Áp Suất Thủy Tĩnh Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Áp suất thủy tĩnh là gì? Có phải bạn đang tìm hiểu về cảm biến đo mức nước bằng áp suất? Bạn đang tìm hiểu về nguyên lý đo mức nước thủy tĩnh là gì? Cảm biến đo mực nước giếng dạng thả chìm có phải là cảm biến áp suất thủy tĩnh? Áp suất của chất lỏng tạo ra có phải là áp suất thủy tĩnh không? Để trả lời các câu hỏi trên. Ở bài nội dung bài viết này xin chia sẻ đến các bạn áp suất thủy tĩnh là gì? Nguyên lý đo mực nước bằng áp lực,…
Áp suất thủy tĩnh có tên gọi tiếng Anh là : Hydrostatic Pressure
Khái niệm về áp suất thủy tĩnh và áp suất động
Áp suất thủy tĩnh : “thủy” có nghĩa là chất lỏng, “tĩnh” => đứng yên. Áp suất thủy tĩnh có nghĩa là áp suất được tạo ra từ chất lỏng đứng yên. Ví dụ như : đổ nước vào ly, nước trong ly sẽ tạo ra áp suất thủy tĩnh lên đáy ly và thành ly.
Áp suất động : áp suất này xuất hiện khi chất lỏng (chất khí) chuyển động.
Ví dụ như nước chảy trong đường ống. Nó sẽ tạo ra 2 áp suất. Một là áp suất thủy tĩnh. Hai là áp suất động. Hoặc áp suất được tạo ra từ mày nén khí cũng được gọi là áp suất động
Công thức tính áp suất chất lỏng (xem hình bên dưới nhé)
Cảm biến đo mức nước thủy tĩnh
Thiết bị đo mức nước áp dụng theo nguyên lý áp suất thủy tĩnh được ứng dụng để đo mức nước có độ sâu cao như giếng, đo mực nước sông, hồ thủy điện,…
Nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất thủy tĩnh : Theo công thức tính áp suất của chất lỏng thì áp suất của chất lỏng tỉ lệ thuận với chiều cao của chất lỏng và khối lượng riêng của chất lỏng đó. Tóm lại chiều cao cột nước càng cao thì áp suất càng lớn đúng không nào?
Áp suất càng lớn khi mực nước càng cao : h1>h2>h3 tương đương p1>p2>p3
Sự thay đổi áp suất theo chiều cao của mức chất lỏng tính từ đáy, không phụ thuộc vào thể tích bình chứa, mà phụ thuộc vào khối lượng riêng của chất lỏng.
Bên trong các cảm biến đo áp suất hoặc cảm biến đo mức nước thủy tĩnh (thả chìm) sẽ có ống thông để hở. Mục đích chính là dùng để so sánh giữ áp suất tác động lên màng của cảm biến và áp suất của khí quyển.
Để thuận tiện cho việc qui đổi áp suất ra chiều cao cột nước. Tôi dùng bảng tra đơn vị áp suất qui đổi như sau :
- 1bar = 10210mmH2O (milimet nước)
- 1bar = 10,210mH2O (hơn 10 mét nước)
Câu hỏi : Khi nào nên áp dụng đo mức nước bằng áp suất?
Trả lời : Điều kiện để ứng dụng áp suất thủy tĩnh vào đo mức nước là bồn chứa, bể chứa phải ở dạng hở => Có nghĩa là phải thông với không khí bên ngoài. Vì cảm biến hoạt động trên nguyên lý so sánh sự chênh lệch áp suất giữa chiều cao cột nước và áp suất khí quyển. Nếu bịch kín lỗ thông áp suất thì cảm biến sẽ đo sai lệch mức nước hoặc không đo được luôn.
Tham khảo thêm bài viết : Các phương pháp đo mức chất lỏng
Từ khóa » Thủy Tĩnh Dùng để Làm Gì
-
Thủy Tinh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thủy Tinh Làm Từ Gì? Đặc Tính Và Những ứng Dụng Bạn đã Biết?
-
Các Tính Chất Của Áp Lực Thủy Tĩnh Là Gì - OLP Tiếng Anh
-
Hiểu Thế Nào Là Cân Bằng Thủy Tĩnh - An Huy Automatic
-
#Thủy Tinh Là Gì | Ứng Dụng | Cấu Tạo | Tính Chất Thủy Tinh - Garis
-
Ý Nghĩa Thủy Tĩnh (nó Là Gì, Khái Niệm Và định Nghĩa)
-
Áp Lực Thủy Tĩnh Là Gì - TTMN
-
Đi Tìm Lời Giải đáp: Thủy Tinh được Làm Từ Gì? - Đèn An Phước
-
Các Tính Chất Của Áp Lực Thủy Tĩnh Là Gì - Asiana
-
Thủy Tinh Là Gì ứng Dụng Trong đời Sống Và Sản Xuất Ra Sao
-
Chai Thủy Tinh Dùng để Làm Gì? | Sapakitchen
-
Sợi Thuỷ Tinh Dùng để Làm Gì?
-
Thủy Tinh Là Gì? Phân Loại Và ứng Dụng Của Thủy Tinh Trong đời Sống
-
Dụng Cụ Thủy Tinh Là Gì? Tìm Hiểu Những đặc điểm Và Lưu ý Khi Bảo ...