Ấu Trùng Và Thành Trùng Bọ Cánh Cứng - Untitled 1
Có thể bạn quan tâm
BỌ CÁNH CỨNG HẠI DỪA VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ (00:00 | 26/05/2017) Cây dừa là một trong các cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới. Ngoài giá trị về kinh tế vì tính đa dụng, rất nhiều sản phẩm có giá trị được tạo ra từ vỏ dừa, gáo dừa, cơm dừa, thậm chí từ lá dừa, thân dừa, …Cây dừa là loài cây được trồng nhiều ở các nước thuộc vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, dừa được trồng nhiều các tỉnh duyên hải miền trung, ở đồng bằng sông Cửu Long. Riêng tỉnh Kiên Giang có diện tích trồng dừa khoảng 9.202 ha, phân bố ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh. Ngày nay, giá dừa đang lên cao càng kích thích nông dân mở rộng diện tích trồng dừa mới. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc có một số sâu bệnh gây thiệt hại cho người sản xuất. Trong đó, bọ cánh cứng hại dừa (bọ dừa) phát triển và gây hại là một thách thức lớn đối với người trồng dừa. Từ tháng 4 năm 1999, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đã có thông báo đầu tiên ghi nhận về sự hiện diện của bọ cánh cứng trên cây cau cảnh và cây dừa tại Đồng Tháp. Sau đó các Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh thành phía Nam đã tổ chức điều tra sự hiện diện và phân bố của bọ cánh cứng, năm 2001 bọ cánh cứng hại dừa đã xuất hiện trên 21 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ, diện tích nhiễm 6.200 ha, nhiễm nặng 1.500 ha. Cao điểm vào năm 2002 diện tích nhiễm bọ cánh cứng hại dừa lên tới 42.000 ha, nặng nhất ở Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Long An, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang và Cà Mau. Năm 2016 diện tích nhiễm bọ cánh cứng hại dừa trên 22.000 ha, trong đó diện tích nhiễm nhẹ-trung bình trên 21.000 ha, nhiễm nặng khoảng 1.000 ha (diện tích nhiễm giảm 12.000 ha so với năm 2015). Riêng ở tỉnh Kiên Giang trong năm 2016 với tổng số diện tích bị hại do bọ cánh cứng là 1.189 ha, trong đó diện tích bị gây hại nhẹ 940 ha, mức gây hại trung bình 214 ha, mức gây hại nặng 35 ha, phân bố ở các huyện Giồng Riềng, Châu Thành, U Minh Thượng, An Minh, Vĩnh Thuận, Phú Quốc, Rạch Giá và Tân Hiệp. Trước tình hình trên cần phải nắm rõ quy luật phát sinh, phát triển của bọ cánh cứng để có biện pháp quản lý hiệu quả. * Đặc điểm của bọ cánh cứng hại dừa Bọ cánh cứng hại dừa có tên khoa học là Brontispa longissima thuộc Họ ánh kim (Chrysomelidae), Bô ̣cánh cứng (Coleoptera). Bọ cánh cứng hại dừa có nguồn gốc từ đảo Samoa, là loài sâu hại chuyên tính, có khả năng di chuyển và phát tán rất nhanh. Con trưởng thành có đầu nhỏ màu đen, cánh cứng hơi có ánh kim. Khoảng 2/3 chiều dài cánh về phía cuối màu đen, phần gốc cánh và ngực màu vàng nâu. Chiều dài thân khoảng 9-10 mm, chiều rộng 2 mm, trên đầu có 2 râu, khi bò râu luôn hoạt động.
Ấu trùng và thành trùng bọ cánh cứng
Trưởng thành cái đẻ trứng trong các kẽ lá của đọt non chưa bung ra (một con cái có thể đẻ 120 trứng), trung bình một năm có khoảng 3 lứa gối nhau. Trứng hình bầu dục, màu nâu, dài khoảng 1,5 mm, nhiều trứng được kết dính lại với nhau và kết chặt trên bề mặt lá, thời gian phát dục của trứng khoảng 4-5 ngày. Ấu trùng có 4 tuổi, dài khoảng 20-25 ngày, mới nở có màu trắng ngà, sau chuyển dần sang vàng nâu, đẫy sức dài khoảng 8-9 mm, mình hơi dẹt và hẹp dần từ ngực về phía đuôi. Trên mình có nhiều lông tơ, di chuyển chậm và sợ ánh sáng. Ấu trùng hóa nhộng trong các kẽ lá, thời gian nhộng 5-6 ngày. Cả ấu trùng và trưởng thành đều sống trong các kẽ lá của đọt non, chúng thải phân (màu vàng đậm) lên bề mặt của lá giống như lớp bột cám, khi mở kẽ lá ra ấu trùng dễ rơi xuống đất do cơ thể dính một lớp bột phân. Gặp mưa hoặc thời tiết ẩm ướt, lớp phân sẽ tạo ra một môi trường dơ bẩn nơi chúng cư trú. * Triệu chứng và gây hại Ấu trùng và thành trùng phá hại bằng cách cạp biểu bì của lá, tạo ra những vết màu nâu đen chạy song song với gân lá. Nếu bi ̣ hại lá đọt sẽ có màu nâu đen, khi đọt mở ra, lá chét đã bi ̣chết khô, tua rua và rủ xuống. Lúc này con trưởng thành di chuyển xuống cuống lá hay bẹ lá chờ lá đọt kế tiếp xuất hiện sẽ di chuyển đến phá đọt mới này. Nếu mật số bọ cao, lá mới mọc ra đến đâu sẽ bị bọ cắn phá và chết dần đến đó, cây dừa sẽ bị còi cọc, cho năng suất rất thấp, hoặc không cho trái, nếu nặng cây có thể bi ̣chết. Cây dừa còn nhỏ thường bị bọ cánh cứng gây hại nhiều hơn cây dừa già, vào mùa khô bọ cánh cứng gây hại nhiều hơn mùa mưa, giai đoạn bọ non phá hại nhiều hơn trưởng thành.
Triệu chứng bọ dừa gây hại * Để hạn chế tác hại của bọ dừa, ngành Bảo vệ Thực vật đã hướng dẫn, các địa phương chỉ đạo áp dụng kết hợp nhiều biện pháp: - Biện pháp cơ học Chăm sóc tốt cây dừa để rút ngắn thời gian nở bung bó lá ngọn, hạn chế môi trường sinh sản của bọ cánh cứng và tăng sức đề kháng cho cây, cắt bỏ, tiêu hủy lá bị bọ cánh cứng tấn công. Đối với những cây dừa con trong vườn ươm và dừa mới trồng với số lượng ít nên bắt thủ công. Trước khi vâṇ chuyển cây dừa giống hoặc những cây thuộc họ cau dừa (cau vàng, cau trắng, cau đỏ, …) từ vùng này sang vùng khác cần kiểm tra kỹ các lá đọt, nếu phát hiện có bọ phải diệt trừ ngay tại chỗ không để chúng phát tán ra diện rộng. - Biện pháp sinh học Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam đã nhân nuôi thành công ong ký sinh Asecodes hispinarum để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa và đưa ra áp dụng đầu tiên ở 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đã mang lại hiệu quả cao, khống chế được sự phát triển của loài dịch hại này, không gây ô nhiễm môi trường từ đó nhân rộng nhiều tỉnh. Loài ong này có kích thước rất nhỏ, có màu đenvà khi đẻ trứng nó cố gắng đẻ vào bên trong cơ thể ấu trùng của bọ cánh cứng và cuối cùng tiêu diệt ấu trùng, thế hệ ong ký sinh mới bắt đầu sau 16-18 ngày. Quần thể ong ký sinh phát triển sẽ khống chế sự phát triển của quần thể bọ cánh cứng ở một mức độ thấp không gây hại cho cây dừa.Trong vài năm gần đây, tỉnh Kiên Giang ứng dụng biện pháp sinh học, nuôi ong ký sinh Asecodes hispinarum để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa đã mang lại hiệu quả cao, góp phần khống chế sự phát triển quần thể bọ dừa, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường. Song để biện pháp này phát huy hiệu quả cao cần sự “chung tay, góp sức” của cả cộng đồng.
Ong ký sinh ấu trùng bọ dừa Ngoài ra, Bọ đuôi kìm cũng là thiên địch của bọ cánh cứng hại dừa, Bọ đuôi kìm có khả năng bắt mồi cao, ăn từ 2-5 con bọ cánh cứng trên ngày. Việc nhân nuôi bọ đuôi kìm bằng sâu non, hoặc ấu trùng sâu gạo là rất thuận lợi và có thể áp dụng rộng rãi. Có thể nuôi bọ đuôi kìm trong thùng nhựa có lá khô để làm nơi cư trú và đẻ trứng của bọ đuôi kìm. Sau khoảng 2,5 tháng nuôi có thể thu hoạch bọ trưởng thành và ấu trùng để đem thả các vườn dừa có bọ cánh cứng hại dừa để chúng tự tìm tiêu diệt. Biện pháp hóa học Bọ dừa khá nhạy cảm với thuốc trừ sâu, các loại thuốc thuộc các nhóm lân, carbamate, cúc tổng hợp đều diệt bọ dừa dễ dàng trong thời gian ngắn. Vì nơi trú ẩn và gây hại của bọ dừa là ở đọt trong phiến lá non khi chưa bung. Do đó để đạt hiệu quả cao trong việc phòng trừ cần phun thật kỹ, phun đẫm nơi đầu ngọn, đọt non, kẽ, nách lá phun từng cây một và phun từ trên xuống. Có thể dùng Padan 95WP hoặc Basudin 10H trộn với mạt cưa túm vào bao vải mỏng treo ở ngọn cây đạt hiệu quả cao và hiệu quả có thể kéo dài đến 90 ngày. Dùng Actara bơm vào thân cây dừa, cách gốc dừa 1-1,5m, đục lổ nghiêng 45 độ, sâu khoảng 3-4cm, bơm thuốc và dùng đất sét bít lỗ lại.Hoặc dùng thuốc Diaphos 10G (dưới dạng túi lọc, mỗi gói chỉ nặng 30 gram) trèo lên ngọn rồi nhét 1-2 gói thuốc vào đọt non cây dừa để tiêu diệt bọ đang sinh sống bên trong. Ngoài tác dụng tiếp xúc, vị độc, thấm sâu thuốc Diaphos 10G còn có tác dụng xông hơi nên hiệu quả diệt trừ bọ rất cao, hiệu lực của thuốc có thể kéo dài tới 3 tháng và rất an toàn cho người ăn do không để lại dư lượng của thuốc trong nước dừa. Tóm lại để quản lý tốt bọ cánh cứng hại dừa cần áp dụng biện pháp quản lý dịch tổng hợp trên diện rộng. Tuy nhiên việc sử dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng nói chung và cây dừa nói riêng là xu hướng hiện nay của các nền nông nghiệp tiên tiến. Phương pháp trên có hiệu quả lâu dài, an toàn với con người và không gây ô nhiễm môi trường. Trên cây dừa, khi sử dụng nhiều biện pháp sinh học kết hợp với biện pháp cơ học và biện pháp canh tác hợp lý như vệ sinh vườn sạch sẽ, thông thoáng sẽ có tác dụng tổng hợp mang lại hiệu quả cao, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho nhà vườn. |
Từ khóa » Bọ Dừa Sống ở đâu
-
Đuông Dừa Là Gì? Mua ở đâu, Giá Bao Nhiêu ... - Bách Hóa XANH
-
Bọ Dừa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đuông Dừa Sống ở đâu? - Top Lời Giải
-
Đuông Dừa Sống ở đâu Cách Nuôi Và Bắt Nó Như Thế Nào - An Phú Pet
-
Bọ Dừa - Thiệt Hại Và Phòng Trị
-
Con đuông Dừa Là Con Gì? Sống ở đâu, Cách Làm đuông Dừa Nước ...
-
Đuông Dừa Là Con Gì? Sống ở đâu? Ăn Có Tốt Không? Giá Bán Bao ...
-
Bọ Rùa ăn Gì? Sống ở đâu? Phân Biệt Bọ Cánh Cam Có Lợi Và Có Hại
-
Bọ Rùa Sống ở đâu? Phân Biệt Bọ Cánh Cam Có Lợi Và Có Hại
-
Tìm Hiểu Bọ Cánh Cứng Sống Ở Đâu Update Mới Nhất Hiện Nay
-
Đuông Dừa Là Gì? Mua ở đâu, Giá Bao Nhiêu? Cách Sơ Chế đuông Dừa
-
Nuôi Ong Ký Sinh Diệt Bọ Dừa ở Bến Tre - VnExpress
-
Sâu Bệnh Hại Dừa - Sở Khoa Học Và Công Nghệ Bến Tre
-
Bọ Rùa Sống ở đâu?
-
Bo-dua--Thiet-hai-va-phong-tri-2-ml
-
Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Và Biện Pháp Phòng Trừ