Áp Xe Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Bệnh áp xe răng ( hay áp xe bên trong, áp xe quanh chóp, áp xe nha chu,…) được các chuyên gia đánh giá là bệnh lý nhiễm trùng răng khá nguy hiểm hiện nay, nhưng không phải ai cũng đủ nhận thức để biết được bệnh và phát hiện bệnh sớm để điều trị dứt điểm. Nhiều trường hợp không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng miệng, viêm tủy không phục hồi,… Ảnh hưởng trực tiếp hệ thống miễn dịch, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Để hiểu rõ về bệnh áp xe răng và các phương pháp điều trị áp xe tốt nhất, hãy cùng Nha khoa Đông Nam theo dõi bài viết sau đây.
Bệnh áp xe răng là gì?
Áp xe răng được đánh giá là bệnh lý nha khoa khá nguy hiểm, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ em cho tới người lớn.
Với sự hình thành của những ổ mủ dưới vùng chân răng, có thể chảy mủ ra ngoài gây sưng đau, hôi miệng. Về bản chất, tác nhân chính của áp xe răng là do vi khuẩn biến chứng bởi sâu răng. Khi các mô nướu quanh chân răng bị tổn thương, viêm nhiễm, vi khuẩn sẽ có xu hướng tấn công sâu bên trong.
Ổ mủ không thể thoát ra ngoài sẽ tích tụ ở chân răng hình thành ổ áp xe. Hiện tượng này có thể xảy ra ở những vùng khác nhau:
- Áp xe quanh chóp răng: Áp xe đầu chân răng.
- Áp xe nướu răng: Áp xe trên nướu.
- Áp xe nha chu: Xuất hiện áp xe cạnh chân răng, lan đến mô và xương xung quanh.
Những bệnh nhân bị áp xe răng thường xuyên đau nhức không chỉ ở răng mà còn gặp phải tình trạng lan rộng ra vùng tai, cổ hay thậm chí gây mất răng nếu không được thăm khám và điều trị sớm.
Nguyên nhân gây nên bệnh áp xe chân răng
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến áp xe chân răng là do:
- Các bệnh lý răng miệng: Sâu răng, viêm tủy lâu ngày không điều trị gây ra áp xe chân răng.
- Tác động ngoại cảnh: Tai nạn, chấn thương làm cho răng bị mẻ vỡ tạo cơ hội thuận lợi hình thành áp xe chân răng nhanh hơn.
- Chế độ ăn nhiều đường: Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm ngọt, nước có ga góp phần gây sâu răng và biến chứng áp xe răng.
- Thao tác vệ sinh răng miệng kém: Khi không chăm sóc răng và nướu đúng cách khiến vi khuẩn, mảng bám xâm nhập vào gây ra áp xe chân răng.
- Tình trạng khô miệng: Ở những người khô miệng có nguy cơ sâu răng cao hơn người bình thường. Khô miệng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc các vấn đề liên quan đến lão hóa.
- Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn: Một số bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp… cũng khiến cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng răng và áp xe chân răng.
Các dấu hiệu điển hình của áp xe răng
Bệnh nhân có thể nhận biết bệnh áp xe răng thông qua các triệu chứng như:
- Đau nhức, ê buốt răng khi ăn nhai. Cơn đau sẽ nhiều hơn khi dùng các thực phẩm nóng, lạnh.
- Cảm thấy vị đắng trong miệng.
- Hơi thở có mùi hôi, ngay cả khi chải răng đều đặn.
- Cơ thể không khỏe, mệt mỏi, sưng tấy ở 2 hàm trên và dưới. Cơn đau nhiều hơn mỗi khi hoạt động cơ hàm.
- Có thể nóng, sốt, sưng hạch cổ.
- Vùng nướu ngay chân răng bị sưng đỏ và mủ đặc chảy ra…
Lúc này, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám. Bên cạnh việc kiểm tra các triệu chứng quanh răng, bác sĩ còn xác định răng bị áp xe bằng các cách sau:
- Chạm vào răng: Răng bị áp xe thường nhạy cảm hơn so với bình thường, đặc biệt là khu vực chân răng.
- Chụp phim X-quang: Giúp xác định chính xác tình trạng răng đang gặp vấn đề. Hoặc chụp phim CT 3D nếu nhiễm trùng đã lan sang các khu vực khác.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh áp xe chân răng
Áp xe chân răng không những gây nên những cảm giác khó chịu, đau nhức cho người bệnh. Nếu không điều trị sớm sẽ phát sinh nhiều biến chứng gây nên hậu quả nghiêm trọng:
- Những cơn đau nhức dai dẳng, hay thậm chí gây lung lay răng, dẫn đến việc ăn nhai khó khăn.
- Tình trạng đau nhức kéo dài, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
- Nếu để càng lâu răng có thể yếu dần và gãy rụng.
- Ở giai đoạn mãn tính, các ổ viêm lây lan khó kiểm soát. Thậm chí lan vào vùng mô mềm lân cận gây viêm mô tế bào. Nguy hiểm hơn dẫn đến nhiễm trùng huyết, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.
- Ở những bệnh nhân là thai phụ hay trẻ nhỏ, hậu quả của việc nhiễm trùng lan rộng nguy hiểm hơn, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe thai kỳ và trẻ nhỏ.
Chính vì vậy, nếu nghi ngờ có dấu hiệu bất thường trên răng miệng nên nhanh chóng ghé nha khoa thăm khám để bác sĩ xử lý kịp thời các nguyên nhân gây bệnh.
Quá trình hình thành áp xe răng
Bệnh áp xe răng có thể hình thành rất nhanh, chỉ sau một hoặc hai ngày khi vùng miệng bị nhiễm trùng và phát triển qua từng giai đoạn.
Khi không được điều trị sớm, chúng phát triển gây viêm tủy, hoại tử tủy răng và cấu trúc quanh chóp răng. Sau một thời gian, chúng cư ngụ tại ống tủy, vượt qua chóp răng gây nhiễm trùng, có thể lây lan theo nhiều hướng khác nhau.
Qua giai đoạn nhiễm trùng, sẽ ăn sâu vào vỏ xương làm bong vỏ xương, gây tổn thương dưới màng xương. Vi khuẩn cũng sẽ di chuyển tiếp tục qua màng xương đến mô tế bào quanh hàm gây nhiều biến chứng khác nhau: Áp xe tạo túi nha chu, xuất hiện lỗ dò ở vị trí răng, viêm mô tế bào lan tỏa sàn miệng,…
Ngoài ra, nếu không được điều trị sớm sẽ gây biến chứng viêm nha chu, nhiễm khuẩn túi mủ làm lộ chân răng, gây hoại tử tủy răng buộc phải nhổ bỏ răng sớm.
Điều trị áp xe răng
1. Điều trị áp xe răng tại nhà
Khi bị áp xe răng ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo một số mẹo dân gian có thể áp dụng tại nhà như sau:
2. Súc miệng nước muối
Đây là lựa chọn dễ thực hiện và là giải pháp tạm thời làm giảm tình trạng áp xe nướu răng. Đồng thờ giúp nướu khỏe mạnh hơn.
Bạn có thể dùng ½ cốc nước ấm hòa tan cùng ½ muỗng cà phê muối trắng. Dùng nước đó để súc miệng trong 2 phút, sau đó nhổ ra. Áp dụng 3 lần/ngày để cải thiện dấu hiệu.
3. Chườm đá lạnh
Trường hợp áp xe răng gây đau nhức, có thể sử dụng khăn sạch bọc đá chườm bên ngoài vùng bị đau trong vòng 15 phút, sẽ khắc phục nhanh chóng tình trạng ê buốt răng.
Tuy những phương án điều trị tại nhà dễ thực hiện, nhưng đây chỉ là phương pháp tạm thời. Với những trường hợp thường xuyên đau nhức cần phải tới nha khoa thăm khám. Bởi mục đích chính của việc điều trị dứt điểm cần loại bỏ những ổ nhiễm trùng, giảm thiểu tối đa biến chứng và bảo tồn răng thật lâu dài.
4. Xử lý tận gốc áp xe răng tại Nha khoa Đông Nam
Đối với những trường hợp có biểu hiện áp xe răng, Nha khoa Đông Nam luôn hỗ trợ điều trị cho khách hàng nhằm kiểm soát, điều trị tốt nhất.
5. Điều trị áp xe lợi
Đối với khu vực áp xe lợi, bác sĩ sẽ tiêm tê tại chỗ, sau đó rạch mở phần niêm mạc bị tổn thương, hút bỏ phần vi khuẩn chứa mủ và làm sạch vùng viêm nhiễm, đóng vết thương để ngăn ngừa vi khuẩn tái phát lại.
Bệnh nhân sẽ được kê liều thuốc kháng sinh tại nhà để giảm bớt tình trạng sưng tấy, lây lan khu vực bệnh.
6. Điều trị áp xe cấp tính
Nếu bị áp xe răng do nguyên nhân tủy răng bị viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy. Với những thiết bị nha khoa chuyên dụng, bác sĩ sẽ khoan một đường nhỏ trên thân răng, thông thẳng xuống dưới ống tủy. Sau đó, bác sĩ dùng trâm tay hoặc trâm máy để hút sạch những mô tủy bị viêm và trám răng hay bọc răng sứ để bảo tồn răng thật.
Sau khi chữa tủy có thể hàn trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo tồn răng thật
7. Chỉ định nhổ răng khi răng bị tổn thương nặng
Khi áp xe răng đã lây lan diện rộng, ảnh hưởng xoang hàm, sàn miệng, lộ chân răng nhiều, lung lay răng. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng với công nghệ nhổ răng không đau bằng công nghệ PieZotome để tránh gây ảnh hưởng xấu đến các răng lân cận khác.
Sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần thực hiện trồng răng lại sớm để khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, tránh tối đa tình trạng tiêu xương răng, xô lệch cung răng về lâu dài.
Cấy ghép răng Implant là giải pháp thay thế răng thật tối ưu nhất hiện nay. Vì không chỉ giảm thiểu sự tiêu xương, không cần mài răng thật kế cận như phương pháp trồng răng cổ điển mà còn có khả năng sử dụng trọn đời.
Chăm sóc sau khi điều trị áp xe răng
Sau khi đã thực hiện điều trị áp xe, việc chăm sóc vết thương rất quan trọng, góp phần ổn định vết thương nhanh chóng hơn. Bạn cần lưu ý các thông tin sau:
- Vệ sinh kỹ lưỡng: Hạn chế chải răng quá mạnh vào vị trí mới chích rạch, tránh tổn thương xảy ra. Nên kiêng súc miệng trong vài ngày đầu, để không ảnh hưởng việc cầm máu.
- Chế độ ăn uống: Tránh các món ăn quá khô, cứng hay nhiều gia vị có thể ảnh hưởng không tốt đến việc làm lành vết thương. Nên dùng các món ăn nguội, lỏng hay dễ nuốt để làm giảm áp lực lên răng sau điều trị.
- Dùng thuốc theo toa bác sĩ: Sau phẫu thuật bác sĩ sẽ chỉ định một số loại kháng sinh, chống viêm, giảm đau để cải thiện các triệu chứng khó chịu, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát và lan rộng. Bạn nên sử dụng thuốc theo toa, không tự ý ngưng thuốc hay dùng thuốc khác để tránh các tác dụng phụ xảy ra.
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Nên hạn chế vận động trong 1,2 ngày đầu, dành thời gian nghỉ ngơi để tránh dẫn tới cảm giác đau nhức, tái phát tình trạng chảy máu.
- Tái khám theo lịch hẹn bác sĩ: Sau điều trị, cần cập nhật tình hình cho bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường xảy ra, tái khám theo lịch hẹn để giúp bác sĩ nắm bắt tình hình phục hồi, phòng tránh viêm nhiễm.
Làm thế nào để ngăn ngừa áp xe răng
Áp xe răng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, vì vậy việc phòng ngừa bệnh từ sớm rất cần thiết. Bạn cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa áp xe răng như sau:
- Đánh răng 2 lần/ngày và sau các bữa ăn để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ, ngăn không cho vi khuẩn tích tụ.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để loại bỏ các mảng bám thức ăn thừa ở kẽ răng mà bàn chải không làm sạch được.
- Dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa Fluor sẽ giúp cho răng được chắc khỏe hơn, ngăn ngừa sự hình thành của áp xe răng.
- Xây dựng một chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng tốt cho sức khỏe răng miệng.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm có hại cho răng miệng như bánh kẹo ngọt, thức ăn nhiều đường, trà đặc, rượu bia, cà phê,….
- Nên đến nha khoa thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện và chữa trị hiệu quả các vấn đề răng miệng phát sinh nếu có.
Các bạn nên biết rằng sau khi nhổ răng thì chi phí trồng lại răng sẽ khá tốn kém. Chính vì thế cần bảo vệ răng miệng, ngăn chặn áp xe chân răng ngay từ đầu.
Nếu còn những thắc mắc về bệnh áp xe răng cần được giải đáp hãy liên hệ qua tổng đài 19001741. Hoặc đến trực tiếp các chi nhánh Nha Khoa Đông Nam để được các chuyên gia thăm khám và tư vấn Miễn Phí!
Xem thêm nha chu viêm nướu:
- Lấy cao răng giá bao nhiêu tiền?
- Sưng nướu răng trong cùng
- Bao nhiêu tuổi thì lấy vôi răng được không?
- Chữa viêm lợi bằng tỏi có được không?
Từ khóa » Nhổ Răng Bị áp Xe
-
Nên Làm Gì Khi Bị áp Xe Răng? | Vinmec
-
Chỉ định Rạch áp Xe Răng | Vinmec
-
Bệnh Áp Xe Răng Và Những Biến Chứng - Nha Khoa I-Dent
-
Nhổ Răng Bị Áp Xe Nguy Hiểm Không? Nên Làm Gì?
-
Áp Xe Răng Hình Thành Như Thế Nào Và Cách điều Trị | Medlatec
-
Áp Xe Răng: Nguyên Nhân, Biểu Hiển, Cách Điều Trị Nhanh Nhất
-
Chi Phí điều Trị áp Xe Răng Có Cao Không?
-
Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ Răng Không, Bài Viết Dưới đây Sẽ Giải đáp
-
Nhổ Răng Bị Áp Xe Có Nguy Hiểm Không?Có Nên Nhổ? - DRBACSI
-
Áp Xe Và Nhiễm Trùng Vùng Nướu: Những Điều Bạn Cần Biết
-
Áp-xe Răng Miệng ở Trẻ Có Nguy Hiểm? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Giá Điều Trị Áp Xe Chân Răng Hiện Nay
-
Bệnh áp Xe Răng Là Gì? Áp Xe Chân Răng Có Nguy Hiểm Không? Cách ...
-
Ápxe Răng Có Nên Nhổ? - Tuổi Trẻ Online