ÁO DÀI KHĂN ĐỐNG NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Áo dài Cô Sáu

Cho thuê áo dài cưới, bưng quả, lễ tân, áo dài chụp ảnh, áo dài cho mẹ, vest nam, việt phục, áo bà ba, trang phục kỷ yếu số lượng lớn nhất TPHCM

Menu

  • Giới Thiệu
  • Shop
  • Bảng Giá Áo Dài
  • Bảng Giá Đồ Kỷ Yếu
  • Kỷ yếu TPHCM
  • Quy định thuê đồ
ÁO DÀI KHĂN ĐỐNG NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Chỉ cần nhìn bằng con mắt của một người có trình độ văn hóa bình thường, cũng đủ nhận thấy sự lỗi thời của cái mốt "khăn đóng áo dài" của đàn ông Việt Nam, nhất là ở thời đại ngày nay. Sự lỗi thời đó nằm ở trên cả hai mặt: mỹ thuật và ý nghĩa biểu trưng. Đứng về mặt mỹ thuật, tôi chưa từng thấy một bộ y phục dân tộc đàn ông nào, được coi gần như là "quốc phục", mà trông lại xấu đến thế! Nó gần với một bộ "đồng phục", hơn là một bộ y phục thông thường, bởi nó gồm bốn bộ phận gần như "bất di bất dịch", không thể thay đổi được, đó là: chiếc áo dài (màu và vật liệu có thể thay đổi tùy theo trường hợp, nhưng cũng chỉ giới hạn ở ba màu chính: đen (thâm), trắng, và xanh lam; còn vật liệu có thể là: vải, lụa, the, nhiễu, hay gấm); chiếc khăn xếp (thường thường là màu đen, có thể được thay thế bằng chiếc khăn quấn bằng nhiễu); chiếc quần ta, hay quần ống sớ, bằng vải, hay lụa trắng; cuối cùng, là đôi giầy Gia Định bằng da láng màu đen.Chiếc áo dài phụ nữ hồi đầu thế kỷ Tuy thực chất chỉ là một bộ "thường phục", nhưng nó lại hay được sử dụng trong những dịp lễ lạc, hay giao tiếp long trọng, bởi hầu hết các tầng lớp trong xã hội, từ các vị chức sắc cho đến người dân thường; từ ông thầy đồ làng cho đến các cậu học trò nhỏ tuổi. Thậm chí, các "liền anh" Quan Họ cũng đã bị cái mốt này chinh phục. Đứng bên cạnh chiếc áo tứ thân của các "liền chị", trông các "liền anh" quả là cứng nhắc, không tự nhiên chút nào.Điều đó có ý nghĩa gì ?Phải chăng, bộ đồng phục "khăn đóng áo dài" tượng trưng cho sự tôn trọng cái bề ngoài ngăn nắp của một xã hội phong kiến, cái tính cách nghiêm cẩn ngoài mặt của một cá nhân, có giá trị đối với tất cả mọi người? Bộ đồng phục ấy, không những vừa che kín được thân xác, mà đồng thời lại vừa che lấp đi được phần nào những khác biệt về mặt đẳng cấp giữa các cá nhân trong xã hội? Phải chăng, đó cũng là một cách mị dân? Có lẽ cũng vì thế mà trong một thời gian dài, ít nhất vài ba thế kỷ, nó đã được sử dụng một cách phổ biến từ nông thôn đến thành thị, từ trong giới các nhà nho, các chức sắc, đến những người dân bình thường. Vô hình trung, người ta đã coi nó như một bộ "quốc phục".Song, xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi, kể từ Cách mạng tháng Tám. Cái ý nghĩa ước lệ xưa kia của bộ đồng phục "khăn đóng áo dài" lẽ ra cũng phải mất đi, nhưng trên thực tế nó đã tồn tại dai dẳng cho đến ngày hôm nay. Ở một số nơi, trong nước cũng như ngoài nước, có những người vẫn coi đây là một bộ y phục "truyền thống", và cứ vào các dịp lễ lạc trong nhà, hay ngoài chỗ công cộng, ngay cả trên sân khấu, hoặc trên đài truyền hình, là lại lấy ra mặc và coi như thế là đúng khuôn phép đạo đức. Người ta không cần xét đến khía cạnh thiếu thẩm mỹ của nó. Bằng chứng là nhân dịp tổ chức Hội nghị APEC ở Hà Nội, người ta đã đem cái bộ đồng phục "khăn đóng áo dài" đó ra để cho các nguyên thủ các nước mặc. Không những thế, lại còn áp dụng cả những ước lệ có từ thế kỷ XVIII về ý nghĩa tượng trưng của mỗi màu áo: màu vàng là dành cho nhà vua...Đề Thám Để thấy được đâu là những khuyết điểm của cái mốt "khăn đóng áo dài", chúng tôi thấy cần phải phân tích cả bốn bộ phận của nó: cái áo dài, cái khăn xếp, cái quần ống sớ, và đôi giầy Gia Định. Tuy nhiên, hai bộ phận đầu mới là chính, hai bộ phận sau chỉ là phụ, vì nằm khuất hơn, ít được nhìn thấy hơn.Nguồn gốc của chiếc áo dàiNgười ta thường tự hỏi nguồn gốc của chiếc áo dài từ đâu mà ra. Ở đây, ta hãy tạm thời không phân biệt chiếc áo dài nữ với chiếc áo dài nam, ít ra về mặt hình dạng, chứ chưa xét đến chất liệu vội, bởi trên thực tế, ở khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chiếc áo dài của phụ nữ thành thị vẫn chưa được chiết eo, và hình dạng không khác gì chiếc áo dài đàn ông. Có khác chăng, là chỉ về mặt chất liệu. Áo dài đàn ông thường bằng vải, lụa, the, hay gấm, và thường được gọi là: áo dài ta, áo the, hay áo gấm. Màu sắc của chiếc áo dài đàn ông, trừ áo gấm, cũng chỉ giới hạn ở các màu: đen, trắng, xanh lam. Còn áo dài phụ nữ có thể may bằng nhiều thứ vật liệu, từ vải, lụa, nhiễu, nhung, đến len, gấm..., với nhiều màu sắc, và nhiều chất liệu trang trí.Nhìn những bức tranh Tố Nữ, hay tranh thờ đạo Mẫu, của dòng tranh Hàng Trống, ta thấy các cô Tố Nữ và Cô Ba, một thần linh của đạo Mẫu, đều mặc áo dài thuần túy Việt Nam. Xem như vậy, mẫu hình của chiếc áo dài cổ điển này phải có ít nhất từ khi có các tranh Tố Nữ và tranh thờ Cô Ba ở Hàng Trống, nghĩa là ít ra cũng phải từ thế kỷ XVIII, khi đạo Mẫu đã phát triển mạnh, ít ra ở vùng đất Thăng Long. Khăn quấn Mặt khác, ở một vài ngôi chùa cổ nổi tiếng, như chùa Dâu, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc (được xây dựng từ thế kỷ VI, sau được trùng tu bởi Mạc Đĩnh Chi ở thế kỷ XIV), trên điện thờ Bà Dâu, người ta nhận xét thấy trên hai pho tượng ngọc nữ đứng hầu ở hai bên, y phục mang những nét rất Việt Nam, chiếc áo dài bó lấy người, tuy không thấy rõ là có chiết eo hay không, nhưng có thắt lưng có dải bó người lại, và dáng dấp giống như chiếc áo tứ thân, hay áo tân thời của đời nay, xiêm áo hình cánh sen chùng tới gần gót chân. Chiếc khăn vấn tóc của hai ngọc nữ này cũng rất đáng chú ý. Đó có thể là hình tượng chiếc khăn vấn tóc truyền thống của người phụ nữ Việt Nam (với tiết diện tròn) còn được truyền mãi đến sau này. Nếu những pho tượng nói trên đã không bị hư hỏng, hoặc bị sửa lại từ thời ông Mạc Đĩnh Chi, thì rõ ràng niên đại của chúng phải ít nhất từ thế kỷ XIV, nếu không xưa hơn nữa. Cũng như bốn pho tượng ngọc nữ ở điện thờ chùa Keo (Thái Bình - đầu thế kỷ XVII) đều được tạc với áo dài cổ cao, thắt lưng có dải, và khăn vấn tóc.Nguồn gốc của chiếc áo dài phụ nữ, có thể còn xa xưa hơn nữa, song vì thiếu tài liệu cụ thể, nên ta chưa thể biết hơn được. Nguồn gốc của chiếc áo dài đàn ông lại còn phức tạp hơn, vì không những ít tài liệu, mà lại có tới hai, ba kiểu áo khác nhau: có chiếc áo dài cổ điển vùng đồng bằng mà ta quen biết, lại có kiểu áo dài "Đề Thám", có thể là một phong cách địa phương của người vùng Yên Thế chăng, lại còn có áo thụng, tay áo rộng và dài. Trong cuốn sách "Huế, la cité impériale du Viet Nam" đã dẫn ở trên, có bức chân dung của vua Gia Long mặc áo thâm cổ cao, trông như áo dài ta. Như vậy truyền thống mặc áo dài ta của đàn ông có ít nhất từ cuối thế kỷ XVIII. Nhưng còn chiếc áo dài the của các "liền anh" Quan Họ thì có từ bao giờ? Điều đó ta chỉ có thể biết được, khi biết được niên đại chính xác của truyền thống Quan Họ, và khi nào thì các liền anh Quan Họ bắt đầu sử dụng chiếc áo dài the mà chúng ta biết. Ngọc Nữ Cái đẹp và... cái xấu của chiếc áo dàiPhải trải qua nhiều đợt cải tiến, chiếc áo dài phụ nữ mới có được cái diện mạo bay bướm, gợi cảm, như ngày hôm nay. Ta khỏi cần phải nhắc lại những chi tiết của các cuộc cải tiến này, chỉ cần ghi nhớ tên của ba người đã có công trong việc cải cách đó: người đầu tiên là nhà thiết kế mẫu Cát Tường, vào khoảng những năm 1932-1934 đã đưa ra những mẫu áo dài "tân thời" đầu tiên (áo Le Mur), mang nhiều ảnh hưởng của thời trang Pháp. Sau đó, ở Hội chợ Nữ công Đà Nẵng, năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã đưa ra một mẫu áo có cải tiến thêm một bước nữa: vai không bồng, cổ kín, cài khuy bên phải, thân áo ôm sát người; áo may bằng vải màu, mặc với quần trắng, tóc búi lỏng, vấn trần, hay vấn khăn nhung. Cuối cùng, cũng vào những năm cuối thập niên 30 này, bà Trịnh Thị Thục Oanh, hiệu trưởng trường Hàng Cót, đưa ra một sáng kiến, mà tôi cho là vô cùng quan trọng: đó là việc chiết eo, để tôn cái đẹp của thân hình người phụ nữ lên. Sau này, chiếc áo dài phụ nữ ngày càng được cải tiến thêm, để tăng thêm tính chất bay bướm, năng động, tươi vui, của nó. Tuy nhiên, chiếc áo dài chỉ thật sự đẹp, khi người phụ nữ mặc nó có một thân hình đẹp: eo nhỏ, người thanh, chân cao, dáng đi uyển chuyển, động tác nhanh nhẹn... Và đây cũng là một điểm son của chiếc áo dài: nó rất kín, mà cũng rất hở, nhưng nó không khoan dung bất cứ một sự giả trá nào. Thầy giáo khăn đóng áo dài Áo dài đàn ông không chiết eo, và có thể từ trước đến giờ vẫn như thế, từ chiếc áo vải thâm của các ông thầy đồ, hay của các cậu học trò nhỏ ngày xưa, cho đến chiếc áo của "liền anh" Quan Họ, hoặc chiếc áo gấm của nhà quyền quý. Chiếc áo dài đàn ông không bó sát người, nên không cho phép người ta thấy được hình dạng cơ thể của người mặc nó. Quả là nó rất kín! Nhưng ngược lại, nhất là khi đội cái khăn xếp vào, thi nó tạo ra một thứ "đồng phục", không những che lấp cả cái cơ thể của con người, mà còn che lấp cả cái phong cách, điệu bộ, dáng dấp, của người đó, khiến cho người ta không còn phân biệt được ai vào với ai nữa! Tôi chỉ xin nêu một hình ảnh để so sánh. Bạn hãy tưởng tượng, trong một phòng hội, hay một phòng "salon" lớn, mọi người đều mặc "complet smoking" hết. Không ai thấy chướng cả, mặc dầu nó cũng là "đồng phục", vì sao vậy? Vì bộ "smoking", về mặt thẩm mỹ, có cái kiểu dáng riêng của nó: gọn gàng, thanh lịch, kín đáo, không che dấu cơ thể con người, và ít ra hơn một thế kỷ nay đã được sự đồng thuận của nhiều người, thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau: nó có một chức năng rõ ràng, và có một giá trị thẩm mỹ đã được thử thách và được nhiều người nhìn nhận, từ hơn một thế kỷ nay.Về mặt thẩm mỹ, không như chiếc áo dài phụ nữ, chiếc áo dài đàn ông không dựa vào đâu để có thể đẹp được, chắc chắn là không dựa được vào cái thân hình của người đàn ông rồi. Không lẽ bó eo lại, thì lại thành ra ẻo lả. Chiếc áo dài đàn ông chỉ tiện là vào mùa rét, nhất là ở miền Bắc và miền Trung nước ta, mặc áo dài ta ấm hơn và có thể thủ tay dưới vạt áo được! Nó không thể nào "bay bướm" được, ngược lại nó chỉ có thể khiến cho người đàn ông đi đứng càng thêm chậm chạp, nhất là với đôi giầy Gia Định lê lẹp kẹp!Tuy nhiên, cũng có một ngoại lệ: chiếc áo dài "Đề Thám". Tôi tạm gọi như thế, vì ông Đề Thám lúc sinh thời chỉ mặc có chiếc áo dài này thôi, và khi ông chít khăn thì cũng không bao giờ dùng khăn xếp, mà dùng khăn quấn, cho nên rất hợp với chiếc áo dài vốn sẵn có đầy nếp của ông. Về mặt thẩm mỹ, chiếc áo dài "Đề Thám" có dáng dấp và phong cách rất độc đáo. Nó giống như thể một chiếc khăn lớn có những nếp nhăn xếp theo một chiều, tạo nên những đường nét mạnh mẽ. Rõ ràng "chủ nhân" của nó là một người có gu, từ đầu đến chân! Nhịp điệu của những nếp áo, tự chúng đã có một giá trị thẩm mỹ rồi. Nhờ đó mà chiếc áo có một vẻ đẹp sinh động, phù hợp với một con người thường hay phải di chuyển như ông Hoàng Hoa Thám. Đối với con mắt người ngày nay, chúng ta có thể cảm nhận được dễ dàng cái đẹp đó. Đó là cái đẹp của nhịp điệu và của chất liệu. Ông Đề Thám dùng loại áo vạt ngắn này để tiện cho việc đi lại, di chuyển, nhưng người ta có thể hình dung một kiểu áo cũng như thế, nhưng với vạt dài hơn, chắc cũng không xấu."Khăn đóng áo dài" của nam giới xấu vì cái gì?Chiếc áo dài đàn ông không có gì là hấp dẫn cả. Điều đó, chúng ta đã thấy. Nó cũng không che đậy được cái hình dạng thật của cơ thể con người. Song, dù không có cá tính đến đâu, thì cũng không phải vì thế mà toàn bộ cái mốt "khăn đóng áo dài" trông không những khô khan, mà còn ngây ngô, nếu không muốn nói là lố bịch nữa. Vậy cái xấu nằm ở chỗ nào, và cái lố bịch nằm ở chỗ nào?Theo tôi, đầu mối là ở chiếc khăn xếp (khăn đóng)!Không phải tự nhiên, mà các cụ ta đã có cái thành ngữ rất chính xác, rất độc địa, và cũng rất là hài hước: "khăn đóng áo dài ". Chỉ riêng chữ "đóng", cũng đủ gợi lên cái hình ảnh, nói lên cái ý nghĩa trịnh trọng, bó buộc, không thoải mái, của toàn bộ cách ăn mặc này (đóng khuôn, đóng khung, đóng bộ...). Chiếc khăn xếp, không như chiếc khăn quấn, mà mỗi người quấn theo một cách, người quấn to, người quấn nhỏ, người dùng vải, lụa, người dùng nhiễu. Do đó, có thể nói rằng, khăn quấn không cái nào giống cái nào, từ những cái nếp khăn, cho đến hình dạng chung. Chiếc khăn xếp, ngược lại, được sản xuất hàng loạt, ngày xưa nó là hàng thủ công mỹ nghệ, có cùng một hình dạng, khuôn mẫu, không thể thay đổi được. Tôi đã từng được xem người ta làm khăn xếp ở phố Hàng Nón ngày xưa. Khăn xếp đội lên đầu, là che lấp hết cả tóc ở đằng trước cho đến trán. Trông từ phía trước, hai bên cạnh của chiếc khăn hình trụ này là hai đường thẳng song song với nhau, càng làm tăng thêm vẻ khô khan cho toàn bộ khuôn mặt và chiếc áo dài (hay chiếc áo nửa dài, nửa thụng, ở Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006, chẳng hạn). Về mặt thẩm mỹ, chiếc khăn xếp (khăn đóng) không đem lại được một đường nét nào làm "tôn" khuôn mặt lên được, ngược lại, nó tạo ra một hình tượng khô khan, cứng nhắc, trịnh trọng một cách giả tạo, và không mấy thanh lịch. Cũng như thể chiếc "vương miện" với cái vành to quá khổ của các bà, các cô theo mốt bà Nhu một thời, được đưa vào bộ y phục cưới của phụ nữ!Quả là, chỉ "sai một ly đi một dặm". Từ chiếc khăn vấn của các nàng ngọc nữ ở chùa Dâu, đến cái mốt vương miện của bà Nhu, cũng như từ chiếc khăn quấn mềm mại, thoải mái, giàu cá tính, đến chiếc khăn xếp cứng đơ, đơn điệu, khoảng cách thẩm mỹ quả là rất lớn.Văn Ngọc (Paris) Share It: Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn

ÁO DÀI CÔ SÁU

ĐC: 6 Lê Văn Chí, P.Linh Trung, Thủ Đức, TP.HCM Tel: 098.323.1116

Facebook

Cho thuê áo dài Cô Sáu

Bài đăng nổi bật

Chỗ thuê áo khỏa bưng quả đẹp nhất tại TpHCM

Ngoài cô dâu ra thì dàn phụ dâu cũng góp phần quan trọng trọng đám cưới hỏi, chọn trang phục cho phụ dâu phù hợp giúp đội hình đám cưới nổi ...

BÀI VIẾT LIÊN KẾT

Đang tải...

Danh mục

áo bà ba (2) áo dài (4) áo dài bê quả (2) áo dài cách tân (3) áo dài cặp (1) áo dài cho mẹ (2) áo dài cô ba sài gòn (1) áo dài cưới (6) áo dài học sinh (2) áo dài nam (7) áo dài nữ (4) áo dài tết (5) áo dài trẻ em (1) áo dài trung niên (2) áo dài truyền thống (2) áo gile (1) áo khỏa (3) áo ngũ thân (14) áo nhật bình (5) cổ phục (30) cổ trang (5) địa điểm (1) đồ kỷ yếu (3) đồng phục (1) hanbok (1) lịch sử áo dài (19) phong tục việt cổ (8) phụ kiện áo dài (4) sườn xám (1) tạo dáng (3) trang phục thời trần (2) trung thu (1) vest (11) video (1)

Liên Hệ

Chuyên bán và cho thuê các loại áo dài,vest, áo dài bưng quả, cưới hỏi, việt phục, kỷ yếu, lễ tân...

Địa chỉ chính : 6 Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: 098.323.1116

Chi nhánh :49/6 Lê Văn Duyệt, phường 3, Bình Thạnh, TP. HCM - 097.45.46.790

Bài viết phổ biến

  • ÁO NHẬT BÌNH LÀ GÌ Nhật bình thuộc dạng thức áo đối khâm khoác bên ngoài áo dài tay chẽn hoặc áo tấc, được cài khuy chính giữa. Ngoài ra, nút áo tròn bằng ngọ...
  • Trang phục dân thường thời Trần 1) Y phục Tới thời Trần trang phục dân gian của nước ta vẫn tiếp nối các loại trang phục dân gian của thời Lý và còn phát triển hơn nữa Tron...
  • Vietnamese Traditional Costumes: History, Culture and Where to Find Them When talking about Vietnamese traditional costumes, many of you will just be familiar with the ao dai. However, in addition to the ...
  • Áo Dài Lê Phổ là gì? Áo dài Lê Phổ xuất hiện từ những năm 1950. Đây cũng là một sự kết hợp mới từ áo tứ thân, biến thể của áo dài Lemur của họa sĩ Lê Phổ nên đượ...

Facebook

Cho thuê áo dài Cô Sáu
Được tạo bởi Blogger. Top Theme Designed and Coded by Designlife Themes Return To Top Of Page

Từ khóa » Khăn đóng áo Dài đẹp