệ hô hấp của lớp da.

Mẹo sửa áo da bị nổ

Thay vì đi tìm những tiệm sửa áo da bị nổ tại Cầu Giấy hay Hà Đông ngay khi phát hiện ra các vết phồng rộp trên cổ hay miếng dẫn áo, điều đầu tiên bạn có thể làm là dùng những đặc chất để tự sửa tại nhà.

Sửa bằng xi/sáp/sơn móng tay cùng màu da

Đây là mẹo hay dùng để đảm bảo khôi phục tính thẩm mỹ của áo. Sau khi phủ một lớp bề mặt lên vết nổ/bong tróc/nứt xong, hãy đợi cho áo khô hoàn toàn rồi chà thêm sáp dưỡng vaseline để ngụy trang lớp sơn phủ.

Bằng cách này, không chỉ màu da được phục hồi mà độ bóng của da cũng được “độ” lại.

Sửa bằng dầu dưỡng ẩm dành cho em bé

Chỉ có da full grain còn giữ lại khả năng tiết dầu tự nhiên để tạo bóng trường kỳ. Những loại da thuộc còn lại, dù không bị nổ, nứt hay bong tróc, dù là da tự nhiên, nhưng do đã bị nhám bề mặt, đều cần đánh bóng nhân tạo.

Ngoài xi/sáp/vaseline đánh bóng, dầu dưỡng ẩm cho trẻ em cũng là một ứng cử viên sáng giá để phục hồi và bảo quản áo da bị nổ bởi cơ chế không thấm nước cũng như không bị bay hơi bởi ánh nắng mặt trời.

Sửa bằng dung dịch bảo dưỡng đồ da chuyên dụng

Sau khi phủ một lớp xi/sơn màu lên vết da nổ/nứt/bong tróc, bạn có thể tạo bóng và làm sạch cho chiếc áo da của mình bằng cách mua dung dịch bảo dưỡng đồ da tại các tiệm uy tín.

Ngoài khả năng củng cố cấu trúc áo da hay chống nhiệt, dung dịch cũng cung cấp đủ ẩm để áo da không bị nổ/phồng rộp - tương tự phương châm “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”.

Những lưu ý về cách bảo quản áo da không bị nổ

  • Khi bạn làm sạch áo da, tránh sử dụng hóa chất tẩy rửa mạnh có thể ăn mòn da, nhất là da lớp 3 phủ PU.
  • Tránh giặt áo da bằng máy giặt bởi vân polyme của da loại 2 và 3 có thể nổ hoặc nứt khi va vào những chuyển động mạnh và liên tục của guồng quay máy giặt. Thay vào đó, bạn nên mang đi giặt khô, là hơi.
  • Trước khi cất áo da, bạn nên đánh bóng bề mặt bằng dầu dưỡng em bé hay dầu dưỡng đồ da chuyên dụng để cấp ẩm đầy đủ.
  • Đừng ngâm áo da sũng nước trong thời gian dài (đi mưa xong không lau khô/để quên trong máy giặt), tránh cho lớp da bị bít hơi, không thể thoát ẩm kịp thời gây nên các vết “nổ” phồng rộp.
  • Tuyệt đối không dùng máy sấy nhiệt để hong khô áo da, nên để khô tự nhiên hoặc nếu áo quá ướt có thể mở điều hòa nhiệt độ, bởi nhiệt độ tối ưu để bảo quản da ở khoảng 13-21oC với 50% độ ẩm không khí.

Từ khóa » Khắc Phục áo Da Bị Nứt