Bà Bầu ăn Tỏi được Không? - VOH
Có thể bạn quan tâm
- Bà bầu ăn tỏi được không ?
- Những tác dụng của tỏi đối với bà bầu
- Bổ sung axit folic
- Có tính kháng viêm, kháng khuẩn
- Giảm huyết áp và cholesterol
- Ngăn rụng tóc
- Trị nhiễm nấm âm đạo
- Chống ung thư
- Tác dụng phụ khi bà bầu ăn tỏi
- Bà bầu ăn tỏi bao nhiêu là tốt nhất?
- Những lưu ý khi bà bầu ăn tỏi
Từ xưa, ngoài việc sử dụng tỏi như một loại gia vị nấu ăn, nhiều người còn sử dụng tỏi với mục đích chữa bệnh. Tỏi ngâm mật ong hay rượu tỏi đều là những bài thuốc tự nhiên giúp phòng và trị nhiều căn bệnh. Nhưng với phụ nữ mang thai, ăn tỏi vừa có lợi nhưng cũng có thể gây ra nhiều tác hại.
1. Bà bầu ăn tỏi được không ?
Có thể nói, tỏi là một nguồn cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe. Bà bầu ăn tỏi có thể giúp phòng ngừa bệnh cúm, cảm lạnh,... vì nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và cũng không làm phá hủy các vi khuẩn có lợi trong cơ thể.
Tuy nhiên, nếu bà bầu sử dụng tỏi với một lượng lớn trong thai kỳ sẽ không an toàn cho sức khỏe vì tỏi có thể gây ngộ độc và kích thích nội tạng khiến mẹ bầu khó chịu.
Do đó, cách tốt nhất để nhận được những lợi ích từ tỏi là bà bầu chỉ nên dùng tỏi như một loại gia vị trong các món ăn hàng ngày.
2. Những tác dụng của tỏi đối với bà bầu
Nếu sử dụng tỏi là gia vị chế biến món ăn, mẹ bầu sẽ nhận được các lợi ích sức khỏe sau đây:
2.1 Bổ sung axit folic
Trong tỏi chứa nhiều axit folic, một chất có thể giúp hệ thần kinh và hệ vận động của trẻ phát triển khỏe mạnh bình thường.
2.2 Tránh nguy cơ trẻ bị thiếu cân
Theo nhiều nghiên cứu, ăn tỏi có thể giúp cải thiện trọng lượng thai của trẻ sinh non. Chiết xuất từ tỏi giúp kích thích sự phát triển của bào thai, giảm nguy cơ thai nhi bị nhẹ cân từ trong bụng mẹ.
2.3 Có tính kháng viêm, kháng khuẩn
Thành phần trong tỏi có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn nên có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa các bệnh cúm, cảm lạnh thông thường.
2.4 Giảm huyết áp và cholesterol
Những mẹ bầu nào mắc chứng cao huyết áp, sử dụng tỏi sẽ giúp giảm mức cholesterol của cơ thể và giữ trong tầm kiểm soát nhờ chất allicin. Hợp chất allicin cũng giúp giảm huyết áp, các bệnh về tim mạch, đặc biệt là giúp giảm nguy cơ bị chứng tiền sản giật khi mang thai.
Xem thêm: Đừng chủ quan với chứng tiền sản giật – tai biến sản khoa cực kỳ nghiêm trọng
2.5 Ngăn rụng tóc
Hợp chất allicin trong tỏi còn là một thành phần quan trọng giúp ngăn ngừa rụng tóc cũng như thúc đẩy sự phát triển của tóc mới.
2.6 Trị nhiễm nấm âm đạo
Phụ nữ mang thai có thể bị nhiễm nấm âm đạo. Thật may khi tỏi có chứa các thành phần kháng viêm có thể giúp điều trị bệnh nhiễm nấm âm đạo như nấm candida mạn tính.
2.7 Chống ung thư
Tỏi có tác dụng phòng ngừa một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư dạ dày... Do đó, bà bầu thêm tỏi vào các món ăn sẽ giúp làm tăng khả năng chống lại sự hình thành và phát triển của các tế bào ác tính, phòng bệnh ung thư.
Xem thêm: 6 dấu hiệu nhận biết ung thư vú và cách kiểm tra vú tại nhà giúp pháp hiện sớm ung thư vú
3. Tác dụng phụ khi bà bầu ăn tỏi
Dù tỏi có lợi cho sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp bà bầu ăn tỏi có thể gặp phải các phản ứng tiêu cực. Dưới đây là những tác dụng phụ tiềm ẩn khi bà bầu ăn tỏi:
- Có nguy cơ bị chảy máu âm đạo
- Có thể gặp phải một số vấn đề ở hệ tiêu hóa như: buồn nôn, khó chịu, tiêu chảy...
- Làm giảm huyết áp ở những người bị huyết áp thấp
- Tỏi có đặc tính làm loãng máu
- Tỏi có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa, hoặc làm thay đổi vị của sữa mẹ
4. Bà bầu ăn tỏi bao nhiêu là tốt nhất?
Bà bầu chỉ được phép dùng tỏi làm gia vị trong chế biến món ăn với lượng mỗi ngày là từ 2-4gr. Tỏi có thể được sử dụng để làm nước sốt hoặc gia vị cho món ăn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xay nhỏ tỏi cho vào chai và dùng nấu ăn hàng ngày. Sau 1 – 2 tuần, sẽ thay mới toàn bộ tỏi trong chai để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
5. Những lưu ý khi bà bầu ăn tỏi
Để thai nhi và mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ bầu ăn tỏi cần lưu ý một số điều sau đây:
- Không nên ăn tỏi, uống nước ép tỏi khi đói vì dễ gặp phải các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, khó chịu...
- Không ăn tỏi tươi vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo
- Bà bầu có vấn đề về huyết áp thấp không nên ăn tỏi
- Trước sinh 2 tuần không nên ăn tỏi vì có thể khiến máu bị loãng
- Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ không nên ăn tỏi khi bước vào tam cá nguyệt thứ 3
Như vậy, tỏi là nguồn cung cấp thành phần dinh dưỡng quý giá, nhưng mặt khác tỏi cũng có thể gây ngộ độc và kích thích nội tạng khiến mẹ bầu khó chịu. Vì thế, nếu bà bầu muốn ăn tỏi thì hãy cân nhắc kỹ mặt lợi – hại của thực phẩm này trước khi thêm tỏi vào chế độ dinh dưỡng của mình.
Từ khóa » Cách Dùng Tỏi Ngâm Mật Ong Cho Bà Bầu
-
Bà Bầu Uống Tỏi Ngâm Mật Ong được Không? 5 Tác Dụng Cho Sức Khỏe
-
Cách Ngâm Tỏi Với Mật Ong An Toàn Cho Bà Bầu Tăng Cường đề ...
-
Tiết Lộ Cách Dùng Tỏi Mật Ong Trị Ho Cho Bà Bầu An Toàn Hiệu Quả
-
4 Tác Dụng Thần Kỳ Của Tỏi Ngâm Mật Ong Với Bà Bầu - Green Field Spa
-
Thông Tin Sức Khỏe Gia đình - Tỏi Ngâm Mật Ong Có Dùng ... - Facebook
-
9 Mẹo Trị Ho Khi Mang Thai Hoàn Toàn Từ Thảo Dược Tự Nhiên
-
Bà Bầu ăn Mật Ong được Không? | Vinmec
-
Tỏi Ngâm Mật Ong Giúp Mẹ Bầu Không Lo Bị Cúm
-
Tỏi Ngâm Mật Ong: 7 Tác Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe - Hello Bacsi
-
Tỏi Ngâm Mật Ong Tăng đề Kháng, Dùng Sao Cho đúng?
-
Tác Dụng Của Tỏi Ngâm Mật Ong & Cách Làm đúng Cách | VinID
-
Cách Làm Tỏi Ngâm Mật Ong đơn Giản Bổ Dưỡng Cho Sức Khỏe
-
Mẹ Bầu Có Nên Uống Mật Ong? - Báo Lao Động
-
Cách Làm Tỏi Ngâm Mật Ong Và Cách Sử Dụng Chữa Bệnh Hiệu Quả