Áp Dụng Tiền Sự Khi Xử Lý Tội đánh Bạc - Hỏi đáp Trực Tuyến

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
  • Trang chủ
  • Hỏi đáp
  • Hỏi đáp pháp luật
Lĩnh vực
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hôn nhân gia đình
  • Hành chính
  • Thương mại
  • Lao động
  • Đất đai
  • Các lĩnh vực khác
Câu hỏi xem nhiều
  • Hành vi cố ý gây thương tích
  • Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người
  • Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân và giả mạo văn bản, con dấu thì phải chịu hình phạt gì?
  • Xử phạt hoạt động cho vay nặng lãi
  • Phân biệt tin báo, tố giác tội phạm
  • Điểm c khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
  • Thời hạn điều tra và ra Quyết định truy nã
  • Khi áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS, có bắt buộc phải khởi tố bị can không?
  • “Bệnh hiểm nghèo” quy định điểm b khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
  • Thời hạn sang tên sổ đỏ khi mua bán đất
Hỏi đáp trực tuyến

Áp dụng tiền sự khi xử lý tội đánh bạc

Người gửi: Nguyễn Văn Lĩnh Đối với tội đánh bạc quy định tại khoản 1 Điều 321 Bộ luật Hình sự có quy định đối với hành vi đánh bạc dưới 5.000.000 đồng nhưng có tiền sự về hành vi đánh bạc. Khi khởi tố, có được lấy tiền sự trước 00 giờ ngày 01/01/2018 để làm cơ sở khởi tố hay không? Nếu khởi tố có bất lợi cho người phạm tội không? Ví dụ: Nguyễn Văn A có tiền sự về hành vi đánh bạc, bị Công an huyện B xử phạt số tiền 1.500.000 đồng vào ngày 01/7/2017, đến ngày 01/5/2018 Nguyễn Văn A tiếp tục đánh bạc, với số tiền 3.0000.000 đồng. Như vậy, có khởi tố Nguyễn văn A về tội đánh bạc, quy định tại khoản 1 Điều 321 BLHS không?

Câu trả lời

Khoản 1 Điều 321 BLHS năm 2015 quy định như sau: “Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau: “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính”. Trong ví dụ, Nguyễn Văn A bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc 1.500.000 đồng vào ngày 01/7/2017, đến ngày 01/5/2018 Nguyễn Văn A tiếp tục đánh bạc, với số tiền 3.0000.000 đồng. Như vậy, chưa đủ 1 năm sau khi bị xử phạt hành chính bằng tiền thì Nguyễn Văn A lại tiếp tục thực hiện hành vi đánh bạc. Do đó, trong trường hợp này, Nguyễn Văn A bị khởi tố về tội đánh bạc quy định tại khoản 1 Điều 321 BLHS. Ban Biên tập In In bài viết

Các câu hỏi khác

STT Câu hỏi Ngày hỏi Câu trả lời
1 Tính thời hạn tạm giam 20/05/2020
2 C có phạm tội không? 20/05/2020
3 Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 20/05/2020
4 Áp dụng tiền sự khi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản 20/05/2020
5 GCNQSDĐ do UBND cấp cho đơn vị quốc phòng để sử dụng vào mục đích quốc phòng có phải là quyết định hành chính mang bí mật nhà nước không được khởi kiện không? 20/05/2020
6 Vận chuyển hàng có đảm bảo không? 20/05/2020
7 Làm thế nào tố cáo nạn hút chích, ngáo đá với cơ quan Công an? 20/05/2020
8 Phân biệt "Trả hồ sơ điều tra bổ sung và "Trả hồ sơ truy tố lại" 20/05/2020
9 Công ty có được giữ bản gốc chứng chỉ của tôi hay không? 20/05/2020
10 Tiêu chuẩn để trở thành hòa giải viên thương mại 20/05/2020

Từ khóa » Hình Thức đánh Bài ăn Tiền