Apollo 11 – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Buzz Aldrin trên Mặt Trăng, chụp bởi Neil Armstrong[1] | |
Dạng nhiệm vụ | Hạ cánh xuống Mặt Trăng có phi hành đoàn (G) |
---|---|
Nhà đầu tư | NASA |
COSPAR ID |
|
SATCAT no. |
|
Thời gian nhiệm vụ | 8 ngày, 3 giờ, 18 phút, 35 giây |
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ | |
Thiết bị vũ trụ |
|
Nhà sản xuất |
|
Khối lượng phóng | 109.646 pound (49.735 kg)[5] |
Khối lượng hạ cánh | 10.873 pound (4.932 kg) |
Phi hành đoàn | |
Quy mô phi hành đoàn | 3 |
Thành viên |
|
Tín hiệu gọi |
|
Bắt đầu nhiệm vụ | |
Ngày phóng | 16 tháng 7 năm 1969, 13:32:00 UTC[6] |
Tên lửa | Saturn V SA-506 |
Địa điểm phóng | Trung tâm Vũ trụ Kennedy LC-39A |
Kết thúc nhiệm vụ | |
Thu hồi bởi | USS Hornet |
Ngày hạ cánh | 24 tháng 7 năm 1969, 16:50:35 UTC |
Nơi hạ cánh |
|
Các tham số quỹ đạo | |
Hệ quy chiếu | Nguyệt tâm |
Cận điểm | 100,9 kilômét (54,5 nmi)[7] |
Viễn điểm | 122,4 kilômét (66,1 nmi)[7] |
Độ nghiêng | 1,25 độ[7] |
Chu kỳ | 2 giờ[7] |
Kỷ nguyên | 19 tháng 7 năm 1969, 21:44 UTC[7] |
Phi thuyền quỹ đạo Mặt Trăng | |
Thành phần phi thuyền | Mô-đun chỉ huy và dịch vụ |
Vào quỹ đạo | 19 tháng 7 năm 1969, 17:21:50 UTC[8] |
Rời khỏi quỹ đạo | 22 tháng 7 1969, 04:55:42 UTC[9] |
Quỹ đạo | 30 |
Xe tự hành Mặt Trăng | |
Thành phần phi thuyền | Mô-đun Mặt Trăng Apollo |
Thời điểm hạ cánh | 20 tháng 7 năm 1969, 20:17:40 UTC[10] |
Phóng trở lại | 21 tháng 7 năm 1969, 17:54:00 UTC[11] |
Địa điểm hạ cánh |
|
Khối lượng tàu mẫu | 21,55 kilôgam (47,51 lb) |
EVA bề mặt | 1 |
Thời gian EVA | 2 giờ, 31 phút, 40 giây |
Ghép nối với LM | |
Ngày ghép nối | 16 tháng 7 năm 1969, 16:56:03 UTC[8] |
Ngày ngắt ghép nối | 20 tháng 7 năm 1969, 17:44:00 UTC[13] |
Ghép nối với tầng cất cánh của LM | |
Ngày ghép nối | 21 tháng 7 năm 1969, 21:35:00 UTC[9] |
Ngày ngắt ghép nối | 21 tháng 7 năm 1969, 23:41:31 UTC[9] |
Từ trái sang phải: Neil Armstrong, Michael Collins, Buzz AldrinChương trình Apollo← Apollo 10Apollo 12 → |
Apollo 11 (16–24 tháng 7 năm 1969) là chuyến bay vào vũ trụ của Hoa Kỳ đã lần đầu tiên đưa con người đổ bộ lên bề mặt Mặt Trăng. Chỉ huy Neil Armstrong cùng với Phi công Mô-đun Mặt Trăng Buzz Aldrin hạ cánh Mô-đun Mặt Trăng Apollo Eagle vào lúc 20:17 UTC ngày 20 tháng 7 năm 1969. Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng sau 6 tiếng 39 phút, vào lúc 02:56 UTC ngày 21 tháng 7. 19 phút sau, Aldrin tham gia cùng ông và cả hai đã dành khoảng hai tiếng rưỡi để khám phá địa điểm mà họ đặt tên là Tranquility Base lúc hạ cánh. Armstrong và Aldrin thu thập 47,5 pound (21,5 kg) vật chất Mặt Trăng và mang về Trái Đất trong khi phi công Michael Collins bay vòng quay quỹ đạo thiên thể này trên Mô-đun Chỉ huy Columbia. Hai phi hành gia ở lại trên bề mặt trong 21 giờ 36 phút trước khi cất cánh để ghép nối lại với Columbia.
Được phóng lên bởi tên lửa đẩy Saturn V từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy từ Đảo Merritt, Florida vào ngày 16 tháng 7, Apollo 11 là chuyến bay có người lái thứ năm thuộc chương trình Apollo của NASA.
Tàu không gian Apollo có ba bộ phận: một Mô-đun Chỉ huy (Command Module - CM) với cabin cho ba phi hành gia cùng với phần duy nhất hạ cánh xuống Trái Đất; một Mô-đun Dịch vụ (Service Module - SM), có chức năng hỗ trợ Mô-đun Chỉ huy với lực đẩy, năng lượng điện, oxy và nước; và Mô-đun Mặt Trăng (Lunar Module - LM) cho việc hạ cánh trên Mặt Trăng.
Sau khi được gửi đến Mặt Trăng bởi tầng trên của tên lửa đẩy Saturn V, các phi hành gia tách con tàu khỏi nó và du hành ba ngày cho đến khi tiến vào quỹ đạo của Mặt Trăng. Armstrong và Aldrin sau đó di chuyển vào Mô-đun Mặt Trăng và hạ cánh tại Biển Tĩnh Lặng (Sea of Tranquility). Họ ở đó trong vòng 21 tiếng rưỡi sau khi hạ cánh trên bề mặt của Mặt Trăng. Sau khi bay lên bằng phần trên của Mô-đun Mặt Trăng và quay trở về Mô-đun Điều khiển với Collins, họ quay về Trái Đất và hạ cánh ở Biển Thái Bình Dương vào ngày 24 tháng 7.
Phát sóng trực tiếp trên sóng truyền hình đến khán giả toàn cầu, Armstrong vừa bước đi trên bề mặt Mặt Trăng vừa phát biểu một câu nói nổi tiếng: "Đây là bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của cả nhân loại." Apollo 11 kết thúc một cách hiệu quả Cuộc chạy đua vào Không gian giữa 2 siêu cường Hoa Kỳ và Liên Xô với chiến thắng thuộc về người Mỹ, qua đó hoàn thành mục tiêu được đề ra vào năm 1961 bởi Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong một cuộc họp báo trước Quốc hội Hoa Kỳ: "Trước khi thế kỷ XX kết thúc, bằng mọi giá chúng ta phải chiến thắng cuộc chạy đua cam go này. Chúng ta sẽ đưa một người lên Mặt Trăng và đưa anh ấy quay trở về Trái Đất một cách an toàn. Anh ấy chắc chắn sẽ được cả nước Mỹ nhớ đến như một người anh hùng đã chinh phục cả một vũ trụ rộng bao la ở ngoài Trái Đất."
Kế hoạch
[sửa | sửa mã nguồn]Phi hành đoàn
[sửa | sửa mã nguồn]Vị trí | Phi Hành Gia |
---|---|
Chỉ Huy | Neil A. Armstrong |
Phi công của Mô-đun Điều khiển | Michael Collins |
Phi công của Mô-đun Mặt Trăng | Edwin "Buzz" E. Aldrin, Jr. |
Mỗi thành viên của Apollo 11 đã từng tham gia một chuyến bay vũ trụ trước nhiệm vụ này, dẫn đến việc đây là Phi hành đoàn thứ hai được cấu tạo từ các Phi hành gia kỳ cựu (Chuyến đầu tiên là Apollo 10) trong lịch sử chuyến bay không gian của loài người.
Collins thực chất được chọn là phi công của Mô-đun Điều Khiển(CMP) của Apollo 8 nhưng bị loại bỏ do ông cần một ca phẫu thuật lưng và được thay thế bởi Jim Lovell, là Phi hành gia dự bị cho chuyến bay đó. Sau khi Collins được kiểm tra y tế và có thể quay trở lại, ông được phân công vào vị trí của Lovell trên tàu Apollo 11; với tư cách là cựu phi hành gia của Apollo 8, Lovell được chuyển về vị trí phi hành đoàn dự bị của Apollo 11, nhưng được thăng cấp trở thành Chỉ huy Dự bị.
Phi hành đoàn Dự bị
[sửa | sửa mã nguồn]Vị trí | Phi Hành Gia | ||
---|---|---|---|
Chỉ Huy | James A. Lovell, Jr. | ||
Phi công của Mô-đun Điều Khiển | William A. Anders | ||
Phi công của Mô-đun Mặt Trăng | Fred W. Haise, Jr. |
Vào những năm đầu 1969, Anders chấp nhận một việc làm tại Hội đồng Vũ trụ Quốc gia, đến tháng 8 năm 1969 và thông báo rằng ông sẽ về hưu và trở thành Phi hành gia vào ngày hôm đó. Tại thời điểm đó, Ken Mattingly được chuyển từ Phi hành đoàn Hỗ trợ đến Huấn luyện song song cùng Anders cho vị trí Chỉ huy Phi hành đoàn Dự bị trong trường hợp Apollo 11 bị hoãn quá kế hoạch phóng vào Tháng 7 (tại thời điểm này Anders sẽ không được tham gia nếu ông được cần tới) và sau đó sẽ tham gia Phi hành đoàn của Lovell và cuối cùng được bổ nhiệm là Phi công của Mô-đun Điều khiển trong phi vụ Apollo 13.
Đội hỗ trợ
[sửa | sửa mã nguồn]- Charlie Duke, liên lạc viên (CAPCOM)
- Ronald Evans (CAPCOM)
- Owen K. Garriott (CAPCOM)
- Don L. Lind (CAPCOM)
- Ken Mattingly (CAPCOM)
- Bruce McCandless II (CAPCOM)
- Harrison Schmitt (CAPCOM)
- Bill Pogue
- Jack Swigert
Điều hành chuyến bay
[sửa | sửa mã nguồn]- Cliff Charlesworth (Đội Xanh), phụ trách trong khoảng thời gian phóng và đi bộ trên Mặt Trăng
- Gene Kranz (Đội Trắng), phụ trách trong khoảng thời gian hạ cánh
- Glynn Lunney (Đội Đen), phụ trách trong khoảng thời gian bay lên từ bề mặt.
Tên mật mã
[sửa | sửa mã nguồn]Sau phi hành đoàn của Apollo 10 đặt tên cho phi thuyền của họ Charlie Brown và Snoopy, Phó Giám đốc Quần Chúng Julian Scheer viết thư cho Giám đốc của Trung tâm Phi Thuyền Có Người Lái (Manned Spacecraft Center - MSC) đề nghị việc phi hành đoàn của Apollo 11 giảm bớt việc thiếu nghiêm túc khi đặt tên cho phi thuyền của họ. Cái tên Đá Bào (Snowcone) và Đống Rơm (Haystack) đã được sử dụng và tuyên truyền cho báo chí, nhưng Phi hành đoàn quyết định đổi chúng.
Mô-đun điều khiển được đặt tên là Columbia phỏng theo tên Columbiad, một vỏ tàu không gian khổng lồ được bắn lên trời bởi một khẩu pháo (cũng ở Florida) trong cuốn tiểu thuyết năm 1865 Từ Trái Đất đến Mặt Trăng của Jules Verne. Mô-đun Mặt Trăng được đặt tên là Đại bàng (Eagle) từ loài quốc điểu của Hoa Kỳ, đại bàng đầu trọc, con vật được vẽ một cách rất nổi bật trên ký hiệu của nhiệm vụ.
Ký hiệu
[sửa | sửa mã nguồn]Ký hiệu của nhiệm vụ Apollo 11 được thiết kế bởi Collins, người muốn nó trở thành biểu tượng cho sự kiện "Hạ cánh trên Mặt Trăng một cách hòa bình" của người Mỹ. Ông chọn một con Đại Bàng cho biểu tượng, đặt một nhành Olive trong mỏ của nó và vẽ khung nền là Mặt Trăng cùng Trái Đất ở một khoảng cách phía sau. Người phát ngôn của NASA nói móng của Đại Bàng nhìn quá "chiến tranh" và sau một vài cuộc thảo luận, nhành Olive được chuyển xuống móng Đại bàng. Phi hành đoàn quyết định số La Mã XI tại một số quốc gia sẽ không hiểu cho nên đã đi với chữ "Apollo 11"; họ quyết định sẽ không đặt tên của họ lên phù hiệu, để cho ký hiệu tượng trưng cho "Tất cả những ai đã làm việc để có được sự kiện đó." Mọi màu sắc đều tự nhiên, với màu xanh và viền màu vàng bên ngoài phù hiệu.
Khi đồng xu Dollar Eisenhower được xuất bản năm 1971, thiết kế của phù hiệu cho con Đại bàng được in trên mặt sau. Thiết kế cũng được sử dụng cho đồng xu nhỏ hơn, đồng Dollar Susan B. Anthony được xuất bản năm 1979, đúng một thập kỷ sau nhiệm vụ Apollo 11.
Vật lưu niệm
[sửa | sửa mã nguồn]Các đồ vật lưu niệm được Neil Armstrong mang theo bao gồm một miếng gỗ từ cánh quạt trái từ chiếc máy bay đầu tiên của Anh Em Wright năm 1903 và một mảnh vải từ cánh của nó, cùng với một huy hiệu hình kim cương được tặng cho Deke Slayton từ các góa phụ của Phi hành đoàn Apollo 1. Chiếc huy hiệu này đáng lẽ sẽ được mang theo trên Apollo 1 và được tặng cho Slayton sau nhiệm vụ nhưng sau vụ thảm họa nổ bãi phóng và lễ tang sau đó, các góa phụ tặng chiếc huy hiệu cho Slayton và Armstrong mang theo nó trên Apollo 11.
Nhiệm vụ
[sửa | sửa mã nguồn]Nhiệm vụ kéo dài 9 ngày với mục tiêu thu thập mẫu vật, đưa con người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.
Thuyết âm mưu
[sửa | sửa mã nguồn]Với chuyến bay vào không gian Apollo 11, cuộc đổ bộ lên mặt trăng được coi như là một bước tiến vĩ đại của con người trong việc chinh phục vũ trụ. Nhưng bên cạnh đó có không ít thuyết âm mưu gây tranh cãi việc con người tới được Mặt Trăng là một điều phi lý với nhiều câu hỏi như: lá cờ lại bay được, ai là người chụp lại hình ảnh của các phi hành gia, bầu trời Mặt Trăng không có ngôi sao nào, tàu thám hiểm đổ bộ xuống mà không gây ra dấu tích gì, mọi thứ vẫn không bị tan chảy ở nhiệt độ 138°C.[14][15] Tất cả điều này đều đã được lý giải rõ ràng. Lá cờ được cố định bằng các khung ngang để trải rộng lá cờ, tuy nhiên do các khung không được thẳng nên lá cờ không thể trải rộng mà bị nhăn nheo nhìn giống như đang bay trước gió, không hề có các máy ảnh hay camera nào được các phi hành gia cầm trên tay vì camera được gắn trên áo của các phi hành gia, ánh sáng của các ngôi sao đã bị che mờ bởi bề mặt mặt trăng phản xạ ánh sáng mặt trời, tàu thám hiểm đã giảm ga và bay trên không để dò sát bề mặt một khoảng thời gian trước khi hạ cánh, bởi vậy đã không có những chấn động mạnh in hằn lên bề mặt của Mặt Trăng. Nhiệt độ bề mặt của mặt trăng lên tới 138 độ C nhưng các phi hành gia cùng các thiết bị và phim ghi hình đều được bao bọc trong các lớp hoặc hộp bảo vệ công nghệ cao. Thêm vào đó, phi hành đoàn đổ bộ lúc bình minh của mặt trăng nên nhiệt độ xuống thấp đáng kể. Cuối cùng, bức ảnh ghi lại hình ảnh lúc rời đi của các phi hành gia được chụp bởi một camera được bỏ lại trên Mặt trăng và được điều khiển từ Trái Đất.[14]
Nguồn gốc của các thuyết âm mưu về việc người Mỹ chưa hề đặt chân lên Mặt trăng bắt đầu bằng cuốn sách 'Chúng ta chưa bao giờ lên Mặt Trăng - We Never Went to the Moon' của Bill Kaysing (1922-2005).[cần dẫn nguồn] Dù Bill Kaysing nhiều lần khẳng định mình chẳng biết gì về công nghệ tên lửa, nhưng khi ông ta khẳng định video đặt chân lên Mặt Trăng được quay tại một khu vực bí mật đặt trong Area 51, người ta tin ngay. Ông đã tìm kiếm bằng chứng cho cáo buộc của mình, với các bức ảnh mù mờ và những giả thuyết được cho là khôi hài. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, các giả thuyết của ông vẫn còn tồn tại đến ngày nay trong các bộ phim Hollywood, phim tài liệu Fox News, diễn đàn Reddit và các kênh YouTube.[16]
Ở Liên Xô vào năm 1969, không ai trong số quan chức cũng như giới truyền thông nước này nghi ngờ về thành tích của các phi hành gia Mỹ. Phi hành gia người Nga Georgy Grechko, một thành viên trong chương trình Mặt trăng của Liên Xô cho biết:"Khi chúng tôi nhận được tín hiệu từ Mặt trăng, chúng tôi đã nhận được chúng từ Mặt trăng thật sự chứ không phải từ Hollywood"[17] Vào thời điểm đó, tất cả các hệ thống trinh sát của Liên Xô đang theo dõi chuyến bay có người lái đầu tiên lên Mặt trăng. Thiết bị vô tuyến của Liên Xô đã nhận được tín hiệu từ Apollo 11 cũng như tất cả các thông tin liên lạc âm thanh và đoạn phim truyền hình về cuộc đổ bộ Mặt Trăng.[17]
Nhà thiết kế tàu vũ trụ và là phi hành gia Konstantin Feoktistov đã kết luận: '"Dàn dựng một trò lừa bịp như thế có lẽ cũng khó như việc thực hiện sứ mệnh thực sự" "Trước tiên, cần phải gửi trạm vô tuyến lên Mặt Trăng, sau đó đưa tàu Apollo 11 đến. Rồi tạo ra hàng chục nhà máy sản xuất tàu vũ trụ giả. Rồi giai đoạn trở về Trái Đất... Tất cả đều quá phức tạp. Thậm chí còn khó khăn hơn cả một cuộc đua trong không gian giữa hai siêu cường".[17]
Tuy nhiên, vào cuối những năm 1990, "Thuyết âm mưu Mặt trăng" nổi tiếng thế giới đã đến Nga, nơi được rất nhiều người hưởng ứng. Giải thích cho điều này, nhiều ý kiến cho rằng, một nước Nga non trẻ đang rất cần những quan niệm "giả ái quốc" để thúc đẩy tinh thần dân tộc, trong đó mô tả rằng người Mỹ đã lừa dối tất cả mọi người, kể cả Liên Xô, được cho là quốc gia đi đầu trong mọi lĩnh vực. Theo tác giả người Nga Mukhin, những quan chức Liên Xô và một số nhà khoa học nước này còn là một phần của âm mưu vì họ có những lợi ích nhất định.[17]
Liên bang Xô-viết đã huỷ bỏ chương trình Mặt Trăng của mình vào giữa những năm 1970 sau các sự cố khiến 4 tên lửa thí nghiệm trong chương trình này phát nổ. Vào năm 2015, một cựu phát ngôn viên của Uỷ ban Điều tra Nga đã kêu gọi một cuộc điều tra đối với các sứ mệnh hạ cánh xuống Mặt Trăng của NASA.[cần dẫn nguồn]
Nhận định
[sửa | sửa mã nguồn]- "Neil Armstrong là một trong những người anh hùng vũ trụ vĩ đại nhất mọi thời đại của nước ta. Khi ông ấy và các đồng đội của mình lên đường thực hiện sứ mệnh trên phi thuyền Apollo 11 năm 1969, họ dường như đã mang trên vai trọng trách cũng như khát vọng của đất nước và người dân nước Mỹ chúng ta. Chính họ đã cho cả thế giới thấy rằng chỉ cần có sức mạnh và lý trí, chúng ta có thể chinh phục được mọi thứ xung quanh, làm được những điều ngoài sức tưởng tượng.[cần dẫn nguồn]" - Tổng thống Mỹ Barack Obama, phát biểu trong lễ kỷ niệm ngày sinh của phi hành gia Neil Armstrong
- "Đó thực sự là một điều tuyệt vời khi tôi đã chứng kiến được cái khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong đời tôi, khoảnh khắc một công dân Mỹ đã hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh đầy ý nghĩa của mình trên phi thuyền Apollo 11. Người đó không ai khác chính là Neil Armstrong. Tôi chưa bao giờ thấy phi hành gia nào vĩ đại hơn ông ấy cả, ông ấy quả là một người anh hùng chinh phục vũ trụ ".[18] - Giám đốc điều hành của chuyến bay Apollo 11 Gene Kranz
- "Trong vòng 500 năm tới, khi sự kiện Trân Châu Cảng xảy ra rồi thì cuộc đổ bộ lên mặt trăng của Apollo 11 của Neil Armstrong vẫn sẽ được nhớ đến như là sự kiện quan trọng nhất của thế kỷ 20 bên cạnh hai cuộc chiến tranh thế giới, sự phát hiện ra thuyết tương đối, vật lý lượng tử và vũ khí hạt nhân của Einstein"[19]. - Nhà sử học Arthur Schlesinger Jr
Video
[sửa | sửa mã nguồn]- Neil Armstrong mô tả bề mặt của Mặt Trăng trước khi đặt chân lên.
- Buzz Aldrin bước lên bề mặt Mặt Trăng.
- Apollo 11 - đáp trên Biển Tĩnh lặng - 20 tháng 7 năm 1969, cảnh phim hạ cánh 16mm.
- Đoạn phim dựng các cảnh quan trọng của chuyến bay Apollo 11.
- So sánh giữa đoạn băng gốc và đoạn mới phục hồi của Apollo 11 cho thấy Neil Armstrong bước xuống Mặt Trăng bằng thang của mô đun Mặt Trăng.
- So sánh giữa đoạn băng gốc và đoạn mới phục hồi của Apollo 11 cho thấy Buzz Aldrin bước theo Neil Armstrong.
- So sánh giữa đoạn băng gốc và đoạn mới phục hồi của Apollo 11 cho thấy Neil Armstrong đang dọc tấm biển của Apollo 11 được làm riêng cho phi vụ.
- So sánh giữa đoạn băng gốc và đoạn mới phục hồi của Apollo 11 cho thấy Neil Armstrong và Buzz Aldrin giương cờ Mỹ trên Mặt Trăng.
- Đoạn băng ngắn quay các cảnh của phi vụ Apollo 11.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Byrne., Dave (8 tháng 7 năm 2019). “Apollo 11 Image Library”. hq.nasa.gov. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2021.
- ^ “Apollo 11 Command and Service Module (CSM)”. NASA Space Science Data Coordinated Archive. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2019.
- ^ “Apollo 11 Lunar Module / EASEP”. NASA Space Science Data Coordinated Archive. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2019.
- ^ a b “Apollo 11 Press Kit” (PDF). history.nasa.gov. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Ground Ignition Weights”. history.nasa.gov. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2022.
- ^ Loff, Sarah (17 tháng 4 năm 2015). “Apollo 11 Mission Overview”. NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2018.
- ^ a b c d e “Apollo 11 Mission Summary”. Smithsonian Air and Space Museum. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2019.
- ^ a b Orloff 2000, tr. 106.
- ^ a b c Orloff 2000, tr. 109.
- ^ Jones, Eric M. biên tập (1995). “The First Lunar Landing”. Apollo 11 Lunar Surface Journal. NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013.
- ^ Orloff 2000, tr. 97.
- ^ Williams, David R. (11 tháng 12 năm 2003). “Apollo Landing Site Coordinates”. NASA Space Science Data Coordinated Archive. NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2021.
- ^ Orloff 2000, tr. 107.
- ^ a b “Cuộc đổ bộ của con người lên mặt trăng là sản phẩm của Hollywood?”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2016.
- ^ “10 lý do nghi người Mỹ chưa từng lên mặt trăng”.
- ^ “Vì sao trên Mặt trăng không có không khí mà quốc kỳ Mỹ tung bay?”.
- ^ a b c d “Vì sao có đến 76% người Nga không tin rằng người Mỹ đã đổ bộ lên Mặt trăng?”.
- ^ “50 năm ngày con người đặt chân lên Mặt Trăng (20/7/1969 - 20/7/2019) Kỳ 3: "Thế hệ vĩ đại nhất" của nước Mỹ”.
- ^ “50 năm ngày con người đặt chân lên Mặt Trăng (20/7/1969 - 20/7/2019): Kỳ 2: Bước chân lưu dấu”.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Apollo 11.Bài viết liên quan đến Hoa Kỳ này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
| |||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
| |||||||||||
Tổ hợp phóng |
| ||||||||||
Cơ sở mặt đất |
| ||||||||||
Tên lửa đẩy |
| ||||||||||
Tàu vũ trụvà xe tự hành |
| ||||||||||
Chuyến bay |
| ||||||||||
Apollo 8 cụ thể |
| ||||||||||
Apollo 11 cụ thể |
| ||||||||||
Apollo 12 cụ thể |
| ||||||||||
Apollo 13 cụ thể |
| ||||||||||
Apollo 14 cụ thể |
| ||||||||||
Apollo 15 cụ thể |
| ||||||||||
Apollo 16 cụ thể |
| ||||||||||
Apollo 17 cụ thể |
| ||||||||||
Hậu Apollosử dụng capsule |
| ||||||||||
|
| |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Chính sáchvà lịch sử |
| ||||||
Chương trìnhrobot |
| ||||||
Chương trìnhdu hành không giancó người lái |
| ||||||
Các nhiệm vụ riêng lẻnổi bật(người và robot) |
| ||||||
Điều hướngvà truyền thông |
| ||||||
Danh sách NASA |
| ||||||
Ảnh và tác phẩmnghệ thuật NASA |
| ||||||
|
| |
---|---|
Người đã đặt chân lên Mặt Trăng |
|
Danh sách người đã bay về từ Mặt Trăng nhưng chưa đặt chân lên Mặt Trăng |
|
|
| ||
---|---|---|
| ||
Nhiệm kỳ tổng thống(niên biểu) |
| |
Diễn văntổng thống |
| |
Bầu cử |
| |
Đời tư |
| |
Sách |
| |
Cái chết |
| |
Di sản |
| |
Tưởng niệm,đặt tên |
| |
Gia tộc |
| |
|
Tiêu đề chuẩn |
|
---|
Từ khóa » đi Từ Trái đất đến Mặt Trăng Mất Bao Lâu
-
Mất Bao Lâu để Lên được Mặt Trăng? - VnReview
-
Từ Trái đất đến Mặt Trăng Tốn Bao Lâu? - Cân điện Tử Fujihatsu
-
Mất Bao Lâu để đi Bộ Vòng Quanh Mặt Trăng? - Báo Hà Tĩnh
-
Tàu Vũ Trụ đi Nhanh Như Thế Nào, Mất Bao Lâu Mới đến được Sao Hoả
-
Đi Bộ Từ Trái Đất Lên Mặt Trăng Mất Bao Lâu? - Tư Vấn - Zing
-
Đi Tới Mặt Trăng Mất Bao Lâu
-
588 Chuyến Khứ Hồi Trái đất - Mặt Trăng - Báo Tuổi Trẻ
-
Khoảng Cách Từ Trái Đất đến Mặt Trăng Là Bao Xa?
-
Mất Bao Lâu để đi Bộ Vòng Quanh Mặt Trăng? - VietNamNet
-
Mặt Trăng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khoảng Cách Từ Trái đất Và Mặt Trăng
-
Khoảng Cách Từ Trái Đất đến Mặt Trăng Và Các Hành Tinh Khác
-
50 Năm Chinh Phục Mặt Trăng Qua 50 Con Số: Vận Tốc, Khoảng Cách
-
Khoảng Cách Từ Mặt Trăng đến Trái đất - Pinterest