Bà Bầu ăn Dứa được Không Và Cần Lưu ý điều Gì?
Có thể bạn quan tâm
1. Bà bầu ăn dứa được không?
Rất nhiều người cho rằng ăn dứa sẽ làm tăng thân nhiệt của mẹ bầu, thậm chí còn kích thích cơn co thắt tử cung gây sảy thai hoặc một số vấn đề sức khỏe khác như dị ứng hay tiêu chảy,…
Mẹ bầu có thể ăn dứa với lượng vừa phải
Dứa có chứa bromelain. Trên thực tế, các mẹ bầu thường được khuyến cáo không nên bổ sung viên uống bromelain vì nó có thể gây xuất huyết bất thường. Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều người nghi ngờ rằng dứa có thể gây sảy thai. Tuy nhiên, lượng bromelain trong một quả dứa rất thấp và không đủ để làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Trừ trường hợp mẹ bầu ăn quá nhiều dứa (từ 7 đến 10 quả dứa cùng một lúc) thì mới có thể gây tác động xấu đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nhưng điều này rất khó xảy ra. Như vậy với thắc mắc “mẹ bầu ăn dứa được không” thì câu trả lời là “có” với điều kiện mẹ bầu chỉ ăn với một mức độ vừa phải(từ ½ đến 1 quả).
Dứa là loại quả có chứa nhiều dinh dưỡng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dứa là một loại quả có chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất, mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho chúng ta. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của dứa đối với mẹ bầu:
- Vitamin C trong dứa có tác dụng rất tốt giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật và chứa các hợp chất chống oxy hóa giúp làn da của mẹ bầu đẹp hơn, khỏe hơn.
- Mangan: Đây là loại khoáng chất rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và có nhiều trong dứa.
- Đồng: Có tác dụng hỗ trợ quá trình tạo tế bào máu và có nhiều chức năng quan trọng khác trong cơ thể.
- Vitamin B9 có nhiều trong dứa rất tốt cho sự tăng trưởng mô vì thế rất tốt với mẹ bầu.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu.
2. Bà bầu cần lưu ý những gì khi ăn dứa?
2.1. Một số nguy cơ khi ăn dứa không đúng cách
Như đã nói ở phía trên, nếu ăn dứa với một lượng vừa phải, cơ thể của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu ăn một lượng dứa quá lớn cùng lúc, mẹ bầu sẽ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu nên ăn dứa đúng cách để đảm bảo sức khỏe
Bên cạnh đó, với những trường hợp mẹ bầu có tiền sử bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày nhạy cảm, nếu ăn quá nhiều dứa có thể dẫn tới tình trạng trào ngược axit, ợ nóng. Nếu mẹ bầu đang trong giai đoạn ốm nghén mà ăn quá nhiều loại quả này thì những triệu chứng ợ nóng, đầy hơi, buồn nôn,… sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong một số trường hợp mẹ bầu có thể bị dị ứng với dứa mà không được điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Do đó, sau khi ăn dứa mà gặp phải những triệu chứng dưới đây, mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt:
- Ngứa và sưng miệng.
- Da có phản ứng bất thường, ngứa, nổi ban, nổi mề đay,…
- Bà bầu có cảm giác khó thở, gần giống với tình trạng hen suyễn.
- Đột nhiên xuất hiện tình trạng ngạt mũi và chảy nước mũi.
Những triệu chứng này có thể xảy ra khoảng vài phút đến vài giờ khi bà bầu vừa ăn dứa. Những đối tượng mẹ bầu bị dị ứng với phấn hoa hay cao su thì nguy cơ dị ứng với dứa sẽ cao hơn.
2.2. Một số lưu ý khi ăn dứa
- Mẹ bầu có thể chế biến dứa thành những món ăn như sau:
+Có thể cắt dứa thành những miếng nhỏ và ăn kèm cùng sữa chua.
+ Chế biến món sinh tố dứa để thay đổi khẩu vị.
+ Làm món salad dứa ăn trong các bữa chính.
+ Kết hợp dứa với các thực phẩm khác tạo nên những món xào thơm ngon, bổ dưỡng.
+ Ngoài ra có thể làm kem dứa hoặc dùng dứa để làm bánh.
Nên rửa sạch và gọt sạch dứa trước khi chế biến
- Bên cạnh đó, khi ăn dứa, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
+ Chỉ nên ăn lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ bầu, chẳng hạn như tình trạng ợ nóng, dị ứng, phát ban và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nguy hiểm nhất là tình trạng sinh non, sảy thai.
+ Chỉ nên ăn dứa chín và không nên ăn dứa xanh: Khi còn xanh, dứa rất dễ gây ngộ độc. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ bầu nên chọn những quá dứa chín vàng.
+ Nếu đang đói, mẹ bầu đừng nên ăn dứa để tránh tình trạng đầy hơi, khó chịu, nóng rát, nhất là đối với những mẹ bầu mắc một số bệnh lý về dạ dày.
+ Trong vòng 3 tháng đầu, mẹ bầu không nên ăn dứa để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể nhai một miếng dứa nhỏ để giảm các triệu chứng ốm nghén.
+ Nếu mẹ bầu thích ăn dứa thì nên mua cả quả về để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không nên mua dứa đã gọt sẵn ở ngoài chợ. Nên chọn những quả dứa vừa phải, không quá nhỏ cũng không quá to, chín vàng đều, mắt to và không bị dập hoặc sâu. Trước khi ăn dứa, chị em cần lưu ý rửa sạch dứa và lau khô. Sau đó dùng dao sắc để loại bỏ hoàn toàn phần mắt dứa và lưu ý cắt bỏ lõi để phòng tránh nguy cơ ngộ độc.
Ngoài ra, trong thai kỳ, mẹ bầu cũng nên bổ sung đa dạng thực phẩm để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Chị em có thể bổ sung vào chế độ ăn một số loại trái cây như cam, táo, xoài, đỗ xanh, rau bina, khoai lang,….
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu ăn dứa được không. Để được tư vấn thêm về cách chăm sóc một thai kỳ khỏe mạnh hoặc có nhu cầu khám thai,… mẹ bầu có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.
Từ khóa » Dứa Gây Sảy Thai
-
Tổng Hợp Những Loại Thực Phẩm Dễ Gây Sảy Thai Mẹ Bầu Cần Tránh Xa
-
Có Nên ăn Dứa Khi Mang Thai? | Vinmec
-
Thật Hư Việc Bà Bầu Bị Sảy Thai Do ăn Dứa - Bách Hóa XANH
-
Bà Bầu ăn Dứa Ba Tháng đầu Có Gây Sảy Thai Không? - Avisure Mama
-
Phụ Nữ Chuẩn Bị Mang Thai Có Nên ăn Dứa Không? - Monkey
-
Mẹ Bầu ăn Dứa: Gây Sảy Thai Hay Dễ đẻ, đâu Là Sự Thực? - AFamily
-
Bà Bầu Có Nên ăn Dứa Không? Tư Vấn Từ Bác Sĩ Sản Khoa - Hello Bacsi
-
Có Nên ăn Dứa Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối? Liệu Có Dễ Chuyển Dạ?
-
15 Cách Phá Thai Tự Nhiên Bằng Dứa, Mướp đắng, Rau Răm An Toàn Nhất
-
Bà Bầu ăn Dứa: Gây Sảy Thai Hay Dễ đẻ, đâu Là Câu Trả Lời đúng?
-
Những Loại Thực Phẩm Dễ Gây Sảy Thai ở Mẹ Bầu
-
10 Loại Thực Phẩm Dễ Gây Sảy Thai Cho Mẹ Bầu
-
Chuyên Gia Lý Giải Sự Thật Việc ăn Dứa Khiến Bà Bầu Sảy Thai
-
11 Loại Thực Phẩm Dễ Gây Sảy Thai Mẹ Bầu Cần Tránh - Doppelherz