Áp Xe Răng: Bệnh Lý Nha Khoa Bạn Cần Cẩn Thận! - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Áp xe răng là gì?
- Nguyên nhân gây áp xe răng
- Áp xe răng có nguy hiểm không?
- Cách điều trị áp xe răng
- Cách phòng ngừa áp xe răng
Áp xe răng (hay áp xe quanh chóp răng) là một trong những bệnh lý nha khoa thường gặp. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh đau và khó chịu, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Vậy áp xe răng là gì, cách nhận biết và điều trị như thế nào?
Áp xe răng là gì?
Đây là tình trạng khối mủ tạo ra ở quanh chóp răng. Nguyên nhân do nhiễm trùng bởi các vi khuẩn thoát ra từ tủy răng hoại tử.
Dấu hiệu nhận biết áp xe răng
Tình trạng này thường gặp ở người có vấn đề răng sâu, răng có miếng trám cũ hoặc đã lấy tủy, răng chấn thương. Dấu hiệu và triệu chứng giúp nhận biết áp xe tùy thuộc vào từng dạng.
Các dạng áp xe răng:
Áp xe quanh chóp cấp | Áp xe quanh chóp mạn | Áp xe quanh chóp tái phát |
Biểu hiện nặng nhất:1/ Sưng: tiến triển nhanh; tại vị trí của một răng hoặc lan rộng.2/ Đau: nhanh, đột ngột, dữ dội khi sờ hay cắn trúng.3/ Cảm giác răng lung lay, trồi lên.4/ Trường hợp nặng nhiễm trùng toàn thân có thể kèm các triệu chứng: sốt cao, khó chịu | 1/ Răng không đau hoặc đau nhẹ.2/ Nhạy cảm nhẹ khi sờ nướu răng nghi ngờ.3/ Có thể thấy lỗ dò , hoặc khối phập phều ở vùng nướu. | Triệu chứng tương tự áp xe cấp, xảy ra ở răng đã lấy tủy. |
Nguyên nhân gây áp xe răng
Áp xe răng thường xuất hiện do sự tiến triển của tình trạng viêm quanh chóp răng. Lúc này, mô tủy đã hoại tử do:
- Miếng trám lâu ngày bị hở.
- Sâu răng không được điều trị.
- Điều trị nội nha (lấy tủy) không đạt.
- Chấn thương khớp cắn do phục hồi (miếng trám, mão hay cầu) .
Áp xe răng có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, tình trạng áp xe sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như:
-
Xương: Nhiễm trùng có thể lan rộng trong xương hàm làm tiêu xương, có thể biến chứng gãy xương.
-
Mô mềm: Một số trường hợp, áp xe lan ra khỏi xương vào mô mềm. Sự lan rộng nhiễm trùng trong mô mềm vùng mặt, xoang miệng và cổ gây ra: Viêm mô tế bào . Có thể gây phù nề, tắc nghẽn đường hô hấp dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
- Máu: Vi khuẩn đi vào dòng máu gây nhiễm trùng máu, lan rộng nhiễm trùng đến các vùng khác của cơ thể. Đặc biệt ở những người có mắc các bệnh toàn thân như: tiểu đường, tim mạch… làm trầm trọng tình trạng bệnh.
Cách điều trị áp xe răng
Khi xuất hiện những triệu chứng như mô tả, bạn cần đến thăm khám nha sĩ để được điều trị ngay lập tức.
Sau khi thăm khám, nha sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị áp xe răng bao gồm:
Điều trị tủy
Bác sĩ sẽ thực hiện lấy tủy để loại bỏ vi khuẩn trong ống tủy. Điều này tạo điều kiện cho sự lành thương ở quanh chóp. Trường hợp áp xe cấp, trong lần gặp đầu có thể tạo một lỗ mở ở răng hoặc rạch áp xe để dẫn lưu mủ. Các lần hẹn tiếp theo sẽ thực hiện tiến trình điều trị tủy: làm sạch, bịt kín ống tủy và trám kín thân răng.
Nhổ răng
Tùy đánh giá của bác sĩ, nếu như răng không thể phục hồi sẽ được nhổ bỏ.
Điều trị nội khoa (thuốc)
Đối với áp xe cấp, tùy theo tổng trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh phù hợp.
Điều chỉnh khớp cắn
Trường hợp nguyên nhân là từ chấn thương khớp cắn do phục hồi, cần mài điều chỉnh hoặc làm lại phục hồi để đạt được khớp cắn đúng.
Cấp cứu
Khi xuất hiện những triệu chứng như: sốt cao, khó thở… bạn cần nhanh chóng đến bất kỳ cơ sở y tế nào để cấp cứu.
Cách phòng ngừa áp xe răng
Áp xe răng đa số là do sâu răng không được điều trị. Do vậy cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sâu răng để tránh dẫn đến tình trạng trên bao gồm:
- Chải răng: bằng phương pháp phù hợp sau mỗi bữa ăn. Kết hợp các phương pháp vệ sinh răng miệng khác như chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, nước súc miệng…
- Chế độ ăn hợp lý: hạn chế lượng tiêu thụ đường lên men; có thể sử dụng các loại đường khác không gây sâu răng (ví dụ: sorbitol); tăng cường các thức ăn rau quả để kích thích tiết nước bọt. Hạn chế ăn vặt.
- Lựa chọn sản phẩm: Sử dụng các sản phẩm có chứa F để ngăn ngừa sâu răng.
- Thăm khám đều đặn: Thường xuyên thăm khám nha sĩ để kiểm soát tình trạng răng miệng, vệ sinh lấy vôi răng 6 tháng/ lần.
Sau khi thực hiện các phục hồi, bạn cần cần tái khám và phản hồi những khó chịu cho nha sĩ để được điều chỉnh. Việc lựa chọn nơi điều trị tủy đúng kĩ thuật và tuân thủ đúng lời dặn khi điều trị sẽ giúp tránh được những thất bại. Đây cũng là một trong các nguyên nhân góp phần dẫn đến áp xe.
Áp xe răng là một tình trạng khá phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, bạn hãy nhanh chóng thăm khám nha sĩ để kiểm soát tình trạng, tránh những biến chứng nguy hiểm nhé!
Từ khóa » Hình ảnh Bị áp Xe Răng
-
Áp Xe Răng Hình Thành Như Thế Nào Và Cách điều Trị | Medlatec
-
Áp Xe Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Chỉ định Rạch áp Xe Răng | Vinmec
-
Nên Làm Gì Khi Bị áp Xe Răng? | Vinmec
-
Bệnh Áp Xe Răng Và Những Biến Chứng - Nha Khoa I-Dent
-
Áp Xe Răng: Nguyên Nhân, Biểu Hiển, Cách Điều Trị Nhanh Nhất
-
Áp Xe Răng: Cách Nhận Biết Và Biện Pháp Xử Lý Hiệu Quả Nhất
-
Bệnh áp Xe Răng Là Gì? Áp Xe Chân Răng Có Nguy Hiểm Không? Cách ...
-
Chi Tiết Bệnh Lý áp Xe Răng Và Cách điều Trị Dứt điểm
-
Áp-xe Răng Miệng ở Trẻ Có Nguy Hiểm? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Áp-xe Răng: Chữa Trị Sớm, Tránh ảnh Hưởng Lan Rộng
-
Áp Xe Răng: Biểu Hiện Và Cách Điều Trị, Xử Lý Cơn Đau
-
Áp Xe Và Nhiễm Trùng Vùng Nướu Răng: Những Điều Bạn Cần Biết
-
Áp Xe Răng Ở Trẻ Em Là Gì? Có Tự Khỏi? Cách Điều Trị