Bà Bầu ăn đu đủ Chín được Không, ăn Bao Nhiêu Là Tốt?
Có thể bạn quan tâm
Đu đủ chín có vị ngọt, nhiều nước và giàu vitamin được nhiều người yêu thích. Papain được tìm thấy trong mủ và lá của quả đu đủ có thể hoạt động giống như prostaglandin và oxytocin, mà cơ thể tạo ra để bắt đầu chuyển dạ. Chính vì vậy một số người cho rằng ăn đu đủ có thể gây sảy thai, sinh non. Vậy bà bầu ăn đu đủ chín được không, có ảnh hưởng gì không?
Thành phần dinh dưỡng của đu đủ chín
Trong 1 quả đu đủ nhỏ khoảng 152g có thể cung cấp:
- Calo: 59
- Carbohydrate: 15g
- Chất xơ: 3g
- Protein: 1g
- Vitamin C: 157% RDI
- Vitamin A: 33% RDI
- Folate (vitamin B9): 14% RDI
- Kali: 11% RDI.
Ngoài ra, trong đu đủ còn cung cấp vitamin B1, B3, B5, K, E, carotenoids, enzyme papain, quercetin, flavonoid, zeaxanthin… Những thành phần dinh dưỡng này đều cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu ăn đu đủ chín được không?
Đu đủ chín kỹ giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn đu đủ chín được không?
Đu đủ chín có chứa lượng nước cao bổ sung cho mẹ bầu, tránh tình trạng thiếu nước. Beta-carotene có trong đu đủ chín cũng là dưỡng chất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ khi mang thai. Vitamin B có tác dụng giúp thai nhi phát triển tốt, ổn định nhịp tim và huyết áp của mẹ. Hàm lượng chất xơ trong đu đủ chín có tác dụng ngừa táo bón.
Bên cạnh đó, hàm lượng đường và calo trong đu đủ chín có thể giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi ở phụ nữ có thai.
Do đó, với câu hỏi bà bầu ăn đu đủ chín được không thì bà bầu hoàn toàn có thể ăn được đu đủ chín. Tuy nhiên, chỉ nên ăn một lượng vừa phải và đu đủ phải chín hoàn toàn.
Bà bầu có thể ăn đu đủ chín trong cả thai kỳ (Ảnh minh họa)
Mang bầu 3 tháng đầu ăn đu đủ chín được không?
Bà bầu mang thai 3 tháng đầu hay cả quá trình mang thai có thể ăn đu đủ chín hoàn toàn. Nhưng đối với đu đủ chưa chín kỹ hoặc đu đủ xanh thì không nên ăn.
Trong đu đủ có chứa Papain được tìm thấy trong mủ và lá. Mủ đi đủ chưa chín có cơ chế hoạt động giống như prostaglandin và oxytocin, mà cơ thể tạo ra để bắt đầu chuyển dạ. Mới mang thai 3 tháng đầu ăn đu đủ chưa chín kỹ có thể kích thích co bóp tử cung, Papain hoạt động giống như prostaglandin (chất nội sinh hoặc chất riêng của cơ thể) và oxytocin (một loại hormone do tuyến yên của não tiết ra), gây ra các cơn co thắt. Từ đó, mẹ có thể sảy thai hoặc sinh non.
Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, để đảm bảo an toàn, tránh sảy thai hay chuyển dạ sớm thì đu đủ chưa chín kỹ hoặc đu đủ xanh bà bầu không nên ăn.
Vì vậy, bà bầu có thể ăn đu đủ chín kỹ trong cả thai kỳ nhưng không nên ăn đu đủ chưa chín kỹ, đu đủ xanh.
Bà bầu ăn đu đủ chín có tốt không, có lợi ích gì?
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn đu đủ chín và loại quả này mang đến những lợi ích tuyệt vời cho mẹ khi mang thai. Những lợi ích khi bà bầu ăn đu đủ chín như sau:
- Bầu ăn đu đủ chín tăng cường sức đề kháng
Hàm lượng beta caroten có trong đu đủ chín nhiều hơn so với những loại trái cây khác, đây là một tiền chất của vitamin A khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Vi chất này có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể khỏe mạnh kháng được những bệnh nguy hiểm, tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
- Bà bầu ăn đu đủ chín giúp bổ sung vitamin
Trong đu đủ chín có rất nhiều vitamin như vitamin A, B1, C đều là những vitamin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa, nếu thiếu vitamin B1 có thể gây cản trở chuyển hóa chất dinh dưỡng, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch khi mang thai.
Ngoài ra, đu đủ chín cũng cung cấp vitamin B2 giúp phát triển thị giác, chiều cao, cơ và hệ thần kinh của thai nhi.
Đu đủ chín giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu (Ảnh minh họa)
- Có bầu nên ăn đu đủ chín bổ sung khoáng chất
Các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như kali, canxi, magie, kẽm đều có trong đu đủ chín. Đặc biệt, đu đủ chín cũng cung cấp chất sắt cho mẹ bầu, giúp phòng tránh tình trạng thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai.
- Có bầu ăn đu đủ chín giúp giảm tình trạng chuột rút
Đu đủ chín cung cấp hàm lượng kali giúp giảm thiểu được tình trạng chuột rút. Trong thai kỳ, cơ thể người mẹ tích máu tăng lên đến 50% do đó, kali có tác dụng cân bằng nước và điện giải trong các tế bào.
- Mang thai ăn đu đủ chín giảm táo bón
Không chỉ cung cấp chất xơ, trong đu đủ chín còn có vitamin B và riboflavin đều là những chất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bà bầu tránh được tình trạng táo bón khó chịu.
- Bầu ăn đu đủ chín giúp bảo vệ xương khớp
Bà bầu ăn đu đủ chín thường xuyên, vitamin C được nạp đủ sẽ có thể giúp giảm thiểu được tình trạng tê cứng, đau nhức tại các khớp như khủy tay, ngón tay, đầu gối và hông.
- Đu đủ chín giúp kiểm soát cân nặng
Đu đủ chín không có quá nhiều calo, bà bầu ăn đu đủ chín không sợ bị tăng cân, đặc biệt đối với những bà bầu thừa cân không cần quá lo lắng khi ăn loại quả này.
Bà bầu nên ăn bao nhiêu đu đủ chín?
Bà bầu không nên ăn đu đủ xanh, đu đủ chưa chín kỹ trong cả thai kỳ. Đối với đu đủ chín kỹ bà bầu có thể ăn 1 miếng nhỏ trong 1 lần ăn và không ăn quá 2 - 3 lần trong 1 tuần. Bà bầu có thể ăn trực tiếp hoặc xay sinh tố. Không nên ăn đu đủ chín quá thường xuyên, vị ngọt của đu đủ chín có thể gây nên tình trạng tiểu đường. Hạt của đu đủ rất độc, vì vậy bà bầu cần phải loại bỏ hoàn toàn khi ăn.
Ăn quá nhiều đu đủ chín có thể gây tăng áp lực lên ruột do tính nhuận tràng, thành phần caroten trong đu đủ khi ăn quá nhiều có thể khiến phụ nữ mang thai bị vàng da, chị em cần hết sức chú ý.
Bà bầu ăn đu đủ chín vào thời điểm nào? Thời điểm tốt nhất trong ngày bà bầu nên ăn đu đủ chín là buổi sáng vì đây là thời điểm mẹ cần bổ sung năng lượng nhiều nhất. Không nên ăn đu đủ trước khi đi ngủ vì trong đu đủ chín có hàm lượng đường cao dễ gây đầy bụng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Bà bầu ăn đu đủ chín với 1 lượng vừa phải (Ảnh minh họa)
Những bà bầu không nên ăn đu đủ chín
- Những bà bầu bị hen suyễn hoặc gặp phải những bệnh về đường hô hấp nên hạn chế ăn đu đủ. Chất papain có trong đu đủ có thể gây dị ứng nặng, sổ mũi, nghẹt mũi và khó thở.
- Những bà bầu mang thai 3 tháng đầu có dấu hiệu ra máu, dấu hiệu sảy thai thì cũng không nên ăn đu đủ dù là đu đủ chín.
- Bà bầu bị tiểu đường nên cân nhắc trước khi ăn đu đủ chín.
Trên thực tế, đu đủ chín không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu nếu ăn với 1 lượng vừa phải. Tuy nhiên, mỗi bà bầu có 1 thể trạng khác nhau, vì vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có nên ăn đu đủ chín hay không.
Bà bầu ăn rau bí có tốt không? Bà bầu ăn rau bí có tốt không? Rau bí nói riêng và rau xanh nói chung luôn là thực phẩm rất tốt cho con người mà chúng ta nên sử dụng hàng ngày. Tuy... Bấm xem >>Từ khóa » đu đủ Chín Tốt Cho Bà Bầu Không
-
Có Bầu ăn đu đủ Chín được Không? | Vinmec
-
Bà Bầu ăn đu đủ Chín được Không Và Những Lưu ý Quan Trọng
-
Khám Phá 7 Tác Dụng Của đu đủ Chín đối Với Sức Khỏe Thai Kỳ
-
Bà Bầu ăn đu đủ Chín Gây Sảy Thai Không? | Avisure Mama
-
Lợi ích Tuyệt Vời Khi Bà Bầu ăn đu đủ Chín - MarryBaby
-
Bà Bầu ăn đu đủ Chín Và Những Lợi ích Không Ngờ Cho Thai Kỳ
-
[Khoa Học] Sử Dụng ĐU ĐỦ CHÍN Trong 3 Tháng đầu An Toàn
-
Ăn đu đủ Chín Trong Thai Kỳ Tốt Hay Không Tốt?
-
Bà Bầu ăn đu đủ Chín được Không? - Bách Hóa XANH
-
Mẹ Bầu Bị Tiểu đường Thai Kỳ ăn đu đủ Chín được Không? - Monkey
-
Thực Hư Chuyện ăn đu đủ Gây Sảy Thai - Hànộimới
-
Bà Bầu Có Nên ăn đu đủ Chín? Ăn Như Thế Nào Cho Tốt - Bảo Hà Spa
-
Bà Bầu ăn đu đủ Chín: Tốt Hay Không Tốt? - Người Việt Tại Bulgaria
-
7 Loại Trái Cây Bà Bầu Không Nên ăn Trong Thời Kỳ Mang Thai