Áp Dụng Hình Thức Xử Phạt Trục Xuất Theo Quy định Hiện Nay

Trục xuất là một trong những biện pháp áp dụng với người nước ngoài buộc họ phải rời khởi lãnh thổ Việt Nam. Khi có căn cứ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định hiện nay, người có thẩm quyền tiến hành các thủ tục sau:

Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất

Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 5 Nghị định 112/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính bao gồm:

– Giám đốc Công an cấp tỉnh;

– Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Xem thêm: Các hình thức xử lý vi phạm hành chính và nguyên tắc áp dụng

Đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện nay?

Trình tự áp dụng hình thức xử phạt trục xuất

Căn cứ theo quy định tại Điều 6; Điều 10 Nghị định 112/2013/NĐ-CP, việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được quy định như sau:

Bước 1: Thông báo về hành vi vi phạm của người nước ngoài

 Cơ quan phát hiện vi phạm xét thấy người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, phải gửi ngay tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) liên quan đến vụ vi phạm đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

Đối với trường hợp vi phạm do cơ quan ở Trung ương, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phát hiện thì hồ sơ vi phạm được gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp trục xuất

Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vi phạm, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

Hồ sơ gồm có:

Tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị trục xuất;

Tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật hành chính;

Các hình thức xử lý đã áp dụng (đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm);

Văn bản đề nghị trục xuất.

Bước 3: Quyết định xử phạt trục xuất

Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo đề nghị trục xuất của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, chuyển đến Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính.

Nếu không đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì phải thông báo ngay cho cơ quan phát hiện vi phạm biết.

Bước 4: Thi hành hình phạt trục xuất

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành quyết định trục xuất.

Hồ sơ bao gồm:

Quyết định xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính;

Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu của người bị trục xuất;

Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có);

Các tài liệu khác có liên quan.

Xem thêm: Tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính

Xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định hiện nay” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Từ khóa » Hình Phạt Trục Xuất Là Gì