Axit Salicylic - Thuốc Chuyên Dùng để điều Trị Một Số Bệnh Ngoài Da

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Axit Salicylic là một loại thuốc chuyên dùng để điều trị các bệnh ngoài da theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể, thuốc chuyên trị các bệnh thường gặp như: mụn cóc, mụn cơm, sẹo lồi, ngứa da… 

thuốc Salicylic
Thuốc Salicylic là loại thuốc chuyên điều trị khá nhiều bệnh ngoài da
  • Tên hoạt chất: Axit Salicylic
  • Phân nhóm: Thuốc chống viêm không Steroid

Những thông tin cơ bản về thuốc Axit Salicylic

Việc tìm hiểu kĩ lưỡng các thông tin về thuốc Axit Salicylic trước khi sử dụng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị. Dưới đây là những thông tin mà người bệnh nên biết.

1/ Tác dụng

Có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị:

  • Một số bệnh ngoài da như: vảy nến, viêm da tróc vảy, viêm da tiết bã nhờn… Ngoài ra còn điều trị một vài bệnh như mụn trứng cá, mụn cơm…
  • Giảm tình trạng tăng sừng ở gan bàn tay và gan bàn chân

2/ Dạng bào chế

Loại thuốc này được điều chế  thành rất nhiều loại: thuốc mỡ, gel dùng ngoài, dung dịch dùng ngoài, miếng dán, dầu gội đầu.

3/ Dược lý và cơ chế tác dụng

Nhờ có hoạt động của Axit Salicylic mà lớp da bị thương sẽ bị tróc mạnh đồng thời sát khuẩn bề mặt da. Đồng thời tạo lớp sừng giúp làm mềm và phá hủy lớp sừng. Cũng chính nhờ việc bong tróc lớp sừng mà tạo điều kiện cho lớp chống nấm của thuốc thấm sâu vào bề mặt da.

4/ Dược động học

Thuốc Axit Salicylic được da  hấp thụ khá dễ dàng nhưng lại bài tiết chậm qua đường nước tiểu. Chính vì vậy, khi dùng chất này trên vùng da lớn có thể gây ngộ độc cấp tính.

5/ Chống chỉ định

Chú ý không sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Không sử dụng cho vùng da bị nứt nẻ, nhạy cảm.

Không dùng toàn thân vì Axit Salicylic có thể tác động lên niêm mạc tiêu hóa cũng như các mô khác.

6/ Dạng bào chế

Thuốc Axit Salicylic thường được dùng dưới dạng thuốc mỡ, dung dịch, miếng dán,… Ngoài ra, đây cũng là nguyên liệu được dùng trong xà phòng, kem sữa, dầu gội đầu…

7/ Cách sử dụng và liều dùng

Tùy theo từng đối tượng cũng như tình trạng bệnh mà có cách sử dụng khá nhau. Cụ thể như sau:

# Người lớn: 

Dùng cao dán: rửa sạch vùng da bị mụn rồi dán từ 2-3 lần mỗi ngày. Sau khi đỡ thì duy trì mỗi ngày 1 lần

Điều trị rối loạn da: thoa Axit Salicylic 16.7% lên da mỗi ngày 1-2 lần. Dùng kem bôi Axit Salicylic 6% thì bôi mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Việc dùng kem bôi, kem bọt Axit Salicylic cũng có tác dụng và cách bôi tương tự

# Trẻ em

Thường dùng miếng dán Axit Salicylic 1% dán lên da. Với trường hợp bé lớn hơn thì có thể bôi thuốc với lớp mỏng từ 2-3 lần mỗi ngày. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng dễ làm da bị khô, nứt nẻ.

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân thủ tuyệt đối những chỉ định do bác sĩ đưa ra.

Tham khảo thêm: Thuốc Acrason là thuốc gì? Công dụng, hướng dẫn sử dụng & liều dùng

8/ Bảo quản thuốc Axit Salicylic đúng cách

Để thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và những nơi có độ ẩm cao. Đồng thời cần tránh tầm tay của trẻ. Khi có biểu hiện khác thường, thuốc hết hạn sử dụng thì không nên sử dụng vì có thể thuốc đã bị biến chất.

Việc bảo quản mỗi loại thuốc khác nhau, vậy nên hãy tham khảo kĩ ý kiến của bệnh nhân trước khi sử dụng.

Một vài điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Axit Salicylic

Ngoài việc nắm các thông tin về cách sử dụng thuốc, bạn cũng nên tìm hiểu những điều rất quan trọng ngay sau đây:

1/ Khuyến cáo khi sử dụng

  • Thông báo với bác sĩ khi có tiền sử dụng ứng với Axit Salicylic cũng như một số thành phần khác.
  • Tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nếu bị bệnh tiểu đường, dị ứng, máu lưu thông kém.
  • Với bệnh nhân lớn tuổi thì cần phải lưu ý hơn khi sử dụng thuốc vì cơ thể lão hóa làm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu. Do vậy mà da sẽ lâu lành hơn.
  • Hỏi ý kiến của bác sĩ trong trường hợp đang mang thai hoặc đang cho con bú.

2/ Tác dụng phụ của thuốc Axit Salicylic

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: kích ứng da, khô, bong tróc, phát ban, ngứa…

Ngoài ra, tùy theo cơ địa của bệnh nhân mà có thể xuất hiện thêm các biểu hiện khác. Chính vì vậy khi phát hiện ra các triệu chứng bất thường hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ, tránh trường hợp chủ quan dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Tham khảo thêm: Thuốc Aleradin chữa bệnh gì?

3/ Tương tác thuốc Axit Salicylic

Thuốc có khả năng tương tác và làm thay đổi tác dụng của một số loại thuốc khác. Chính vì vậy khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hãy cho bác sĩ biết các loại thuốc mà bạn đang dùng và không được tự ý thay đổi các loại thuốc nếu như không có sự đồng ý của bác sĩ.

Ngoài ra việc sử dụng các loại đồ ăn, một số chất kích thích có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc. Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề này để lựa chọn thực phẩm phù hợp.

4/ Hướng xử lý khi quên dùng thuốc hoặc khi dùng quá liều

Trong trường hợp quên dùng thuốc, hãy bỏ qua liều đó và dùng liều kế tiếp theo đúng kế hoạch, người bệnh tuyệt đối không được dùng liều gấp đôi để bù lại.

Khi dùng quá liều bệnh nhân sẽ có các triệu chứng: chóng mặt, thở nhanh, buồn nôn, ù tai… Lúc này nên đến bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ can thiệp bằng các biện pháp y tế. Tuyệt đối không được chần chừ có thể làm cho tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

  • Thuốc trị bệnh Herpes Acrovy: cách sử dụng, liều lượng và tác dụng phụ
  • Thuốc Rovamycine®: Tác dụng, liều lượng và tác dụng phụ

Từ khóa » Thuốc Bôi Salicylic 10