Axit Amin Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại Các Axit Amin

1. Axit amin là gì?

Không phải ai cũng giải đáp được thắc mắc Axit amin là gì. Về cơ bản, đây một hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp các protein và tham gia trực tiếp vào sự sống của cơ thể con người.

Bên cạnh đó axit amin còn có tác dụng tổng hợp một số các loại nội tiết tố và chất dẫn truyền trong hệ thần kinh trung ương.

Axit amin là gì - đây là hoạt chất tham gia vào quá trình tổng hợp protein trong cơ thể 

Axit amin là gì - đây là hoạt chất tham gia vào quá trình tổng hợp protein trong cơ thể

Khi axit amin tham gia với các liên kết và trình tự khác nhau sẽ tạo thành những phân tử hoàn toàn khác nhau từ các thành phần cho đến tính chất. Chính vì vậy mà vai trò và giá trị của các protein phụ thuộc vào tính chất số lượng và chất lượng của axit amin cấu thành lên.

2. Đặc điểm của axit amin là gì?

Cacbon, hiđro, nitơ, oxi, là bốn yếu tố chính cấu tạo thành axit amin. Về tính chất vật lý axit amin có đặc điểm như sau:

  • Axit amin tồn tại ở trạng thái rắn, kết tinh, có vị ngọt, đôi khi có vị đắng.

  • Axit amin dễ bị chị làm nóng chảy và phân hủy ở nhiệt độ cao.

  • Do các amino axit ở trạng thái lưỡng cực nên axit amin dễ hòa tan trong nước.

Đặc điểm của axit amin

Đặc điểm của axit amin

Về tính chất hóa học axit amin có đặc điểm như:

  • Axit amin có thể tác dụng được với axit vô cơ và kiềm để tạo ra muối tương ứng, do axit amin vừa có tính axit vừa có tính bazơ.

  • Axit amin có phản ứng trùng ngưng và tạo polime.

  • Axit amin có phản ứng este hóa.

3. Tác dụng của axit amin là gì?

Axit amin có một vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể của con người. Vậy tác dụng cụ thể của axit amin là gì?

Axit amin có một vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể của con người

Axit amin có một vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể của con người

3.1. Cải thiện giấc ngủ và tâm trạng

Serotonin là một chất có khả năng quyết định được tâm trạng, hành vi và khiến bạn ngủ ngon hơn, trong đó đó thì tryptophan là một axit amin sản sinh ra serotonin.

Đối với những ai có biểu hiện mất ngủ hoặc bị trầm cảm việc bổ sung axit amin tryptophan là phương pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng ngày một cách cách hiệu quả.

3.2. Tăng cường sự dẻo dai khi tập luyện

Bộ 3 axit amin thiết yếu đóng vai trò hỗ trợ trong việc cải thiện hiệu năng tập luyện nhờ vào khả năng giảm đau nhức do phải hoạt động thường xuyên và phục hồi cơ bắp cực kỳ hiệu quả.

Bên cạnh đó việc bổ sung các axit amin thiết yếu cũng là một cách hỗ trợ hiệu quả cho việc tăng cơ và và cải thiện sức khỏe đối với những người không tập luyện.

3.3. Tránh tình trạng bị mất cơ

Đối với những người ít vận động như là người cao tuổi hoặc người bệnh phải nằm trên giường thường xuyên sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng teo cơ. Vì vậy mà việc bổ sung một số axit amin thiết yếu giúp tránh được tình trạng mất cơ ở người bệnh và duy trì tối đa khối lượng nạc ở người cao tuổi.

3.4. Hỗ trợ giảm cân

Bộ ba các axit amin thiết yếu có tác dụng hỗ trợ vợ trong việc giảm béo, giảm mỡ từ đó giúp hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả.

Nhờ vào những tác dụng nêu trên mà việc bổ sung protein và các axit amin cần thiết hàng ngày sẽ mang lại cho bạn những giấc ngủ sâu và một thân hình được như mong đợi, Do đó sức khỏe của bạn sẽ được duy trì một cách đáng kể.

4. Axit amin được phân loại như thế nào?

Để có một cơ thể khỏe mạnh con người chúng ta phải cần đến 20 loại axit amin khác nhau. Trong số đó có axit được amin được phân loại hai nhóm chính đó là axit amin thiết yếu và nhóm axit amin không thiết yếu.

Phenylalanine chính là tiền chất của một tổ chức dẫn truyền thần kinh 

Phenylalanine chính là tiền chất của một tổ chức dẫn truyền thần kinh

4.1. 9 Axit amin thiết yếu

Được gọi là axit amin thiết yếu bởi vì đây là các axit amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cần phải bổ sung hàng ngày qua việc ăn uống, Ví dụ như ăn nhiều các loại thực phẩm trứng sữa thịt,...

Khi bổ sung thực phẩm vào cơ thể các axit sẽ được chuyển hóa thành nhiều các loại axit amin khác nhau và các axit amin này sẽ được hấp thụ vào máu và đưa đến các cơ quan của cơ thể để phục vụ các nhu cầu phù hợp.

Thông thường sẽ có 9 loại axit amin thiết yếu.

1. Phenylalanine: Để sản sinh ra các chất dẫn truyền thần kinh như thyroxine,epinephrine, dopamine,... Thì Phenylalanine chính là tiền chất của những axit amin này, không những vậy mà Phenylalanine đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của protein, enzyme và một số các axit amin khác.

2. Valine: Đây là một trong số những axit amin chuỗi nhánh về một phía, Valine có khả năng hỗ trợ tăng cơ và phục hồi sức khỏe.

3. Threonine: Đây là một axit amin rất cần thiết trong quá trình tổng hợp các protein cấu trúc như là collagen, elastin và trong các mô liên kết. Vì vậy việc bổ sung axit amin Threonine sẽ giúp tăng sự đàn hồi của da và răng miệng chắc khỏe.

4. Methionin: Việc bổ sung axit amin Methionin giúp tăng khả năng giải độc và trao đổi chất.

5. Lysine: Axit amin Lysine hỗ trợ rất tốt trong việc tăng cơ bắp, giúp xương chắc khỏe và phục hồi các chấn thương nhanh chóng. Khi bị thiếu loại axit amin dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo lắng.

6. Histidine: Đây là axit rất cần thiết cho quá trình hình thành tế bào máu và histidine khi chuyển hóa thành histamine một chất có khả năng dẫn truyền thần kinh, giúp hỗ trợ tăng hệ miễn dịch, giúp ngủ ngon, cải thiện tình trạng sinh lý,..

7. Leucine: Cũng giống với axit amin Valine, đây là một chất giúp cải thiện tình trạng rụng tóc, mệt mỏi, và tăng cơ, chắc khỏe xương.

8. Isoleucine: Axit amin này có vai trò làm lành vết thương nhanh chóng, tăng cơ, tăng miễn dịch,... Những người lớn tuổi nên bổ sung loại axit amin này mỗi ngày.

9. Phenylalanine: Khi thiếu hụt axit amin Phenylalanine ở trẻ nhỏ sẽ khiến trẻ chậm tăng cân và suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

4.2. 11 Axit amin không thiết yếu

Nhóm axit amin không thiết yếu tồn tại chủ yếu trong các thực phẩm giàu chất đạm, bao gồm 11 axit amin.

  • Arginine (Là một thành phần của quá trình tổng hợp protein).

  • Cysteine (Kí hiệu hóa học Cys).

  • Alanine (Kí hiệu hóa học Ala).

  • Glutamate (Kí hiệu hóa học Glu).

  • Aspartate (Kí hiệu hóa học Asp).

  • Proline (Kí hiệu hóa học Pro).

  • Glycine (Kí hiệu hóa học Gly).

  • Serine (Kí hiệu hóa học Ser).

  • Tyrosine (Kí hiệu hóa học Tyr).

  • Glutamine(Kí hiệu hóa học Gln).

  • Asparagine (Kí hiệu hóa học Asn).

Đây là 11 axit amin không thiết yếu, cơ thể cũng có có khả năng tự tổng hợp được những axit amin này. Nhưng trong một số trường hợp cơ thể cần nhiều hơn sơn được axit amin sản sinh ra, vì vậy mà việc bổ sung axit amin qua việc ăn uống là rất cần thiết.

5. Một số loại thực phẩm giàu axit amin

Để bổ sung thêm các axit amin qua đường ăn uống bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm như ngũ cốc, thịt, các loại đậu. Vậy những loại thực phẩm có axit amin là gì?

Một số loại thực phẩm giàu axit amin

Một số loại thực phẩm giàu axit amin

5.1. Các loại quả thuộc họ đậu

Các loại quả thuộc họ đậu là những thực phẩm rất giàu axit amin. Thường xuyên ăn những loại quả này bạn sẽ tăng cường được đáng kể lượng axit amin cần thiết cho cơ thể.

5.2. Thịt

Các loại thịt lợn, bò, gà, dê, cừu,... điều chứa rất nhiều axit amin. Các axit amin từ thịt hỗ trợ rất đáng kể trong việc tăng cơ và tăng trưởng ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

5.3. Ngũ cốc

Ngũ cốc là thực phẩm chứa nhiều axit amin hơn tất cả các loại thực vật dùng làm thực phẩm. Việc sử dụng ngũ cốc hàng ngày vừa có thể bổ sung axit amin lại hỗ trợ đáng kể trong việc giảm cân.

Trên đây, toàn bộ thông tin axit amin là gì, tác dụng, đặc điểm và các loại thực phẩm đã được chia sẻ chi tiết. Hy vọng sau bài viết này các bạn đã đã có thêm kiến thức và hiểu được tầm quan trọng của các nhóm axit amin đối với cơ thể.

Từ khóa » Các Axit Amin Giống Nhau Và Khác Nhau ở Những Thành Phần Nào Trong Cấu Trúc