Áo Dài Nam Truyền Thống Và Chuyện Tìm Quốc ... - Báo Hà Nam điện Tử
Có thể bạn quan tâm
Tin nóng:
-
Quốc phòng: Tiếp nối truyền thống 80 năm vẻ vang của Quân đội và LLVT, Đảng bộ, quân và dân Hà Nam quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương
-
Hồ sơ tư liệu: Trung thành với Tổ quốc, tận tụy với nhân dân
-
Thương mại - Dịch vụ: Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết
-
Chính trị: Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 18 luật vừa được Quốc hội thông qua
-
Quốc tế: Điện Kremlin cảnh báo các nước G7 hậu quả khi trừng phạt dầu mỏ của Nga
-
Xây dựng Đảng - Chính quyền: Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy thăm, chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Cát Lại
-
Xây dựng Đảng - Chính quyền: Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới
-
Xây dựng Đảng - Chính quyền: Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trương Quốc Huy chúc mừng Lễ Giáng sinh Giáo xứ Cẩm Sơn
“Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã nhầm lẫn về giá trị của chiếc áo dài nam", họa sĩ Nguyễn Đức Bình chia sẻ.
Áo dài nam lận đận
Nhắc đến áo dài Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh duyên dáng, nhẹ nhàng của người phụ nữ Việt Nam thướt tha trong tà áo dài truyền thống, mà ít ai nhớ rằng bộ “áo dài, khăn đóng” cũng từng là trang phục truyền thống, đặc trưng của đàn ông Việt.
Ra đời trước áo dài nữ và tồn tại cùng với bối cảnh của người Việt, từng là trang phục truyền thống của người đàn ông Việt, tuy nhiên cùng với thời gian, chiếc áo dài nam đã dần bị lãng quên. Chính vì thế nó không có điều kiện để kế thừa, phát triển và lan tỏa.
Áo dài Năm thân thế kỷ XVIII.
Theo Lê Quý Đôn trong cuốn “Phủ biên tạp lục”, Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát là người có công khai sáng và định hình cho chiếc áo dài Việt Nam ở xứ Đàng Trong (để phân biệt với trang phục của những khách trú người Trung Hoa).
Chiếc áo dài dành cho nam cũng có hai vạt dài quá gối, cài nút bên phải, thường được may bằng các loại vải gấm (dành cho giới thượng lưu), còn giới trung lưu thường may bằng chất liệu sa, the mỏng…
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo, một người con sinh ra và lớn lên giữa phố cổ Hàng Đào kể lại: “Thế hệ cha ông tôi vẫn mặc bộ lễ phục là áo dài và quấn khăn. Nhưng khi người Pháp sang mang theo luồng văn hoá phương Tây, làm thay đổi mọi mặt đời sống của người Việt. Áo dài nam cũng không nằm ngoài số phận đó.
Sau khi miền Bắc giải phóng, những chiếc áo dài thường ngày trước đây các cụ vẫn mặc đã mất dần. Hình ảnh những người đàn ông mặc áo dài chỉ còn rơi rớt lại trong ký ức tôi khi còn rất nhỏ.
Cái thời mà ông mặc khăn xếp, bà mặc áo tứ thân thì có con đã mặc comple, đội mũ phớt, cháu thì mặc váy đầm... Áo dài nam mất dần, mất dần... Đến sau năm 1954, hãn hữu lắm mới thấy trên đường phố còn người mặc áo the, khăn xếp.
Một đôi vợ chồng quý tộc thời Nguyễn trong trang phục áo dài.
Chiến tranh đến, nên trang phục của chúng ta phải đơn giản hoá trang phục. Áo dài nam gần như bị triệt tiêu, chỉ còn sót lại rất ít trong những cuộc biểu diễn...”
Áo dài nam truyền thống mang nét trang trọng, nghiêm cẩn và nam tính của người đàn ông Việt.
Hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Đức khẳng định: “Áo dài nam và nữ của người Việt đều là sự tinh giản tối đa. Phong cách ấy phản ánh tính cách phóng khoáng, tự tại với thiên nhiên cũng như sự khiêm cung của con người Việt Nam.”
Họa sĩ Nguyễn Đức Bình cho rằng: “Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã nhầm lẫn về giá trị của chiếc áo dài nam. Chẳng hạn như xu hướng may áo dài mà người ta vẫn gọi là “áo dài cách tân” là hoàn toàn sai.
Theo ông Bình, cách tân tức là làm mới những truyền thống đã có nhưng chiếc áo dài đấy không cách tân mà là sự sáng tạo hoàn toàn mới. Chẳng hạn như đưa hình ảnh chiếc áo vest, áo sơ mi vào chiếc áo dài. Đôi khi chiếc áo dài lại mang nét “hao hao” với áo dài nam của Ấn Độ.
Áo dài nam truyền thống của Ấn Độ (bên trái), "áo dài nam cách tân" được nhiều nam giới Việt mặc hiện nay
Họa sĩ Nguyễn Đức Bình từng nghe mọi người nói rằng mặc áo dài cách tân để cho nhanh, gọn, tiện lợi, có thể mặc sơ-mi bên trong cũng được.
Nhưng ông cho rằng như vậy không đúng: “Bộ trang phục truyền thống của bất kỳ quốc gia nào cũng có sự cầu kỳ, phức tạp. Bởi chính sự cầu kỳ mới chứa đựng những tinh hoa của dân tộc đó. Chiếc áo dài cũng là sự hội tụ những tinh hoa của người đàn ông Việt.”
Thực chất, chiếc áo dài nam của người đàn ông Việt đã vô cùng tối giản. Nó mang tính giáo dục rất cao, khi ta mặc bộ trang phục lên người, nó buộc chúng ta phải có phong thái nghiêm trang, đĩnh đạc, ngay lập tức ta biến thành một con người hoàn toàn khác.
Bộ trang phục của người đàn ông Việt cũng luôn có một chiếc khăn quấn chứ không phải một chiếc khăn đóng sẵn. Bởi chính thao tác quấn khăn thể hiện sự chỉn chu của đàn ông Việt.
Ông Konstatin Vnukov - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam và Đại sứ Phạm Sanh Châu trình diễn áo dài tại sự kiện. |
Đại sứ Phạm Sanh Châu - Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO cho rằng: “Chính vì bản chất khiêm nhường của người đàn ông Việt mà phần vai của áo dài được may xuôi xuống.
Điều này buộc người đàn ông phải có tư thế khỏe khoắn như ngực phải ưỡn, lưng phải thẳng. Mặc bộ áo dài trên người, mình không thể làm được điều gì khiếm nhã được.”
Đi tìm quốc phục dành cho đàn ông Việt Nam
Hàng thập kỷ qua, đã có hàng chục cuộc hội thảo quốc gia bàn về lễ phục, quốc phục. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từng phát động cuộc thi thiết kế lễ phục nhà nước.
Các nhà thiết kế đã đề xuất vô vàn thiết kế… nhưng việc lựa chọn dường như vẫn dậm chân tại chỗ. Việc “mắc kẹt” giữa truyền thống và hiện đại, giữa những tranh cãi về ranh giới của cách tân và truyền thống khiến câu chuyện quốc phục suốt nhiều năm qua vẫn chưa có hồi kết.
Trong khi quốc phục cho phụ nữ Việt Nam từ lâu đã được ngầm thống nhất là tà áo dài, trang phục dành cho nam lại chưa thể xác định.
“Các nước khác, nam giới cũng có bộ trang phục truyền thống, tôi nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta ngồi lại, thảo luận với nhau để tìm trang phục truyền thống cho đàn ông Việt Nam.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam và thành viên nhóm Đình Làng Việt mặc áo dài.
Theo tôi, áo dài nam là một sự lựa chọn hợp lý. Khi mặc nó trên người, tôi thấy mình khác với các bạn đến từ các nước khác, tôi thấy vô cùng tự hào", Đại sứ Phạm Sanh Châu cho biết.
Hoạ sĩ Mạnh Đức chia sẻ, nếu công nhận quốc phục thì cần đi đến bộ trang phục chuẩn mực, đại diện cho tinh hoa của nền văn hoá dân tộc chứ không nên dùng những trang phục thể hiện sự "sáng tạo" hôm nay.
“Chúng ta không cần phải đi tìm một bộ quốc phục nào cho đàn ông Việt Nam cả, bởi chúng ta đã có một bộ trang phục hội tủ đủ nét tinh hoa của người đàn ông Việt, đó là chiếc áo dài nam truyền thống!”, họa sĩ Bùi Mạnh Đức đề xuất.
Còn họa sĩ Nguyễn Đức Bình cho rằng: “Áo dài nam đã được cha ông mặc và đã là biểu tượng văn hoá của Việt Nam rồi. Chỉ có điều nhà nước có công nhận bộ trang phục này là quốc phục hay không thôi”./.
Theo VOV.VN
Vũ Nam
Bình luận bài viết
Gửi bình luậnBình luận
Tin bài khác Độc đáo Từ đường Lương Quận Công Trần Như Lân Hồi hương cổ vật bằng ngân sách Thực hiện số hóa công tác bảo tàng-
Thanh Liêm chú trọng gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
-
Bảo tàng tỉnh chú trọng công tác bảo tồn di sản văn hóa
-
Ra mắt Công trình Thanh niên số hoá Di tích quốc gia đền thờ Nữ tướng Lê Chân
-
Nghệ nhân và việc lưu giữ vốn văn hóa dân gian truyền thống
-
Khánh đá chùa Điều - Bảo vật quý của Hà Nam
-
Bảo tồn, phát huy bảo vật tiêu biểu
-
Di sản tư liệu vô giá về lịch sử, văn hóa dân tộc
-
Giữ gìn, phát huy giá trị cây di sản, cây cổ thụ
Truyền hình Internet
Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 12
- Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 2 - 6/12
- Ghi nhận từ cuộc thi KHKT 2024
- Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 25 đến 29 tháng 11
- Nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường
Tin mới
-
Tỉnh ủy triển khai nhiệm vụ công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2025
-
Xuất nhập khẩu hàng hóa khẳng định động lực tăng trưởng kinh tế
-
Hòa thượng Thích Thanh Quyết chúc mừng Giáo xứ Phủ Lý nhân dịp Lễ Giáng sinh
-
“Bệnh lãnh đạo”
-
Ngành Nội vụ tiếp tục nỗ lực lớn, quyết tâm cao, tạo chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả trên các lĩnh vực công tác
-
Tập huấn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp
-
Tỉnh ủy tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2024
-
Quan tâm chăm lo xây dựng Quân đội ngày càng vững mạnh
Đọc nhiều
-
Giáo dục truyền thống Bộ đội Cụ Hồ cho học sinh
-
Lao động tự do tìm việc trước Tết
-
UBND tỉnh nghe báo cáo phương án sắp xếp các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập khối chính quyền
-
Đa dạng dịch vụ luyện tập thể dục thể thao
-
Nâng cao chất lượng, hiệu quả xét xử các vụ án
-
Hé lộ tác nhân gây ra dịch bệnh X nguy hiểm đang được nhiều nước châu Á cảnh báo
- Đặt làm trang chủ
- Thông tin tòa soạn
- Liên hệ quảng cáo
- Đường dây nóng 0982 711 566
- Sơ đồ website
- Về đầu trang
Từ khóa » Hình ảnh áo Dài đàn ông
-
Áo Dài Cách Tân Nam - Trang Phục Truyền Thống Trong Thời Hiện đại
-
Nét đẹp Truyền Thống Của áo Dài Nam Giới
-
Áo Dài Truyền Thống Của đàn ông Việt Bị Bỏ Quên Từ Bao Giờ? - Zing
-
Áo Dài Nam - Một Nét đẹp Từng Bị Quên Lãng
-
Áo Dài Nam Cách Tân Hay Truyền Thống? - Ben & Tod
-
Lịch Sử áo Dài Nam Việt Nam: Một Thời Từng Bị Quên Lãng!
-
Áo Dài Nam, Vẻ đẹp Truyền Thống Cần được Phục Hồi, Tôn Vinh
-
Nối Lại Truyền Thống áo Dài Nam
-
Áo Dài: Biểu Tượng Văn Hóa Gắn Với Hình Tượng Phụ Nữ Việt Nam
-
600+ Áo Dài Việt Nam & ảnh Áo Dài Miễn Phí - Pixabay
-
Áo Dài Đồng Tiền Xanh
-
Thăm Ngôi Làng Toàn đàn ông May áo Dài - Tiền Phong
-
Áo Dài – Wikipedia Tiếng Việt