App đa Cấp Lừa đảo Nở Rộ, Nguyên Nhân Từ đâu?
Có thể bạn quan tâm
Theo các chuyên gia, không chỉ đánh vào tâm lý muốn giàu, đổi đời nhanh của người dân, mô hình app đa cấp lừa đảo nở rộ như hiện nay còn xuất phát từ những “kẽ hở” về mặt pháp lý…
Đa cấp lừa đảo là vấn đề không mới, thế nhưng, hình thức này ngày một biến tướng tinh vi khi “núp bóng” dưới ứng dụng công nghệ như: blockchain, tiền điện tử, quyền chọn nhị phân,… để chiêu dụ người tham gia.
Thực tế, khi nhà đầu tư tiếp cận với các app đa cấp, thử với số tiền nhỏ, hầu hết đều thấy thành công, từ đó tăng dần số tiền lên, cho đến khi toàn bộ vốn liếng của họ đã nằm trọn trong cái bẫy thì app “bốc hơi” hoặc website “sập”… Ví dụ như các sàn Thodex, Coolcat… trả lãi cho các nhà đầu tư hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng ngày với lợi nhuận lên đến 100%/tháng.
Sự nở rộ của các app đa cấp lừa đảo, đang khiến dư luận vô cùng quan ngại - Ảnh minh họa
Như sàn Coolcat cam kết trả lãi 20.000 đồng mỗi ngày cho số tiền một triệu nhà đầu tư bỏ ra, tức 2% một ngày và khoảng 60% một tháng, trong khi đó, mô hình kinh doanh thì không rõ ràng, thậm chí không công bố mô hình, phương thức kinh doanh để mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Những mô hình này, thay vì tập trung vào sản phẩm, dịch vụ mà chỉ chú trọng vào việc lôi kéo được càng nhiều người tham gia càng tốt.
Thông tin với báo chí, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh - Trưởng bộ môn Quản trị Tài chính quốc tế, Học viện Tài chính chia sẻ, điểm nhận biết mô hình đa cấp lừa đảo nằm ở việc họ không tập trung vào ứng dụng sản phẩm, dịch vụ mà chỉ chú trọng lôi kéo được nhiều người tham gia nhất có thể. Càng rủ rê được nhiều người, càng có lợi nhuận cao hơn.
Gần đây nhất là sự phát triển của các mô hình đa cấp Bounty, đây là hình thức yêu cầu người dùng làm nhiệm vụ, kêu gọi bạn bè tham gia, trọng tâm của mô hình này là việc khuyến khích người đầu tư nạp tiền vào để nhận nhiều thưởng hơn.
Thời gian vừa qua, dư luận vô cùng quan ngại khi chị T. Hà ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai, là một trong những nạn nhân của hình thức này, cùng với đó là danh sách 160 nạn nhân do Hà tập hợp, số tiền mỗi người chịu thiệt hại dao động từ vài trăm nghìn đến hơn trăm triệu đồng.
Theo các chuyên gia, ngoài đánh vào lòng tham của người tham gia, còn là vấn đề "kẽ hở" pháp lý - Ảnh minh họa
Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Giám đốc Công ty Luật TNHH SB LAW, ngoài rủi ro pháp lý, người tham gia còn chấp nhận việc họ có thể mất trắng số tiền đầu tư, bởi các ứng dụng Bounty đa cấp lừa đảo thường không có đại diện chính danh. "Do hoạt động ngoài luồng pháp luật nên khi có vấn đề xảy ra, quyền lợi của người tham gia đầu tư khó được bảo đảm", luật sư Hà chia sẻ.
Cũng theo Luật sư Hà, hành vi lừa đảo thông qua đầu tư tài chính trên ứng dụng hoàn toàn có thể bị khởi tố hình sự, với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
“Việc quan trọng nhất đó là cần hoàn thiện khung pháp lý cho các hoạt động tài chính, trong đó, cần phải quy định rõ: Những hành vi nào bị cấm, những “sàn giao dịch” nào thì được phép thực hiện, như vậy, căn cứ để xử lý vi phạm sẽ rõ ràng hơn, người dân sẽ tham khảo khung pháp lý để nhận biết các mô hình kinh doanh nào hợp pháp, các mô hình nào là biến tướng, lừa đảo”, Luật sư Hà nêu quan điểm.
Theo Luật sư Hà, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo một cách hoàn chỉnh. Khung pháp lý liên quan đến tiền ảo khi được hoàn thiện sẽ hạn chế, ngăn chặn có hiệu quả các rủi ro, phòng ngừa hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực này.
“Bên cạnh đó, cần phải tăng cường cảnh báo, truyền thông trên các phương tiện đại chúng về các app biến tướng để nâng cao nhận thức của người dân để phân biệt tiền ảo, tiền điện tử, đồng thời tăng cường cảnh báo về những rủi ro, nguy cơ và hệ lụy của việc tham gia mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tiền ảo bất hợp pháp.
Ngoài ra, cần bổ sung các quy định về quản lý các ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý an ninh mạng khi có rất nhiều trang web quảng cáo công khai về các ứng dụng lừa đảo trên, tuy nhiên vẫn tồn tại trên các kết quả tìm kiếm trên mạng mà vẫn chưa bị gỡ bỏ.
Cùng với việc bổ sung các quy định thì chúng ta cũng cần tổ chức thực hiện các quy định này, tổ chức kiểm tra giám sát thường xuyên và xử lý vi phạm thật nghiêm khắc các hành vi lừa đảo bị phát hiện cũng như thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, cần tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ có liên quan tới tiền ảo”, Luật sư Hà nói.
Có thể bạn quan tâm
Đầu tư Forex là hình thức kinh doanh đa cấp rất rủi ro, pháp luật không bảo hộ
18:33, 02/03/2021
Dự thảo Nghị định về quản lý kinh doanh đa cấp: Can thiệp vào quyền tự chủ của doanh nghiệp
11:41, 21/01/2021
Điểm mặt những vụ đa cấp tài chính lừa đảo “khủng” năm 2020
11:00, 29/12/2020
“Trùm” đa cấp Liên Kết Việt sử dụng “chiêu trò” gì để lấy lòng tin của các bị hại?
10:34, 22/12/2020
“Trùm” đa cấp Liên Kết Việt khai gì tại tòa?
00:50, 22/12/2020
Từ khóa » Bounty Có Lừa đảo
-
Mất 154 Triệu đồng Sau 10 Ngày Vì Dùng App đa Cấp Bounty
-
Không Chỉ Coolcat, Bounty, Hãy Tránh Xa Các ứng Dụng “làm Giàu ...
-
Review Bounty Có Lừa đảo Khách Hàng Và Dính Phốt?
-
No Photo Description Available. - Facebook
-
Mất 154 Triệu đồng Sau 10 Ngày Vì Dùng App đa Cấp ... - VietNamNet
-
Bounty Là Gì? Có Nên Tham Gia Vào Các Dự án Bounty Không?
-
Bùng Nổ App, Trang Web 'làm Giàu' Lừa đảo
-
Crypto Airdrop Có Lừa Đảo Không? Cách Nhận Biết Airdrop Lừa Đảo
-
Airdrop Và Bounty Là Gì ? Có Thực Sự Kiếm Tiền được Với Mô Hình Này ...
-
SERIES NHẬN DIỆN LỪA ĐẢO 04: Ứng Dụng (App) Tín Dụng đen
-
Airdrop Là Gì? Hướng Dẫn Làm Airdrop Bounty Không Bị Lừa đảo - NFT
-
Hãy Tránh Xa Những Chiêu Trò Lừa Đảo Crypto! - Infinito Wallet
-
Bùng Nổ App, Trang Web 'làm Giàu' Lừa đảo - Báo Thanh Niên