B. Mô Hình Dữ Liệu Quan Hệ

ĐỀ CƯƠNG THI HỌC KỲ II MÔN TIN HỌC 12 NĂM HỌC 2016 – 2017

Đề cương bao gồm: Đề cương giữa học kỳ II và nội dung dưới đây 

PHẦN TỰ LUẬN BÀI 13. BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG CÁC HỆ CSDL

 

  1. Hãy nêu các giải pháp bảo mật chủ yếu.
  2. Với vị trí người dùng, em có thể làm gì để bảo vệ hệ thống khi khai thác CSDL?
  3. Biên bản hệ thống dùng để làm gì?
  4. Cho ví dụ để giải thích lý do cần phải thường xuyên thay đổi tham số của hệ thống bảo vệ.

 

1

 

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 10. CƠ SỠ DỮ LIỆU QUAN HỆ

 

Câu 1: Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là:

A. Mô hình phân cấp B. Mô hình dữ liệu quan hệ

C. Mô hình hướng đối tượng D. Mô hình cơ sở quan hệ

Câu 2: Các khái niệm dùng để mô tả các yếu tố nào sẽ tạo thành mô hình dữ liệu quan hệ?

A. Cấu trúc dữ liệu B. Các ràng buộc dữ liệu

C. Các thao tác, phép toán trên dữ liệu D. Tất cả câu trên

Câu 3: Trong mô hình quan hệ, về mặt cấu trúc thì dữ liệu được thể hiện trong các:

A. Cột (Field) B. Hàng (Record) C. Bảng (Table) D. Báo cáo (Report)

Câu 4: Thao tác trên dữ liệu có thể là:

A. Sửa bản ghi B. Thêmbản ghi C. Xoá bản ghi D. Tất cả đáp án trên

Câu 5: Phát biểu nào về hệ QTCSDL quan hệ là đúng?

A. Phần mềm dùng để xây dựng các CSDL quan hệ

B. Phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ

C. Phần mềm Microsoft Access

D. Phần mềm để giải các bài toán quản lí có chứa các quan hệ giữa các dữ liệu

Câu 6: Thuật ngữ “quan hệ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:

A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính B. Bảng C. Hàng D. Cột

Câu 7: Thuật ngữ “bộ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:

A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính B. Bảng C. Hàng D. Cột

Câu 8: Thuật ngữ “thuộc tính” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:

A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính B. Bảng C. Hàng D. Cột

Câu 9: Thuật ngữ “miền” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:

A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính B. Bảng C. Hàng D. Cột

Câu 10: Giả sử một bảng có 2 trường SOBH (số bảo hiểm) và HOTEN (họ tên) thì nên chọn trường SOBH làm khoá chính hơn vì:

A. Trường SOBH là duy nhất, trong khi đó trường HOTEN không phải là duy nhất

B. Trường SOBH là kiểu số, trong khi đó trường HOTEN không phải là kiểu số

C. Trường SOBH đứng trước trường HOTEN

D. Trường SOBH là trường ngắn hơn

Câu 11. Hai bảng trong một CSDL quan hệ liên kết với nhau thông qua:

A. Địa chỉ của các bảng B. Thuộc tính khóa

C. Tên trường D. Thuộc tính của các trường được chọn (không nhất thiết phải là khóa)

Câu 12: Cho các bảng sau:

- DanhMucSach(MaSach, TenSach, MaLoai)

- LoaiSach(MaLoai, LoaiSach)

- HoaDon(MaSach, SoLuong, DonGia)

Để biết giá của một quyển sách thì cần những bảng nào?

A. HoaDon B. DanhMucSach, HoaDon C. DanhMucSach, LoaiSach D. HoaDon, LoaiSach

 

BÀI 11. CÁC THAO TÁC VỚI CSDL QUAN HỆ

 

Câu 1: Việc đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là:

A. Tạo ra một hay nhiều biểu mẫu B. Tạo ra một hay nhiều báo cáo

C. Tạo ra một hay nhiều mẫu hỏi D. Tạo ra một hay nhiều bảng

Câu 2: Thao tác khai báo cấu trúc bảng bao gồm:

A. Khai báo kích thước của trường B. Tạo liên kết giữa các bảng

C. Đặt tên các trường và chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường D. Câu A và C đúng

Câu 3: Thao tác nào sau đây không thuộc loại tạo lập CSDL quan hệ?

A. Tạo cấu trúc bảng B. Chọn khoá chính

C. Ðặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng D. Nhập dữ liệu ban đầu

Câu 4: Trong quá trình tạo cấu trúc của một bảng, khi tạo một trường, việc nào sau đâykhông nhất thiết phải thực hiện?

A. Đặt tên, các tên của các trường cần phân biệt B.Chọn kiểu dữ liệu

C. Đặt kích thước D. Mô tả nội dung

Câu 5: Cho các thao tác sau:

B1: Tạo bảng B2: Đặt tên và lưu cấu trúc B3: Chọn khóa chính cho bảng B4: Tạo liên kết

Khi tạo lập CSDL quan hệ ta thực hiện lần lượt các bước sau:

A. B1-B3-B4-B2 B. B2-B1-B3-B4 C. B1-B3-B2-B4 D. B1-B2-B3-B4

Câu 6: Thao tác nào sau đây không phải là thao tác cập nhật dữ liệu?

A. Nhập dữ liệu ban đầu B. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp

C. Thêm bản ghi D. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng

Câu 7: Chỉnh sửa dữ liệu là:

A. Xoá một số quan hệ B. Xoá giá trị của một vài thuộc tính của một bộ

C. Thay đổi các giá trị của một vài thuộc tính của một bộ D. Xoá một số thuộc tính

Câu 8: Xoá bản ghi là:

A. Xoá một hoặc một số quan hệ B. Xoá một hoặc một số cơ sở dữ liệu

C. Xoá một hoặc một số bộ của bảng D. Xoá một hoặc một số thuộc tính của bảng

Câu 9: Thao tác nào sau đây không là khai thác CSDL quan hệ?

A. Sắp xếp các bản ghi B. Thêm bản ghi mới

C. Kết xuất báo cáo D. Xem dữ liệu

Câu 10: Khai thác CSDL quan hệ có thể là:

A. Tạo bảng, chỉ định khóa chính, tạo liên kết

B. Đặt tên trường, chọn kiểu dữ liệu, định tính chất trường

C. Thêm, sửa, xóa bản ghi D. Sắp xếp, truy vấn, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo

 

BÀI 13: BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG CÁC HỆ CSDL

 

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không phải là bảo mật thông tin trong hệ CSDL?

A. Ngăn chặn các truy cập không được phép B. Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng

C. Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốnD. Khống chế số người sử dụng CSDL

Câu 2: Các giải pháp cho việc bảo mật CSDL gồm có:

A. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản.

B. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản, cài đặt mật khẩu

C. Nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản.

D. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng; mã hoá thông tin và nén dữ liệu; chính sách và ý thức; lưu biên bản.

Câu 3: Bảo mật CSDL:

A. Chỉ quan tâm bảo mật dữ liệu B. Chỉ quan tâm bảo mật chương trình xử lí dữ liệu

C. Quan tâm bảo mật cả dữ liệu và chương trình xử lí dữ liệu D. Chỉ là các giải pháp kĩ thuật phần mềm.

Câu 4: Chọn các phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây?

A. Bảo mật hạn chế được thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn

B. Có thể thực hiện bảo mật bằng giải pháp phần cứng

C. Hiệu quả của bảo mật chỉ phụ thuộc vào hệ QTCSDL và chương trình ứng dụng

D. Hiệu quả bảo mật phụ thuộc rất nhiều vào các chủ trương, chính sách của chủ sở hữu thông tin và ý thức của người dùng.

Câu 5: Bảng phân quyền cho phép:

A. Phân các quyền truy cập đối với người dùng B. Giúp người dùng xem được thông tin CSDL.

C. Giúp người quản lí xem được các đối tượng truy cập hệ thống.

D. Đếm được số lượng người truy cập hệ thống.

Câu 6: Người có chức năng phân quyền truy cập là:

A. Người dùng B. Người viết chương trình ứng dụng.

C. Người quản trị CSDL. D. Lãnh đạo cơ quan.

Câu 7: Trong một trường THPT có xây dựng một CSDL quản lý điểm Học Sinh. Người Quản trị CSDL có phân quyền truy cập cho các đối tượng truy cập vào CSDL. Theo em cách phân quyền nào dưới đây hợp lý:A. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung; BGH: Xem, sửa, xoá.B. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xóa; BGH: Xem, Bổ sung.

C. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xoá; BGH: Xem.D. HS: Xem, Xoá; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xoá; BGH: Xem, Bổ sung, sửa, xoá.

Câu 8: Câu nào sai trong các câu dưới đây khi nói về chức năng lưu biên bản hệ thống?

A. Cho biết số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, vào từng yêu cầu tra cứu,…

B. Cho thông tin về một số lần cập nhật cuối cùng

C. Lưu lại nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật

D. Lưu lại các thông tin cá nhân của người cập nhật

Câu 9: Để nâng cao hiệu quả của việc bảo mật, ta cần phải:

A.Thường xuyên sao chép dữ liệu B.Thường xuyên thay đổi các tham số của hệ thống bảo vệ

C.Thường xuyên nâng cấp phần cứng, phần mềm

D. Nhận dạng người dùng bằng mã hóa.

1

 

 

Từ khóa » Trong Csdl Quan Hệ Miền Dùng để Chỉ