B.V.H Có Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản Hay Không?
Có thể bạn quan tâm
* Nội dung vụ việc Khoảng cuối tháng 6/2011, N.P.C bàn bạc với 10 thanh niên khác là Đ.D, V.G, V.T, P.H, B.V.H, VĐ, V.C, P.L, T.Đ, V.Q rủ nhau đi cướp giật để lấy tiền ăn tiêu chung và được tất cả đồng ý. 11 thanh niên này đã thống nhất phương thức cùng nhau sử dung xe máy để cướp giật tài sản. N.P.C phân công hai người đi chung một xe máy, nếu hôm nào đi đông người thì có xe máy phải chở 3 người. Khi đi lòng vòng trên đường, nếu phát hiện người có tài sản như dây chuyền vàng, điện thoại thì sẽ ra hiệu cho mọi người bám theo, khi có điều kiện thuận lợi thì áp sát cướp giật tài sản và bỏ chạy. Nếu có người đuổi theo, các xe còn lại theo sau làm nhiệm vụ cản đường bằng cách giả vờ đuổi theo nhau hoặc đánh võng trên đường. Tài sản cướp giật được thì tập trung đưa cho N.P.C đem bán lấy tiền chi tiêu chung, sử dụng chung, số tiền còn lại thì mua xe máy để sử dụng vào việc cướp giật tài sản và N.P.C cầm chi tiêu chung cho cả bọn.
Trong thời gian từ ngày 23/7/2011 đến ngày 24/10/2011 N.P.C đã cùng nhóm của mình gây ra 3 vụ cướp giật tài sản được điều tra làm rõ. Cụ thể là: Vụ thứ nhất: Ngày 23/7/2011, N.P.C gọi điện rủ P.H, Đ.D, V.G, V.T đi cướp giật tài sản và bảo Đ.D gọi điện cho VĐ, P.L, T.Đ, V.Q (không có B.V.H và V.C) rủ cả bọn đi “lượn đường”, tất cả đều hiểu là đi cướp giật tài sản và đồng ý. Cả bọn đi lòng vòng các đường phố chờ người có tài sản sơ hở để cướp giật. Khi đi đến khu vực đường Văn Cao, Ngô Quyền hướng về đường Ngô Gia Tự, cả nhóm phát hiện thấy chị C.T.H đang chở chị B.P. Trên cổ chị B.P đeo một sợi dây chuyền vàng nên bám theo. Khi xe chị H xi nhan để rẽ sang đường thì V.G áp sát phía bên trái xe của chị H để N.P.C ngồi sau giật đứt sợi dây chuyền trên cổ chị B.P. V.G phóng xe bỏ chạy, các đối tượng khác phóng xe theo sau. Giật được sợi dây chuyền, cả bọn mang đi bán được 10.600.000đ. Khi bán sợi dây chuyền N.P.C không nói đó là tài sản do cướp giật mà có, rồi sau đó đưa cho V.G 1.000.000 đồng, cả bọn cùng nhau đi ăn chè ở Cầu Nguyệt. Số tiền còn lại, N.P.C cầm và sau này mua 01 xe máy để sử dụng đi cướp giật tài sản. Vụ thứ hai: Ngày 08/10/2011, PC gọi điện thoại rủ P.H, T.Đ và V.T đi cướp giật tài sản. Cả bọn đồng ý. V.Đ đi xe máy chở P.H và P.C chở V.T đi trên đường An Đồng, An Dương hướng từ ngã tư Ắc quy về cầu Dế. Khi đi đến khu vực trước cửa Công an xã An Đồng, cả bọn phát hiện thấy chị P.T đang đeo một sợi dây chuyền vàng. P.H và T.Đ bảo P.C và V.T quay lại giật sợi dây chuyền vàng của chị T. Khi cả bọn về nhà nghỉ thì P.C đem sợi dây chuyền vàng vừa giật cho cả bọn cnùg xem và sau đó đem bán được 1.800.000đ. Cả bọn cùng nhau đi ăn tối, số tiền còn lại P.C cầm để chi tiêu chung. Vụ thứ ba: Ngày 24/10/2011, V.C rủ D đi cướp giật tài sản. Khi cả hai đi trên đường đã phát hiện thấy chị T.T đi bộ ngược chiều dưới lòng đường, trên cổ có đeo sợi dây vàng. V.C điều khiển xe vòng sang đường, áp sát xe máy vào bên trái chị Thu. D. ngồi sau dùng tay phải giật sợi dây chuyền vàng. Chị T tóm được tay của D kéo lại, D lại giằng tay ra. Trong lúc chị T đang kéo tay của D thì V.C giật đứt được sợi dây chuyền. Chị T kéo đuôi xa máy làm xe đổ ra đường đồng thời hô hoán. D và V.C vứt xe máy bỏ chạy nhưng chị quần chúng nhân dân bắt giữ. Trong cả ba vụ trên thì B.V.H không trực tiếp tham gia cướp giật vụ nào. Tuy nhiên quá trình điều tra đã chứng minh B.V.H đã cùng bàn bạc, thống nhất tham gia nhóm cướp giật tài sản do N.P.C tổ chức ngay từ đầu và cũng tham gia các vụ cướp giật khác (không bị truy tố do không xác định được người bị hại). Số tiền bán tài sản cướp giật được, ngoài việc cùng cả nhóm ăn tiêu, số tiền còn lại P.C quản lý chi tiêu chung cho cả bọ. Bản thân B.V.H đã được P.C đưa cho hai lần tổng cộng 500.000 đồng. * Quan điểm gây tranh cãi Quan điểm 1: B.V.H phạm tội cướp giật tài sản vì việc B.V.H tham gia bàn bạc, thống nhất ý chí với cả bọn về phương thức, thủ đoạn, cách thức đi cướp giật tài sản, nhất trí việc toàn bộ tài sản đi cướp được sẽ do P.C quản lý và sử dụng để ăn tiêu chung như ăn uống, mua sắm và nếu ai cần thì sẽ đưa cho, người tham gia cướp giật và người ở nhà đều được hưởng số tiền. Việc này đã cổ vũ về mặt tinh thần cho đồng bọn được ăn chia. Bản thân B.V.H đã nhiều lần đi cướp tài sản, việc này đang được tiếp tục điều tra làm rõ. Mặt khác do B.V.H cũng khai nhiều lần đi ăn uống cùng đồng bọn và được P.C chi cho hai lần, tổng cộng 500.000 đồng. Số tiền đi ăn uống và số tiền P.C đưa cho mặc dù B.V.H không biết rõ của lần cướp giật nào nhưng lại biết rõ là tiền do cướp giật mà có. Do vậy đã đầy đủ các yếu tố khách quan, chủ quan đặc trưng của đồng phạm theo quy định tại Điều 20 BLHS. Quan điểm 2: B.V.H không phạm tội bởi các lý do sau đây: - Về hành vi khách quan thì B.V.H không tham gia ba vụ nêu trên với bất cứ vai trò nào trong đồng phạm theo quy định tại Điều 20BLHS. - Về ý thức chủ quan: B.V.H không hề biết hay được thông báo về ba vụ cướp giật này. Do đó không thể nhận định có sự thống nhất ý chí của những người đồng phạm. - Quan điểm B.V.H phạm tội vì lý do cùng đồng bọn bàn bạc thống nhất ngay từ đầu đi cướp giật; bản thân B.V.H cũng tham gia nhiều vụ cướp giật khác với đồng bọn và B.V.H đã 02 lần nhận số tiền 500.000 đồng từ P.C là không phù hợp vì: Việc bàn bạc cả nhóm đi cướp giật chỉ mang tính chung chung, không lên kế hoạch cụ thể. Thực tế trong 03 vụ cướp kể trên thì ngày nào đi cướp đồng bọn rủ nhau đi và thực hiện ngay ngày hôm ấy. Không thể lấy sự bàn bạc từ trước để chứng minh có sự thống nhất ý chí giữa B.V.H và đồng bọn trong 03 vụ cướp kể trên khi H không biết và không được thông báo về việc này. Theo lời khai của B.V.H thì H có tham gia những vụ cướp giật khác nhưng chưa đủ căn cứ truy tố nên không thể lấy đó làm căn cứ buộc tội H trong 03 vụ việc mà B.V.H không tham gia. Hơn nữa, B.V.H đã hai lần nhận tiền của N.P.C mà số tiền này chưa được làm rõ có phải tiền do bán tài sản cướp giật của 03 vụ kể trên để kết luận B.V.H đồng phạm tội cướp giật tài sản là khiên cưỡng. *Quy định của pháp luật Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật hình sự quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Điểm a khoản 2 Điều 136 quy định về tội cướp giật tài sản: “Điều 136. Tội cướp giật tài sản 1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; ………….” * Giải quyết của cơ quan có thẩm quyền Ngày 21/3/2012 Tòa án nhân dân Q xét xử sơ thẩm tuyên bị cáo B.V.H phạm tội cướp giật tài sản theo khoản 2 Điều 136BLHS với mức hình phạt 36 tháng tù. Không đồng ý với bản án, TGVPL kháng cáo với nội dung hành vi của B.V.H chưa đủ yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản còn B.V.H kháng cáo xin giảm nhẹ TNHS. Ngày 28/6/2012 Tòa án nhân dân thành phố H mở phiên xét xử phúc thẩm, không chấp nhận nội dung kháng cáo của TGVPL và bị cáo, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm đã tuyên với B.V.H phạm tội cướp giật tài sản với mức hình phạt 36 tháng tù. Đến nay, bản án có hiệu lực pháp luật nhưng do không đồng ý với nội dung bản án phúc thẩm, TGVPL vẫn tiếp tục quá trình gõ cửa các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi cho B.V.H. Mặc dù tạm thời vụ án đã khép lại nhưng còn đó câu hỏi B.V.H có phạm tội hay không vẫn luôn trăn trở với TGVPL. Phòng QLCL
Tin tức liên quan
- Hiệu quả trợ giúp pháp lý cho người nghèo trong vụ việc cụ thể (21/02/2024 )
- Tính hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong một số vụ việc cụ thể (17/02/2024 )
- Hiệu quả trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi có khó khăn về tài chính thông qua vụ việc cụ thể (31/01/2024 )
- Trợ giúp pháp lý cho người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị buộc tội trong một số vụ việc (20/01/2024 )
- Nước mắt người cha (11/01/2024 )
- Trợ giúp pháp lý cho người có công với cách mạng - một số vụ việc trợ giúp pháp lý hiệu quả, thành công (24/07/2023 )
Danh mục
- Tin tức hoạt động
- Hoạt động của cục
- Hoạt động của địa phương
- Hoạt động khác
- TGPL ở cơ sở
- Thông tin điều hành
- Hướng dẫn nghiệp vụ
- Nghiên cứu trao đổi
- Nghiên cứu về TGPL
- Vụ việc điển hình
- Kinh nghiệm quốc tế
- Hợp tác quốc tế về TGPL
- Văn bản pháp luật về TGPL
- Báo cáo về công tác TGPL
- Thông tin ấn phẩm
- Nghiệp vụ
- Nghiệp vụ về tổ chức và hoạt động TGPL
- Nghiệp vụ về đánh giá chất lượng vụ việc
- Hoạt động phối hợp liên ngành
Video phóng sự TGPL
Từ khóa » Giật Tai
-
Đau Giật Sau Tai Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Đánh Giá Các Rối Loạn Tai - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Giật Cơ - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Giật Tai Trái
-
Vì Sao Bị Giật Nhẹ Và Nghe Tiếng ồn Khi đang Dùng Tai Nghe?
-
Thủ đoạn Của Tội Phạm Cướp Giật Tài Sản - Công An
-
Cách Xử Trí Kịp Thời Khi Gặp Tình Trạng Co Giật ở Trẻ Em | Medlatec
-
Công An TP Sầm Sơn: Vận động đối Tượng Cướp Giật Tài Sản Ra đầu ...
-
Công An Tỉnh Bắc Giang Cảnh Báo Tội Phạm Cướp Giật Tài Sản
-
Co Giật Mí Mắt, điềm Báo Hay Triệu Chứng Bệnh Về Mắt
-
Công An Tân Yên Tạm Giữ đối Tượng Cướp Giật Tài Sản - Báo Bắc Giang
-
An Giang: Khởi Tố Hai đối Tượng Cướp Giật Tài Sản Của Học Sinh
-
Truy Bắt Nhanh Các đối Tượng Cướp Giật Tài Sản Học Sinh ở An Giang