Áp Dung Khẩu Phần ăn Hỗn Hợp (TMR) Cho Chăn Nuôi Bò Sữa

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tất cả mô hình ứng dụng Bảo quản - Chế biến Chăn nuôi Nhân giống - Phòng bệnh Trồng trọt Chọn lĩnh vực Tất cả mô hình ứng dụng Bảo quản - Chế biến Chăn nuôi Nhân giống - Phòng bệnh Trồng trọt
  • Trang chủ
  • Mô hình ứng dụng KHCN trong nông nghiệp
  • Áp dung khẩu phần ăn hỗn hợp (TMR) cho chăn nuôi bò sữa
Mô hình Áp dung khẩu phần ăn hỗn hợp (TMR) cho chăn nuôi bò sữa
Giới thiệu

Thông thường, khoảng 65% nguồn dưỡng chất cung cấp cho bò sữa từ sự chuyển hóa các chất do quá trình lên men thức ăn và sinh khối từ xác của hệ vi sinh vật trong dạ cỏ, phần thức ăn còn lại sẽ được tiêu hóa bởi chính men tiêu hóa của bò ở dạ múi khế và trong ruột non. Với sự đa dạng về chủng loài vi sinh vật, phát triển nhanh chóng về sinh khối sẽ cung ứng nguồn dưỡng chất có phẩm chất cao cho bò để sản xuất sữa có giá trị về dinh dưỡng cao cấp dễ tiêu cho con người. Mỗi loài vi sinh vật sẽ phân giải và sử dụng một số chất chuyên biệt trong nguồn thức ăn của bò, trong một môi trường, độ pH ổn định sẽ tạo ra nguồn sinh khối vi sinh vật tối ưu cho bò. Tuy nhiên, trong một số trường hợp môi trường dạ cỏ có thể thay đổi làm ảnh hưởng rất lớn đến sự lên men thức ăn trong dạ cỏ. Các nguyên nhân chủ yếu là:

- Tỷ lệ thức ăn tinh thô không phù hợp.

 - Đặc điểm của nguồn thức ăn thô.

 - Phương pháp cho ăn không thích hợp.

- Đặc điểm của những thức ăn bổ sung nhất là thức ăn cung đạm.

 - Sự thiếu hay thừa một số khoáng chất cũng làm pH dạ cỏ tăng hoặc giảm.

Như vậy, tạo môi trường dạ cỏ thích hợp cho hệ vi sinh vật dạ cỏ tồn tại, hoạt động và phát triển là điểm mấu chốt để nâng cao hiệu quả tiêu hóa thức ăn.

Tài liệu đính kèm TMR_bo_sua.docx
Video đính kèm
mohinhungdungtrongnongnghiep  Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí MinhThiết kế và phát triển bởi HCMGIS Tổng số truy cập: 11537378

Từ khóa » Thức ăn Tmr Cho Bò Sữa