B) Truyện được Kể Theo Ngôi Thứ Mấy ? Những Từ Ngữ Nào Cho Em ...

Học liệu Hỏi đáp Đăng nhập Đăng ký
  • Học bài
  • Hỏi bài
  • Kiểm tra
  • ĐGNL
  • Thi đấu
  • Bài viết Cuộc thi Tin tức Blog học tập
  • Trợ giúp
  • Về OLM
  • Mẫu giáo
  • Lớp 1
  • Lớp 2
  • Lớp 3
  • Lớp 4
  • Lớp 5
  • Lớp 6
  • Lớp 7
  • Lớp 8
  • Lớp 9
  • Lớp 10
  • Lớp 11
  • Lớp 12
  • ĐH - CĐ
K Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xác nhận câu hỏi phù hợp
Chọn môn học Tất cả Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Âm nhạc Mỹ thuật Tiếng anh thí điểm Lịch sử và Địa lý Thể dục Khoa học Tự nhiên và xã hội Đạo đức Thủ công Quốc phòng an ninh Tiếng việt Khoa học tự nhiên Mua vip
  • Tất cả
  • Mới nhất
  • Câu hỏi hay
  • Chưa trả lời
  • Câu hỏi vip
N ꧁༺Nguyên༻꧂ 15 tháng 10 2021 - olm

b) Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ?

    Những từ ngữ nào cho em biết điều đó ?

  Việc sử dụng ngôi kể đó có tác dụng gì ?

( Trong truyện " Hà Rầm Hà Rạc " 6 )

#Ngữ văn lớp 6 5 KK ✎﹏Kim Kim✧❤‿✶🌈(*•.¸♡ţęąɱ ƒŗęę ƒįŗę... 15 tháng 10 2021

TL

b) Truyện được kể theo ngôi thứ ba

Những từ ngữ cho em biết điều đó là : Ngày xưa có 2 anh em

Tác dụng: người kể tự giấu mình đi và gọi tên các nhân vật theo tên của chúng. Cách kể này giúp người kể có the kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật. 

Hoktot~

Đúng(0) HN H.anhhh(bep102) nhận tb ròi bật cha... 15 tháng 10 2021

b) Truyện được kể theo ngôi thứ 3. Từ ngữ cho biết là : người em, người anh.

Tác dụng : Giúp người kể ẩn mình và khi kể không bị giới hạn .

Đúng(0) Xem thêm câu trả lời Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên CT Cherry toyoko 4 tháng 11 2019 - olm

   Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất???

#Ngữ văn lớp 6 3 GF 『ღƤℓαէїŋʉɱ ₣їɾεツ』 4 tháng 11 2019

Người kể là tập thể nhân dân sáng tác truyền từ đời này sang đời khác. Ngôi thứ 3 khiến câu chuyện được kể ra khách quan hơn về cuộc đời và những việc mà nhân vật hành động, không mang màu sắc chủ quan hay cảm giác riêng lẻ.

Đúng(0) GN 《 ღ Ňɠʉүêŋ ➻ Ňɠʉүêŋ ღ 》 4 tháng 11 2019

TL :

Vì đó là những sáng tác dân gian ở đó người ta kể theo kí ức và kiến thức cộng đồng, chứ không phải theo quan sát, nhận xét của bản thân người kể.

Chúc bn hok tốt ~

Đúng(0) Xem thêm câu trả lời C1 Cinderella 123 15 tháng 10 2020 - olm Câu 1(2đ)a. Giải thích nghĩa của từ “ lềnh bềnh” trong câu văn sau và cho biết từ đó được giải thích nghĩa theo cách nào?“ Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước”b. Trong các cụm từ: “ăn cho chắc bụng” , “ trong bụng mừng thầm”, từ bụng nào được dùng theo nghĩa gốc nghĩa...Đọc tiếp

Câu 1(2đ)

a. Giải thích nghĩa của từ “ lềnh bềnh” trong câu văn sau và cho biết từ đó được giải thích nghĩa theo cách nào?

“ Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước”

b. Trong các cụm từ: “ăn cho chắc bụng” , “ trong bụng mừng thầm”, từ bụng nào được dùng theo nghĩa gốc nghĩa chuyển?

Câu 2 (3,5đ)

a. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại truyện dân gian nào? Truyện gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

b. Nhân vật Sơn Tinh Thủy Tinh được giới thiệu bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật đó?

c. Là học sinh, em sẽ làm gì để hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra?

Câu 3(4,5 đ)

Em hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng trong một buổi ngoại khóa văn học của lớp.

( Thank you very much)

#Ngữ văn lớp 6 2 TY Tạ Yên Nhi ( ✎﹏IDΣΛ亗 ) 16 tháng 10 2020

* Làm trước mấy câu ,

b. Trong các cụm từ: “ăn cho chắc bụng” , “ trong bụng mừng thầm”, từ bụng nào được dùng theo nghĩa gốc nghĩa chuyển?

Từ “ăn cho chắc bụng” được dùng theo nghĩa gốc 

Từ “ trong bụng mừng thầm” đc dùng theo nghĩa chuyển

Câu 2 (3,5đ)

a. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại truyện dân gian nào? Truyện gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?

- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại truyện truyền thuyết và thần thoại 

- Truyện đc gắn với các thời đại vua Hùng, trong công cuộc khuất phục , phòng trừ bão lũ ở thời đại dựng nước , giữ nước đầu tiên của người Việt cổ. 

b. Nhân vật Sơn Tinh Thủy Tinh được giới thiệu bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật đó? 

-Sơn Tinh : vẫy ta về  phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi".Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..

Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; "hô mưa, gọi gió làm thành  bão rung chuyển cả đất trời".

- Sơn Tinh : tượng trưng cho khát vọng chống thiên tai và sức mạnh chiến thắng lũ lụt của tổ tiên ta ngày trc .

- Thuỷ Tinh : tượng trưng thiên tai , lũ lụt , điều đáng sợ uy hiếp cuộc sống của nhân dân ; Thứ mà con người ta phải chinh phục , chiến thắng lúc bấy giờ .

c. Là học sinh, em sẽ làm gì để hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra?

- Khuyên mọi người không chặt cây , xẻ gỗ, làm thiệt hại về tài nguyên và môi trường ; Theo dõi tình hình về thiên tai  ,bão lũ qua truyền hình và tích cực phòng tránh .

Đúng(0) C1 Cinderella 123 20 tháng 10 2020

thanks

Đúng(0) Xem thêm câu trả lời Y y.nie<3 3 tháng 10 2021 - olm 1 .Hãy chỉ ra những dòng thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ ( chuyện cổ tích về loài người )2 . Nêu ra tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ .3 . Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong dòng thơ " Những làn gió thơ ngây " ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy .4 . Hãy ghi lại những dong thơ sử dụng biện pháp tu...Đọc tiếp

1 .Hãy chỉ ra những dòng thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ ( chuyện cổ tích về loài người )

2 . Nêu ra tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ .

3 . Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong dòng thơ " Những làn gió thơ ngây " ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy .

4 . Hãy ghi lại những dong thơ sử dụng biện pháp tu từ  điệp ngữ và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ  " Nhưng còn cần cho trẻ " đến " Từ bãi sông cát vắng "

#Ngữ văn lớp 6 0 LD Lưu danh phúc 20 tháng 2 2020 - olm Cho đoạn văn :Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có...Đọc tiếp

Cho đoạn văn :Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

a) Đoạn văn MT n/vật nào? Nhân vật đó đc mt những đặc điểm nào về ngoại hình?

b) Để MT về ngoại hình của n/vật, tác giả đã sử dụng những tính từ, động từ nào?

c)Qua đó, em có nx gì về cách miêu tả n/vật của tác giả?

d) Đoạn văn trên đc.kể theo ngôi thứ mấy? Cho biết tác dụng của ngôi kể?

#Ngữ văn lớp 6 1 CN Cô Nguyễn Vân VIP 21 tháng 2 2020

a. Đoạn văn miêu tả nhân vật Dế Mèn. 

Nhân vật đó được miêu tả các đặc điểm về ngoại hình: khỏa mạnh, cường tráng, đẹp.

b. Các tính từ, động từ được tác giả sử dụng để miêu tả ngoại hình của nhân vật là: điều độ, chóng lớn, cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, co cẳng, đạp, phanh phách, ngắn hủn hoẳn, vũ, phành phạch, giòn giã, đi bách bộ, rung rinh, ưa nhìn, đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp, dài, uốn cong, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, vuốt.

c. Cách miêu tả của tác giả cụ thể, chi tiết, sinh động.

d. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ nhất. Tác dụng làm cho những gì được kể chân thực, có độ tin cậy.

Đúng(0) I Iris 15 tháng 8 2018 - olm B1: Tìm nhân vật chính, nhân vật phụ, cốt truyện, ngôi kể trong các văn bản đã học trong học kì IIB2: Cho câu thơ sau:       "Cháu cười híp mí"a) Hãy chép tiếp 7 câu thơ tiếp theo cho chính xácb) Giới thiệu tác giả của đoạn thơ vừa chép. Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ có đoạn thơ vửa chépB3: Qua văn bản " Buổi học cuối cùng", em rút ra được bài học gì cho bản...Đọc tiếp

B1: Tìm nhân vật chính, nhân vật phụ, cốt truyện, ngôi kể trong các văn bản đã học trong học kì II

B2: Cho câu thơ sau:       "Cháu cười híp mí"

a) Hãy chép tiếp 7 câu thơ tiếp theo cho chính xác

b) Giới thiệu tác giả của đoạn thơ vừa chép. Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ có đoạn thơ vửa chép

B3: Qua văn bản " Buổi học cuối cùng", em rút ra được bài học gì cho bản thân

#Ngữ văn lớp 6 0 NT Nguyễn Thị Mai Hương 18 tháng 10 2018 - olm

Em hãy tìm cách giải thích dựa vào tính chất của ngôi kể thứ b. Ngôi kể này có thể kể một cách khách quan tất cả những gì muốn kể. Còn ngôi kể thứ nhất chỉ có thể kể những gì mà nhân vật "tôi" biết, chứng kiến mà thôi.

HELP MEEEEE!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

#Ngữ văn lớp 6 2 NT Nguyễn Thị Mai Hương 18 tháng 10 2018

ngôi kể thứ ba chứ ko phải ngôi kể thứ b mình nhầm

Đúng(0) YN Yume Nijino 18 tháng 10 2018 Từ tôi kể theo ngôi thứ nhất. Người kể biết và chứng kiến một cách chủ quan Chúc bn hok tốt Đúng(0) Xem thêm câu trả lời PT Phạm Thị Phương Thảo 24 tháng 11 2021 - olm

Từ ngữ nào được lặp lại trong câu thơ sau? Nêu tác dụng của việc lặp lại từ ngữ đó

"Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm"

#Ngữ văn lớp 6 1 LQ Lê Quang Đạo ( Trưởng team sinh tố.... 25 tháng 12 2022

nope

Đúng(0) NM Nhật Mai 10 tháng 11 2019 - olm 1) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em qua truyện Ếch ngồi đáy giếng, trong đó có sử dụng danh từ, cụm danh từ, ít nhất 2 từ đơn và 2 từ phức.2) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em qua truyện Thầy bói xem voi, trong đó có sử dụng danh từ, cụm danh từ, ít nhất 2 từ đơn và 2 từ phức.* Sau đó nêu các từ đó ra.Note: Không copy trên mạng.Làm được mình cho 3...Đọc tiếp

1) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em qua truyện Ếch ngồi đáy giếng, trong đó có sử dụng danh từ, cụm danh từ, ít nhất 2 từ đơn và 2 từ phức.

2) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em qua truyện Thầy bói xem voi, trong đó có sử dụng danh từ, cụm danh từ, ít nhất 2 từ đơn và 2 từ phức.

* Sau đó nêu các từ đó ra.

Note: Không copy trên mạng.

Làm được mình cho 3 like!!!!!!!!!

#Ngữ văn lớp 6 3 PT Phan Tiến Nghĩa 10 tháng 11 2019

Truyện "Ếch ngồi đáy giếng" là một câu chuyện ngụ ngôn rất hỏm hỉnh và lý thú, mượn chuyện của loài vật để nói bóng gió, kín đáo về con người.

Câu truyện phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại hay huênh hoang, khoác lác, luôn cho mình là đúng. Đồng thời khuyên mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

Truyện tuy ngắn nhưng bố cục chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết ít ỏi của con ếch. Phần hai kể về hậu quả tai hại của thái độ chủ quan, cách nhìn nhận phiến diện, kiêu ngạo từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho con người.

Nội dung câu truyện được tóm tắt như sau: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của câu truyện và tâm lí nhân vật để người đọc có cái nhìn chính xác và trả lời câu hỏi: Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy?Bởi ếch sống lâu dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó chỉ thấy bầu trời bé xíu bằng cái miệng giếng. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi.

Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, cua, ốc… Mỗi khi ếch cất tiếng kêu "Ồm ộp" vang động khiến các loài vật khác đều hoảng sợ. Chi tiết này vừa có ý nghĩa hiện thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Giếng nhỏ lại sâu, khi có tiếng động thi âm vang rất lớn. Giống như ở nông thôn thời xưa, hễ nhà ai có việc gi thì cả xóm, cả làng đều biết. Làng lại xa vua, xa quan nên bọn cường hào ác bá tha hồ lộng quyền tác oai tác quái, nhũng nhiễu hành hạ, áp bức dân lành.

Trong cái thế giới quá nhỏ bé ấy, ếch tự cho mình là một vị chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. Chưa bao giờ nó được biết thêm về một môi trường khác, một thế giới khác, cho nền tầm nhìn rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi, nông cạn, thấp kém. Thế nhưng ếch lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả. Điều đó đã trở thành thói quen, tật xấu của nó.

Tác giả dân gian tạo tình huống bất ngờ xảy ra làm đảo lộn tất cả.

Sau một cơn mưa lớn, nước giếng đầy tràn, đẩy ếch ra bên ngoài. Hoàn cảnh sống của ếch thay đổi đột ngộtL, từ một phạm vi rất hẹp là đáy giếng tới một phạm vi rất rộng là không gian mênh mông. Lúc đầu, ếch cứ tưởng mặt đất cũng giống như đáy giếng kia, bầu trời trên đầu nó lúc này cũng chỉ là bầu trời mà nó đã quen nhìn qua miệng giếng bấy lâu nay và nó vẫn là chúa tể.Nhưng mặt đất thì mênh mông mà bầu trài thì bát ngát.

Muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn nhận mọi thứ, cách sống của mình. Nhưng quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu "Ồm ộp".Cơn mưa lớn chỉ làm thay đổi hoàn cảnh sống chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch mà nguyên nhân chính là thói kiêu ngạo, chủ quan của nó.

Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết tránh cách đánh giá, kết luận vội vàng phiến diện, nông cạn. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về bài học của câu truyện chớ nên tự biến minh thành "Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung".

Đúng(0) NM Nhật Mai 10 tháng 11 2019

vậy còn Thầy bói xem voi đâu và bạn còn phải nêu những từ đó ra nửa!!

Đúng(0) Xem thêm câu trả lời NT Nguyễn Thị Yến Nhi 25 tháng 10 2018 - olm

Đề: Kể lại 1 truyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em.( theo ngôi thứ 3) .

 Chú ý: Lập dàn ý và viết thành bài văn,ko chép mạng)

                    Giúp em mai em thi rồi ạ

#Ngữ văn lớp 6 2 DD ✫¸.•°*”˜˜”*°•✫ Ṱђầภ Ḉђết ✫•°*”˜˜”*°... 25 tháng 10 2018

A. Mở bài

Giới thiệu truyền thuyết “Thánh Gióng”.

B. Thân bài (Diễn biến sự việc)

- Mở đầu

. Đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng …

- Thắt nút

. Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Phát triển

. Nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

. Đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con người sắt và một tấm áo giáp sắt”.

- Mở nút

. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng nhiên biến thành tráng sĩ.

- Kết thúc

. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.

C. Kết bài

. Ý nghĩa câu chuyện: tinh thần đoàn kết chống gjặc cứu nước.

Bài làm

Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: “Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của ngươi dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao Đã thành lệ, đêm nào, trước khi di ngủ, bà nội cũng kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Đêm qua, bà kể chuyện “Thánh Gióng”. Câu chuyện thật hay. Chúng em bị cuốn hút theo từng lời kể hấp dẫn của bà.

Bà kể rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao uớc có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.

Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong dã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp nuôi chú bé vì ai cũng mong giết giặc, cứu nước.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nưởc rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả dem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc ấo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.

Câu chuyện Thánh Gióng để lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Nó nói lên truyền thống oai hùng đoàn kết chống giặc cứu nước của ông cha ta và thể hiện ước mơ của nhân dân: muốn có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Đúng(0) NT Nguyễn Thị Anh Thư 25 tháng 10 2018

Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:

"Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh... Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.

Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:

- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.

Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?

Lạc Long Quân bèn giải thích:

- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.

Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.

Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương."

Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.

Đúng(0) Xem thêm câu trả lời Xếp hạng Tất cả Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Âm nhạc Mỹ thuật Tiếng anh thí điểm Lịch sử và Địa lý Thể dục Khoa học Tự nhiên và xã hội Đạo đức Thủ công Quốc phòng an ninh Tiếng việt Khoa học tự nhiên
  • Tuần
  • Tháng
  • Năm
  • T tatamhien 2 GP
  • NH Nguyễn Hà Linh 2 GP
  • LD LÃ ĐỨC THÀNH 2 GP
  • HA Hải Anh ^_^ 0 GP
  • TT Trần Thị Hồng Giang 0 GP
  • NV Nguyễn Vũ Thu Hương 0 GP
  • VD vu duc anh 0 GP
  • TQ Trương Quang Đạt 0 GP
  • OT ♑ ঔღ❣ ๖ۣۜThư ღ❣ঔ ♑ 0 GP
  • VT Vũ Thành Nam 0 GP
Học liệu Hỏi đáp Link rút gọn Link rút gọn Học toán với OLM Để sau Đăng ký
Các khóa học có thể bạn quan tâm
Mua khóa học Tổng thanh toán: 0đ (Tiết kiệm: 0đ) Tới giỏ hàng Đóng
Yêu cầu VIP

Học liệu này đang bị hạn chế, chỉ dành cho tài khoản VIP cá nhân, vui lòng nhấn vào đây để nâng cấp tài khoản.

Từ khóa » Tác Dụng Của 3 Ngôi Kể