B2C Là Gì? 7 Kinh Nghiệm “vàng” Khi Bán Hàng Trong Mô Hình B2C
Có thể bạn quan tâm
Vậy B2C là gì? B2C khác gì so với B2B? Đặc điểm của mô hình B2C là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những vấn đề này trong bài ngày hôm nay và tham khảo ngay những kinh nghiệm bán hàng đầy hiệu quả với mô hình này nhé.
1/ B2C là gì?
B2C là thuật ngữ được viết tắt từ cụm từ Business To Consumer dịch theo nghĩa tiếng Việt là doanh nghiệp với khách hàng. Như vậy, với câu hỏi “B2C là gì?” chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất đây chính là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp (nguồn cung ứng) với khách hàng (nguồn tiêu thụ). Là quá trình giao dịch trực tiếp giữa người bán và người mua mà không thông qua đơn vị trung gian hay một đơn vị phân phối nào nữa. Như vậy, các doanh nghiệp hay công ty bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng thì đều có thể gọi là doanh nghiệp/công ty B2C.
Tuy rằng nói là vậy, nhưng phần lớn thuật ngữ này hiện nay được dùng nhiều hơn trong ngành E-commerce (thương mại điện tử). Nên phần lớn mọi người thường mặc định rằng B2C chính là khái nhiệm dùng cho việc mô tả giao dịch giữa người bán và người mua trên các nền tảng trực tuyến. Nhưng như chúng tôi đã đề cập đến ở trên, việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng – khâu cuối cùng trong tiêu thụ sản phẩm thì đều được coi là B2C.
Có chăng, lúc này sẽ phân biệt rõ ràng hơn là B2C truyền thống hay B2C hiện đại mà thôi. B2C truyền thống trước kia thì người tiêu dùng sẽ đến các trung tâm thương mại, cửa hàng, showroom để mua sắm trực tiếp. Còn B2C hiện đại thì chỉ cần thông qua mạng lưới Internet thì cả người bán và người mua có thể tiến hành các giao dịch một cách dễ dàng và thuận tiện. Tức là không gần phải gặp mặt trực tiếp, ngay cả khâu thanh toán cũng vậy vẫn có thể bán hàng và mua hàng. Mô hình kinh doanh này, đã bắt đầu trở nên phổ biến ở cuối thập niên 90 để chỉ chủ yếu những người bán lẻ trực tiếp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng và phát triển cho đến tận ngày hôm nay với nhiều hình thức khác nhau.
2/ Đặc điểm mô hình kinh doanh B2C
B2C là mô hình bán hàng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, nhất là với sự bùng nổ của nền thương mại điện tử trong những năm gần đây đã càng thúc đẩy việc bán hàng trực tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng nhiều hơn. Tuy rằng, B2C truyền thống đang không có nhiều ưu thế cạnh tranh bằng, hay nói chính xác hơn là ngày càng giảm so với B2C hiện đại. Nhưng cả hai hình thức này vẫn song hành ở thời điểm hiện tại, cung ứng tối đa nhất cho nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, dù là truyền thống hay hiện đại thì đặc điểm cốt lõi của mô hình kinh doanh B2C vẫn lấy khách hàng làm trung tâm của sự phát triển, là người tiêu dùng cá nhân. Ngoài ra sẽ có những đặc điểm nổi bật như sau:
1. Thị trường mục tiêu rộng lớn2. Sản phẩm, giá thành dẫn dắt3. Quy trình mua sắm từng bước, ngắn gọn4. Kinh doanh hướng vào các hoạt động mua sắm5. Nhận diện thương hiệu thông qua sự lặp lại của hình ảnh6. B2C hiện đại đa dạng về nhà cung cấp7. Quyết định mua hàng dựa vào nhu cầu, giá cả và cảm xúc8. Phụ thuộc vào việc duy trì mối quan hệ với khách hàng
Sự bùng nổ của Internet ngày nay đã khiến cho các doanh nghiệp, công ty B2C truyền thống buộc phải thay đổi. Dù vẫn có các cửa hàng, mặt bằng tại trung tâm thương mại,… nhưng các doanh nghiệp đề cần phải có những kênh bán hàng, tiếp thị online của mình. Bởi xu hướng mua sắm hiện nay không chỉ người tiêu dùng nước ta đang dần thay đổi, mua sắm trực tuyến ngày càng mang đến nhiều điểm cộng hơn.
4/ Phân loại các mô hình kinh doanh B2C
Nếu như cuối thập niên 90, B2C chỉ có một mô hình duy nhất là các nhà bán lẻ bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng thì hiện nay điều này đã được thay đổi hoàn toàn. Dựa vào tính chất và hình thức hoạt động cùng là kinh doanh theo hướng B2C nhưng cũng được phân chia thành nhiều mô hình khác nhau. Mang tính phổ biến hơn cả phải đề cập đến những mô hình dưới đây:
+ B2C người bán hàng trực tiếp: Đây là mô hình mang tính phổ biến nhất, trong đó người tiêu dùng sẽ mua hàng trực tiếp từ người bán. Người bán có thể là các nhà sản xuất, doanh nghiệp, công ty tại các mặt bằng kinh doanh hoặc thậm chí là phiên bản “cửa hàng trực tuyến”.
+ B2C trung gian trực tuyến: Mô hình này hiện nay đang rất phát triển, doanh nghiệp theo mô hình này thực chất không có sản phẩm thực tế mà là cầu nối giữa người bán và người mua.
+ B2C dựa vào cộng đồng: Dựa vào sở thích sở thích, hành vi mua sắm chung các doanh nghiệp sẽ tiếp thị, quảng bán sản phẩm – dịch vụ của mình đến khách hàng của mình. Theo đó các mạng xã hội như Facebook, Zalo hay Facebook lúc này sẽ là nơi để kết nối cộng đồng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
+ B2C nhà cung cấp nội dung: Chính xác được gọi với cái tên đúng là Content provider, các đơn vị đang hoạt động theo mô hình B2C này có thể kể đến như là CNN.com, ESPN.com, sportsline.com,… Với doanh thu từ việc quảng cáo, phí định kỳ và phí liên kết.
- Retargeting là gì? Cẩm nang số về retargeting dành cho bạn
- Góc giải đáp: Marketing 0 đồng có thật không? Những nguyên tắc vàng khi triển khai
- Remarketing là gì? Cách xây dựng chiến lược remarketing hiệu quả cho từng doanh nghiệp
5/ Lợi thế mô hình B2C mang lại trong kinh doanh là gì?
Mô hình B2C ngày càng phát triển với sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp trên mọi quy mô, đặc biệt là với việc mở rộng của nền thương mại điện tử đã giúp mô hình này ngày càng lớn mạnh hơn. Trong bốn mô hình B2B – B2C – C2B – C2C, chúng ta có thể thấy rằng B2C gần như là có độ “phủ sóng” cao nhất. Vậy tại sao mô hình B2C lại được nhiều người lựa chọn và đánh giá cao như vậy? Những lợi ích mà mô hình B2C mang lại cho việc kinh doanh chính là đáp án giải thích chính xác nhất cho điều này.
Chăm sóc khách hàng một cách chu đáo: Với việc bán hàng trực tiếp, có thể xây dựng từ nhiều kênh khác nhau, điều này giúp nhà cung ứng cho thể chăm sóc và đáp ứng nhu cầu cho khách hàng của mình một cách chu đáo và tận tình nhất.
Tăng trưởng kinh doanh – tối ưu nguồn lực: Tận dụng công nghệ, Internet các doanh nghiệp B2C có thế tối ưu các nguồn lực mình mang về hiệu quả cao nhất. B2C hiện đại còn có thể giup doanh nghiệp tăng trưởng một cách đáng kinh ngạc.
Chi phí thấp: Nếu so với các doanh nghiệp B2C truyền thống thì B2C hiện đại sẽ giúp tiếp kiệm chi phí hơn đầu tư hơn rất nhiều. Nhất là trong khoản chi phí đầu tư cho địa điểm, mặt bằng kinh doanh.
Phạm vi tiếp thị: Các chiến thuật B2C ngày nay đang mang đến rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp với các kênh online hay tiếp thị kỹ thuật số. Phạm vi tiếp thị sản phẩm, dịch vụ sẽ không bị bó hẹp như trước kia nữa.
Quản trị khoa học, dễ dàng: Đặc biệt đối với doanh nghiệp tham gia vào thương mại điện tử, việc quản trí các thông tin về quy trình bán hàng, thanh toán, vận chuyển, kho hàng,… tất cả đều được tự động lưu trữ, giúp nhà quản lý có thể giám sát và đánh giá một cách chính xác về hiệu quả kinh doanh.
6/ Khác biệt giữa B2C và B2B trong kinh doanh
B2C và B2B đều là những mô hình rất phổ biến trong kinh doanh hiện nay, chúng ta cũng không quá khó để bắt gặp những doanh nghiệp đang hoạt động theo hai mô hình này. Từ khái niệm có lẽ chúng ta có thể nhận ra ngay một điểm khác biệt rất lớn, theo đó B2C là doanh nghiệp với khách hàng còn B2B là doanh nghiệp với doanh nghiệp. Nhưng nếu chỉ dừng lại đó thì rất khó để nắm chắc được hai mô hình này có khác biệt lớn như thế nào. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi so sánh B2B và B2C với những điểm khác biệt như sau:
Khác biệt về khách hàng: Đây là khác biệt lớn nhất giữa B2C và B2B mà ngay từ khái niệm chúng ta có thể nhận thấy được như chúng tôi đã nhắc đến. Một bên là cá nhân còn một bên là mang tính chất tập thể.
Khác biệt đàm phán, giao dịch: Quá trình bán hàng của B2C vô cùng đơn giản và nhanh chóng trong khi đó B2B lại phức tạp hơn rất nhiều. Điều này đã giúp các nhà bán lẻ dễ dàng mở rộng thị trường cũng như tiếp cận khách hàng hơn.
Khác biệt trong quá trình marketing: Từ chính đối tượng khách hàng mà quá trình làm marketing trong hai mô hình này sẽ có sự khác nhau. Vì cá nhân khi mua sản phẩm dùng cho mình và dùng cho tập thể, công ty chắc chắn sẽ có cảm xúc, hành vi, suy nghĩ khác nhau. Nên các chiến lược marketing của B2C rất khó để áp dụng cho B2B.
Khác biệt về quy trình bán hàng: Quá trình bán hàng B2C đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Trong khi đó quá trình này của B2B lại phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Bởi một doanh nghiệp B2B sẽ cần phải tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ và duy trì trong suốt quá trình bán hàng rất nhiều.
7/ Những kinh nghiệm bán hàng trong mô hình B2C
Marketing đúng nhu cầu khách hàng
Tiếp thị, quảng bá chính là yếu tố để thu hút sự quan tâm và kích cầu mua sắm rất hiệu quả. Với khách hàng B2C các trải nghiệm, xu hướng và đánh giá đều được nhìn nhận từ góc độ cá nhân. Đặc biệt với khách hàng cá nhân việc mua sắm ảnh hưởng từ cảm xúc rất nhiều chứ không phải các nghiên cứu, đánh giá mang tính chuyên sâu. Vì vậy, khi làm marketing phải đánh chúng vào tâm lý, nhu cầu thực tế của khách hàng theo hướng cá nhân hóa. Nhưng vậy, doanh nghiệp hay nhân viên bán hàng B2C cần phải tập trung tiếp thị vào đúng nhu cầu, điều mà khách hàng đang cần thiết.
Xây dựng chương trình ưu đãi khuyến mãi tri ân khách hàng
Đây chính là chiến lược kích cầu mua sắm vô cùng hiệu quả đối với mô hình B2C. Nếu như khi xây dựng các chương trình ưu đãi dành cho mô hình B2B thì các khách hàng thường chỉ là quan tâm hơn đôi chút, nhưng chưa chắc đã mua vì mức giá giảm hay quà tặng thì với B2C điều này xảy ra rất cao. Nhất là với tâm lý tiêu dùng của người Việt, thấy giảm giá, khuyến mãi, tặng quà là mọi người sẽ rất thích, vui vẻ hơn khi mua sắm. Mặt khác, xây dựng chương trình ưu đãi khuyến mãi cũng chính là cách giữ chân, tăng tỷ lệ mua sắm đợt sau rất cao.
Đào tạo nhân viên kỹ năng giao tiếp khách hàng chuyên nghiệp
Dù ở mô hình kinh doanh nào thì kỹ năng giao tiếp với khách hàng luôn là điều cần thiết. Tuy nhiên, để nâng cao được điều này cũng như hiệu quả doanh thu, các nhà quản lý hãy đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng của mình một kỹ năng giao tiếp khách hàng thực sự chuyên nghiệp. Với khách hàng mua sắm cho nhu cầu cá nhân họ chịu chi phối từ cảm xúc rất nhiều. Nếu nhân viên bán hàng có kỹ năng giao tiếp tốt, thể hiện được sự tư vấn nhiệt tình, thấu hiểu đương nhiên cũng tăng tỷ lệ chốt đơn nhanh chóng.
Kết nối với khách hàng liên tục
Với khách hàng B2C và đặc biệt là với mô hình kinh doanh thương mại điện tử, trực tiếp thì việc kết nối hay tương tác là điều rất quan trọng. Trên thực tế 50% khách hàng sẽ bỏ sản phẩm, dịch vụ của bạn nếu không được đáp ứng nhu cầu, trả lời các thắc mắc trong thời gian cần thiết. Hơn thế, phần lớn người tiêu dùng hiện nay sẽ thường tìm hiểu trước các thông tin trên các kênh bán hàng online của bạn trước ngay cả khi cuối cùng họ vẫn đến cửa hàng trực tiếp. Nên cần phải có đội ngũ chăm sóc khách hàng, tư vấn luôn sẵn sàng nhận sự liên hệ từ khách hàng.
Tận dụng công năng tối đa của các phần mềm CRM
Việc tương tác với khách hàng cùng lúc trên nhiều kênh bán hàng khác nhau mà đội ngũ nhân viên lại có hạn đã gây ra rất nhiều rắc rối cho các doanh nghiệp. Chưa kể khi data khách hàng ngày càng nhiều khiến việc chăm sóc khách hàng thủ công không đảm bảo được, khách hàng cũ không quay lại mua sắm nhiều. Chính vì vậy, đây là lý do vì sao doanh nghiệp của bạn cần phải sử dụng tích hợp thêm phần mềm CRM. Đây là phần mềm quản trị quan hệ khách hàng, giúp tối ưu hóa quá trình chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả nhất. Tăng tỷ lệ khách hàng cũ mua sắm lên đến hơn 30% và tăng tỷ lệ chốt đơn lên đến 85%.
Kết hợp cùng lúc các phương thức thanh toán tiện lợi
Dù bán hàng trực tiếp tại cửa hàng hay trung tâm thương mại thì người bán vẫn cần phải kết hợp cùng lúc các phương thức thanh toán tiện lợi. Bởi đây thời đại công nghệ số phát triển, không chỉ có mua sắm tiện lợi mà thanh toán cũng phải vậy. Điển hình như thanh toán bằng thẻ ngân hàng, quét mã QR, thanh toán qua Internet Banking, thanh toán bằng ví điện tử,… Đương nhiên, nếu bạn có cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử thì điều này lại càng chắc chắn phải có.
Xây dựng và củng cố lòng tin với khách hàng
Hiện nay các mô hình B2C hiện đại hay còn gọi may hình thức mua sắm trực tuyến mang đến rất nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp, thậm chí là tăng độ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, việc xây dựng lòng tin với khách hàng lại khó hơn rất nhiều so với B2C truyền thống dù trước đó điều này cũng không dễ dàng gì. Tuy nhiên, khi đã xây dựng và củng cổ lòng tin với khách hàng thành công thì việc bán hàng lại trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Vì vậy, xây dựng và củng cố lòn tin với khách hàng chính là mục tiêu cốt lõi không thể bỏ qua.
=>> Tham khảo thêm:Bật mí cách xây dựng chiến lược B2B Marketing hiệu quả từ A – ZVới câu hỏi B2C là gì đang nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người, chúng tôi đã tìm hiểu và gửi đến những thông tin đầy hữu ích liên quan đến chủ đề này. Mong rằng, quá đó không chỉ giúp bạn hiểu hơn mà còn đưa ra những đánh giá chính xác về mô hình kinh doanh doanh nghiệp với khách hàng này. Tất nhiên, đi sâu vào từng ngành nghề, lĩnh vực sẽ còn là những điều phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều. Nhưng trước hết chúng ta vẫn cần phải tìm hiểu về những kiến thức cơ bản nhất ngay từ đầu.
Từ khóa » Chăm Sóc Khách Hàng B2c Là Gì
-
B2C Là Gì? Các Loại Mô Hình Kinh Doanh Và Lợi Thế Của Mô Hình B2C
-
Sự Khác Nhau Giữa Hỗ Trợ Khách Hàng B2B Và B2C Là Gì? - VERIG
-
B2C CRM – Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Khách Hàng
-
Mô Hình Kinh Doanh B2C Là Gì? 5 Lợi Thế Của Mô Hình B2C Thương ...
-
Mô Hình Kinh Doanh B2C Là Gì? Ví Dụ Về Mô Hình B2C (2022) - BePOS
-
Phân Biệt B2B Và B2C Thông Qua 8 điểm Khác Biệt - Zafago Agency
-
B2C Là Gì? Các Hình Thức Của B2C - Cohost AI
-
B2C Là Gì? 4 Bí Kíp Xây Dựng Mô Hình B2c “chuẩn Không Cần Chỉnh”
-
B2C Là Gì? So Sánh Sự Khác Biệt Giữa B2C Và B2B - Vietnix
-
Phân Biệt Hai Khái Niệm B2B Và B2C Trong Kinh Doanh - ECP Media
-
Khác Biệt Giữa Hỗ Trợ Khách Hàng B2B Và B2C Là Gì? - Ninh Việt Tú
-
B2C Là Gì? Chúng Có Những đặc điểm Nào Nổi Bật? - Atp Holdings