Aptomat Chống Giật Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc Của ...

Aptomat chống giật là loại Aptomat được sử dụng cực kỳ phổ biến hiện nay, Aptomat giúp dòng điện của chúng ta luôn được an toàn trong quá trình sử dụng. Vậy Aptomat chống giật là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của aptomat chống giật ra sao.

Bài viết dưới đây của nhà phân phối thiết bị điện Panasonic sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi bên trên nhé.

Mục lục

Toggle
  • Aptomat chống giật là gì?
  • Chức năng chính của Aptomat chống giật
  • Cấu tạo và nguyên lý làm việc của aptomat chống giật
  • Các ký hiệu trên aptomat chống giật

Aptomat chống giật là gì?

Aptomat chống giật còn có tên gọi khác là Cb chống giật, aptomat chống rò dòng, cầu dao chống giật,… Cũng giống với Aptomat thông thường khác thì Aptomat chống giật có nhiều loại khác như:

Aptomat chống giật dạng tép (RCCB) có tên tiếng anh là “Residual Current Circuit Breaker”.

Aptomat chống giật là gì?

Aptomat chống giật dạng tép có thêm tính năng bảo vệ dòng quá tải (RCBO) có tên tiếng anh là “Residual Circuit Breaker with Overcurrent protection”.

Aptomat chống giật dạng khối có bảo vệ dòng khi quá tải (ELCB) có tên tiếng anh là “Earth Leakage Circuit Breaker”.

Chức năng chính của Aptomat chống giật

Aptomat chống giật có 2 loại chính gồm: Aptomat chống giật 1 pha và aptomat chống giật 3 pha. Tuy nhiên, mỗi loại Aptomat sẽ mang cho mình 1 chức năng khác nhau.

Aptomat chống giật 1 pha: Thông thường sẽ so sánh với dòng điện chạy qua 2 dây mát và lửa, nếu như dòng điện này khác một ngưỡng mà nhà sản xuất quy định, chúng sẽ tự động ngắt dòng điện khỏi dòng tải và không cho tải làm việc nữa. Nhà sản xuất thường thiết kế các ngưỡng rò dòng như: 15mA, 30mA, 100mA, 200mA, 300mA, 500mA.

Chức năng chính của Aptomat chống giật

Aptomat chống giật 3 pha: Chúng sẽ so sánh với dòng điện chạy qua 3 dây pha và dây trung tính. Nếu như dòng điện này khác nhau quá một ngưỡng rò nhất định thì chúng sẽ tự ngắt.

Xem ngay: Mua thiết bị điện Panasonic ở đâu giá rẻ chất lượng?

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của aptomat chống giật

Aptomat chống giật dùng cho 1 pha: Thông thường, chúng ta cho 2 dây mát và dây lửa đi qua 1 biến dòng có lõi sắt. Đây là 1 biến lõi xuyến với cuộn dây sơ cấp 1 vòng dây và cuộn thứ cấp vài chục vòng dây.

Theo nguyên tắc dòng điện, dòng điện sẽ được đi ra ở dây nóng và sẽ về ở dây mát và ngược lại đi ra dây mát thì sẽ đi về bằng dây nóng là ngược chiều với nhau.

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của aptomat chống giật

Dễ hiểu hơn, từ trường sẽ biến thiên chúng sinh trong lõi sắt của biến dòng là hoàn toàn ngược chiều với nhau. Nếu 2 dòng điện này sinh ra bằng nhau thì 2 từ trường biến thiên sẽ triệt tiêu nhau làm cho điện áp ra của cuộc thứ cấp biến dòng = 0.

Nếu điện áp đi qua 2 dây bị rò thì dòng điện trên 2 dây khác nhau, thì 2 từ trường biến thiên sinh ra trong lõi sắt khác nhau sẽ làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn dây thứ cấp của biến thế dòng, lúc này dòng điện sẽ được cảm biến đưa đến IC để kiểm tra xem có lớn hơn dòng rò an toàn không? Nếu như lớn hơn thì IC sẽ cấp điện cho Triac.

Để phát hiện dòng rò lớn tới vài trăm mA thì không nhất thiết phải dùng đến IC mà sử dụng ngay lực điện từ tạo ra khi có dòng điện chạy trong cuộn dây để đóng ngắt aptomat chống giật.

aptomat panasonic

Aptomat chống giật dành cho dòng điện 3 pha 3 dây thì tương tự như bên trên, với 3 dây pha sẽ đi qua tâm biến dòng.

Aptomat chống giật cho dòng điện 3 pha 4 dây thì cũng giống với bên trên và dây trung tính sẽ đi qua tâm biến dòng.

Có thể bạn quan tâm: Báo giá thiết bị điện Panasonic mới nhất

Các ký hiệu trên aptomat chống giật

Các ký hiệu trên aptomat chống giật

  • ln: Đây là ký hiệu định mức.
  • Dòng rò: Aptomat chống giật thường sẽ được chế tạo dòng rò cố định ở mức 15mA, 30mA hoặc dòng có thể điều chỉnh lên đến các mức như 100mA/ 200mA/ 300mA/ 500mA (có lẫy gạt để có thể chọn được mức dòng rò tương ứng). Khi dòng điện rò bị vượt quá dòng quy định, lúc này aptomat chống giật sẽ tự động ngắt.
  • Ue: Điện áp làm việc định mức của aptomat chống giật.
  • Icu: Dòng cắt ngắn mạch là khả năng chịu đựng được của dòng lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.
  • Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian của thiết bị.
  • Lcs: Khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự của của thiết bị. Khả năng này thường phụ thuộc vào các nhà sản xuất trang bị cho mỗi aptomat chống giật khác nhau.
  • AT: Dòng điện tác động.
  • AF: Dòng điện khung.
  • Mechanical/electrical endurace: Số lần đóng ngắt bằng tay cho phép/số lần đóng cắt điện cho phép của thiết bị.

Có thể bạn cần: Isolator là gì? Chức năng và vai trò của cầu dao cách ly

0902 504 886 0908 504 886 Chat Zalo Chỉ đường

Từ khóa » Nguyên Lý Của Aptomat Chống Giật