Áp Dụng Luật Nước Ngoài Của Tòa án Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Để điều chỉnh và giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, một trong các cách phổ biến là quốc gia xây dựng các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật của mình và trong các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Việc áp dụng các quy phạm xung đột cũng đồng nghĩa với việc quốc gia đó thừa nhận và cho phép áp dụng luật nước ngoài và tất nhiên đây là một đòi hỏi thực tế khách quan đáp ứng việc củng cố, tăng cường và mở rộng quan hệ đa phương, đa diện của quốc gia với nước ngoài. Thực tiễn tư pháp quốc tế đã chứng tỏ rằng, ở những mức độ và với những điều kiện khác nhau, tất cả các nước đều thừa nhận và cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài, việc áp dụng pháp luật nước ngoài là không tránh khỏi, là đặc thù của tư pháp quốc tế. Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu sâu về Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài của tòa án Việt Nam và tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đó.
NỘI DUNG:
Một số vấn đề chung về “áp dụng pháp luật nước ngoài” trong tư pháp quốc tế
Trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài
Để điều chỉnh và giải quyết các quan hệ dan sự quốc tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật nước ngoài khi xảy ra một trong hai trường hợp sau:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng luật nước ngoài khi quy phạm xung đột (QPXĐ) dẫn chiếu tới. QPXĐ có thể là QPXĐ trong pháp luật Việt nam và quy phạm xung đột cũng có thể là trong các điều ước quốc tế mà Việt nam tham gia.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng luật nước ngoài khi các bên thỏa thuận trong hợp đồng dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài.
Trong trường hợp không có sự dẫn chiếu của QPXĐ cũng như không có việc chọn luật của các bên đương sự, nhưng việc áp dụng pháp luật nước ngoài là cần thiết, thì có thể áp dụng nguyên tắc “Luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tương tự.”
Thể thức áp dụng pháp luật nước ngoài
Áp dụng luật nước ngoài là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ dân sự quốc tế, đảm bảo sự ổn định, củng cố và phát triển hợp tác về mọi mặt trong giao lưu dân sự giữa các quốc gia vì sự thịnh vượng chung của cả thế giới, song việc áp dụng pháp luật nước ngoài một số tiêu chí cơ bản sau:
Thứ nhất, các cơ quan tư pháp có thẩm quyền cần áp dụng luật nước ngoài một cách thiện chí và đầy đủ. Điều này được hiểu là áp dụng một hệ thống luật nước ngoài được viện dẫn, hệ thống nước ngoài được cơ cấu như thế nào, bằng những loại nguồn pháp luật nào đều phải được áp dụng mà không được loại bỏ một cách tùy tiện.
Thứ hai, pháp luật nước ngoài phải được giải thích và thực thi về nội dung như ở chính nước nơi nó được ban hành. Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới pháp luật nước ngoài có nghĩa là dẫn chiếu tới toàn hộ hệ thống pháp luật của nước đó. Như vậy, khi áp dụng luật nước ngoài là áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật nước ngoài nên nó phải được giải thích, xác định nội dung và áp dụng để giải quyết vụ việc đúng như ở nước ban hành nó.
Thứ ba, cơ quan tư pháp có thẩm quyền và cơ quan xét xử có nhiệm vụ tìm hiểu và xác định nội dung qua nghiên cứu văn bản pháp luật, qua thực tiễn hành pháp, tư pháp, tập quán, tài liệu...của nước hữu quan. Ngoài ra có thể thông qua con đường ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự ở nước ngoài của nhà nước mình, cung như thông qua các tổ chức tư vẫn, công ty luật hoặc cơ quan nghiên cứu pháp lý để tìm hiểu luật nước ngoài một cách tốt nhất phục vụ cho việc xét xử. Các bên đương sự trong vụ việc cũng có quyền và trách nhiệm minh chứng, viện dẫn giải thích, vận dung trước cơ quan xét xử để xác định nội dung đích thực của luật nước ngoài để bảo vệ lợi ích của mình
Điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài
Áp dụng luật nước ngoài là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ dân sự quốc tế, đảm bảo sự ổn định ,củng cố và phát triển hợp tác về mọi mặt trong giao lưu dân sự giữa các quốc gia vì sự thịnh vượng chung của cá thế giới. Song việc áp dụng luật nước ngoài phải đáp ứng điều kiện là luật nước ngoài được áp dụng không trái với nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội và pháp luật trong nước của nước áp dụng luật nước ngoài.
Áp dụng pháp luật nước ngoài điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở tòa án Việt Nam.
Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang là vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới hiện nay. Chính đặc điểm này tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau càng cao giữa các quốc gia và khu vực. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng việc áp dụng pháp luật nước ngoài là một nhu cầu khách quan không thể tránh khỏi ở tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự và thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển.
Mặc dù việc áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài là một trong những hoạt động diễn ra từ rất lâu và rất phổ biến trên thế giới, và mặc dù pháp luật Việt Nam đã có rất nhiều quy định cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết những vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp nhất định với những nguyên tắc nhất định nhưng đây vẫn là một hoạt động hoàn toàn mới mẻ đối với các tòa án.
Việc áp dụng pháp luật nước ngoài ở các Toà án nước ta hiện nay đang là vấn đề có nhiều tranh cãi. Vấn đề đặt ra là việc Toà án nhân dân Việt Nam không áp dụng pháp luật nước ngoài khi có yêu cầu phải áp dụng thì có phải là Toà án đó đã vi phạm pháp luật không? Có ý kiến cho rằng, đối với những trường hợp mà quy phạm xung đột pháp luật cho phép các bên chọn pháp luật nước này hay nước kia để điều chỉnh quan hệ của họ và họ đã chọn pháp luật nước ngoài nhưng khi toà án áp dụng pháp luật Việt Nam, họ không có phản ứng gì thì toà án không vi phạm pháp luật. Ở đây, chúng ta coi như các đương sự từ bỏ pháp luật nước ngoài và ngầm chọn pháp luật Việt Nam.
Việc toà án không áp dụng pháp luật nước ngoài khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới là toà án đã vi phạm pháp luật. Như đã phân tích ở trên, việc một quốc gia có cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của quốc gia đó, xuất phát từ yêu cầu của mỗi quốc gia trong quá trình bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như pháp nhân của nước mình, của chính bản thân mình trong giao lưu dân sự quốc tế. Nhưng khi việc áp dụng pháp luật nước ngoài đã được ghi nhận trong pháp luật quốc gia thì quốc gia đó cần phải tuân thủ những quy định đó. Không thể tự mình xây dựng luật rồi lại tự mình vi phạm luật. Trong thời đại ngày nay, khi mà chúng ta đang tiến tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì đây là điều cần phải khắc phục kịp thời.
Thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài ở tòa án Việt Nam và đánh giá
Tại Việt Nam, vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài hiện nay được quy định tại các Điều 663 đến Điều 670 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 5 Luật Thương mại năm 2005, Điều 4 Bộ luật hàng hải năm 2005 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo các quy định trên thì việc áp dụng pháp luật nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng trong các trường hợp các văn bản của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc trong các trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, nếu sự thỏa thuận đó không trái với pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên thực tiễn cho thấy rằng tòa án Việt Nam rất áp dụng pháp luật quốc gia khác để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, mà lẽ ra việc áp dụng pháp luật nước ngoài trên cơ sở dẫn chiếu của quy phạm xung đột có thể bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của các bên tranh chấp.
Để áp dụng pháp luật nước ngoài theo đúng cách thức đòi hỏi các cơ quan xét sử có trách nhiệm tìm hiểu nội dung. Thực tế của pháp luật Việt Nam chưa có một qui định cụ thể nào về nghĩa vụ tìm hiểu nội dung pháp luật nước ngoài thuộc về cơ quan xét xử hay của các bên đương sự. Đây là một vấn đề phức tạp và trên thực tế gây không ít khó khăn cho thẩm phán.
Tại Việt Nam, pháp luật không có quy định cụ thể về cách thức áp dụng pháp luật nước ngoài mà chỉ dựa trên các nguyên tắc xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đương sự và lợi ích quốc gia.
Tình trạng “luật khung”: là loại văn bản chứa đựng những quy định mang tính nguyên tắc làm cơ sở cho việc đề ra những quy định cụ thể trong quá trình điều chỉnh một hoặc một số quan hệ xã hội. Ví dụ, Luật Hôn nhân và gia đình có quy định: “Việc đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam do Chính phủ quy định”. Việc chỉ dừng lại ở những quy định có tính chất “khung” cho thấy, các nhà lập pháp luôn cần đến sự tham gia của các nhà quản lý trong việc đưa ra những quy định chi tiết, cụ thể nhằm áp dụng pháp luật vào hoạt động quản lý trong từng lĩnh vực cụ thể.
Tình trạng chồng chéo và mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật khiến cho hoạt động áp dụng pháp luật, đặc biệt là hoạt động áp dụng pháp luật nước ngoài còn hạn chế, nhiều khó khăn.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp các văn bản pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ dừng lại ở lý thuyết và dường như chỉ được khai thác chủ yếu dưới góc độ nghiên cứu, giảng dạy mà lại được áp dụng rất hạn chế.
Trong vấn đề công nhận và thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam phải trải qua quá nhiều khâu quá trình áp dụng đơn yêu cầu phải được đến Bộ Tư pháp để xem xét tính thích hợp tính hợp lệ của đơn sau đó chuyển đến Tòa án Tỉnh để thi hành.
KẾT LUẬN:
Thiết nghĩ áp dụng pháp luật nước ngoài tại tòa án Việt Nam là vấn đề cần chú trọng bởi việc áp dụng pháp luật nước ngoài trên cơ sở dẫn chiếu của quy phạm xung đột có thể bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của các bên tranh chấp. Song song với đó, khi áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết vấn đề phát sinh cần phải luôn gắn với việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, bình đẳng và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; bảo đảm sự an ninh, ổn định chế độ xã hội chủ nghĩa và nền tảng pháp luật của nhà nước ta.
Các tin khác
- Xin visa lao động cho người nước ngoài như thế nào?
- Từ 01/7/2019, tăng trợ cấp 01 lần khi sinh con thêm 200.000 đồng
- Xin nghỉ việc vì một câu chỉ trích của cấp trên: Đừng quên rằng ai cũng có thể bị thay thế, kể cả sếp!
- Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện
HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT
Những điểm mới trong luật tạm giữ, tạm giam
Tháng Ba 22, 2019
Những điểm mới trong luật tạm giữ, tạm giam
Tháng Ba 22, 2019
Chat Zalo: 09.781.781.85
Copyright © 2019 OPIC LAW All Right Reserved
Từ khóa » Tiểu Luận Về áp Dụng Pháp Luật Nước Ngoài
-
Đánh Giá Về Thực Trạng áp Dụng Pháp Luật Nước Ngoài Tại Việt Nam
-
Vấn đề áp Dụng Pháp Luật Nước Ngoài Trong Tư Pháp Quốc Tế?
-
Áp Dụng Pháp Luật Nước Ngoài Trong Giải Quyết Các Vụ Việc Dân Sự ...
-
Vấn đề áp Dụng Pháp Luật Nước Ngoài Trong Giải Quyết Các Vụ Việc ...
-
[PDF] Nhu Cầu Và Thực Tiễn Tham Khảo Kinh Nghiệm Pháp Luật Nước Ngoài ...
-
Tiểu Luận Tư Pháp Quốc Tế - Ưu điểm, Nhược điểm Của Các Phương ...
-
Danh Sách Đề Tài Tiểu Luận Luật Môn Tư Pháp Quốc Tế Cập Nhập
-
82 ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ - Facebook
-
Luận Văn: Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Các Vụ án Dân Sự
-
Áp Dụng Pháp Luật Nước Ngoài Trong Soạn Thảo Hợp đồng
-
[DOC] ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ
-
Áp Dụng Pháp Luật ở Việt Nam Hiện Nay - Luận Văn
-
Áp Dụng Pháp Luật Nuớc Ngoài Tại VN - Những Lợi ích Và Bất Lợi Của ...
-
Tiểu Luận Môn Áp Dụng Pháp Luật Nước Ngoài Giải Quyết Các Vụ ...