Áp Suất Thẩm Thấu Là Gì? Ý Nghĩa, ứng Dụng Và đơn Vị Tính - VietChem

Áp suất thẩm thấu là gì? Công thức tính áp suất thẩm thấu chính xác nhất? Đây là những câu hỏi đang được rất nhiều bạn học sinh, sinh viên quan tâm và tìm hiểu. Bài viết ngày hôm nay, VietChem sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!

Mục lục
  • Áp suất thẩm thấu là gì?
  • Hiện tượng thẩm thấu
  • Ý nghĩa của áp suất thẩm thấu
  • Áp suất thẩm thấu của máu
    • 1. Áp suất thẩm thấu của máu là gì?
    • 2. Phân loại áp suất thẩm thấu của máu
    • 3. Ý nghĩa của áp suất thẩm thấu của máu
  • Công thức tính áp suất thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu là gì?

Áp suất thẩm thấu là gì

Áp suất thẩm thấu là gì

Hiểu một cách đơn giản, áp suất thẩm thấu (ASTT) là áp suất tối thiểu cần được áp dụng cho dung dịch nhằm ngăn chặn dòng chảy vào dung môi tinh khiến của nó qua màng bán định về phía chứa chất tan.

Một định nghĩa khác cho rằng, ASTT là thước đo xu hướng của dung dịch lấy trong dung môi nguyên chất bằng hiện tượng thẩm thấu. 

Áp suất thẩm thấu tiềm năng là áp suất tối đa có thể phát triển trong dung dịch nếu nó được tách ra khỏi dung môi tinh khiết bằng một màng bán kết.

>>> Amino axit là gì? Các amino axit cần nhớ

Hiện tượng thẩm thấu

Hiện tượng thẩm thấu

Hiện tượng thẩm thấu

Hiện tượng thẩm thấu diễn ra khi hai dung dịch chứa nồng độ chất tan khác nhau và được ngăn cách bởi màng thấm chọn lọc. Các phân tử dung môi tốt nhất sẽ đi qua màng từ dung dịch có nồng độ thấp đến dung dịch có nồng độ chất tan cao hơn. Quá trình chuyển các phân tử dung môi sẽ tiếp tục cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng.

Ý nghĩa của áp suất thẩm thấu

Áp suất đóng vai trò quan trọng với con người

Áp suất đóng vai trò quan trọng với con người

  • Áp suất thẩm thấu có ý nghĩa quan trọng trong hồng cầu và trong cơ thể người, động vật nói chung.
  • Áp suất giúp cân bằng, khi thay đổi ASTT có thể làm cơ thể thay đổi hàm lượng nước trong các tế bào và từ đó dẫn đến sực rối loạn các chức năng của tế bào.
  • Đối với thực vật, áp suất giúp chúng có thể hút nước và khoáng chất có trong đất để sinh trưởng và phát triển. 
  • Đối với động vật, áp suất thẩm thấu hỗ trợ việc lưu thông máu và phân bổ nước trong cơ thẩ, ngăn chặn tình trạng mất nước.

>>> Grayscale là gì? Tại sao nên sử dụng thước xám Grayscale?

Áp suất thẩm thấu của máu

Áp suất thẩm thấu của máu

1. Áp suất thẩm thấu của máu là gì?

Áp suất này được hiểu là một hiện tượng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, nó quyết định đến sự phân phối của nước. Áp suất thẩm thấu trong máu do các muối khoáng có trong huyết tương tạo nên, chủ yếu là NaCl.

ASTT trong máu ảnh hưởng bởi lượng nước và nồng độ các chất hòa tan trong máu như: Glucose, cồn, Natri,...

Áp suất này trong máu tăng do thức ăn mặn có chứa nhiều muối. Lúc này thận sẽ tăng cường hấp thu nước trả về máu, tạo cảm giác khát nước.

2. Phân loại áp suất thẩm thấu của máu

Áp suất này được chia làm hai loại chính: Phần lớn và phần nhỏ

  • Phần lớn: Được gói là áp suất thẩm thấu tinh thể, có giá trị khoảng 5675 mmHg. Áp suất này do nồng độ của các muối khoáng đã được hòa tan trong máu tạo nên, chủ yếu là muối NaCl.
  • Phần nhỏ: Áp suất thẩm thấu thể keo, có giá trị khoảng 25 mmHg, do các protein của huyết tương tạo thành.

3. Ý nghĩa của áp suất thẩm thấu của máu

  • Đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người và động vật. Nếu giá trị ASTT ở hồng cầu và huyết tương là ngang bằng nhau thì sẽ giữ nguyên được hình dạng và kích thước của nó.
  • Nếu cho hồng cầu vào dung dịch muối NaCl có ASTT lớn hơn thì hồng cầu sẽ teo lại. Nếu áp suất nhỏ hơn thì hồng cầu sẽ bị căng phồng lên.

Công thức tính áp suất thẩm thấu

Công thức tính áp suất

Công thức tính áp suất

Theo vật lý học, công thức tính áp suất thẩm thấu được tính như sau:

P = RTC

Trong đó:

  • P là kí hiệu của áp suất thẩm thấu, đơn vị atm
  • R là là hằng số, R = 0,082
  • T là kí hiệu nhiệt độ tuyệt đối, T = 273 + [Math Processing Error]
  • C là kí hiệu nồng độ dung dịch, đơn vị gam/ lit

Ví dụ minh họa:

Một dung dịch chứa glucozo và NaCk với nồng độ lần lượt là 0,02M và 0,01M. Hãy xác định áp suất thẩm thấu (ASTT) của dung dịch ở nhiệt độ 27 độ C. 

Lời giải:

Ta biết ASTT của dụng dịch = ASTT do glocozo + ASTT do NaCl

Trong khi đó: ASTT do glucozo = RTCi = 0,82.(273+27).0,02.1 = 0,492 (atm)

ASTT do NaCl = 0,82.(273+27).0,01.2 =  0,492 (atm).

=> Vậy ASTT của dung dịch = 0,492 + 0,492 = 0,984 (atm).

Bạn có thể truy cập hoachat.com.vn để tham khảo thêm nhiều dạng bài tập có lời giải.

Như vậy, bài viết vừa rồi VietChem đã gửi đến bạn những thông tin cơ bản về áp suất thẩm thấu là gì cũng như ý nghĩa và công thức tính của nó. Nếu bạn còn thắc mắc hãy comment để được giải đáp từ chuyên gia.

XEM THÊM:

>>> Bazơ là gì? Tính chất hóa học của Bazơ bạn cần biết

>>> Băng phiến (Naphtalen) là gì? Tác dụng của băng phiến trong đời sống

Tìm kiếm liên quan:

- Áp lực thẩm thấu là gì

- Đơn vị áp suất thẩm thấu

- Áp suất thẩm thấu phụ thuộc vào

- Ứng dụng của áp suất thẩm thấu trong ý học

- Nguyên tắc xác định áp suất thẩm thấu

Từ khóa » đơn Vị áp Suất Thẩm Thấu Là Gì