Bà Bầu Bị Chuột Rút: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

1. Hiện tượng chuột rút khi mang thai

Bị chuột rút khi mang thai là một hiện tượng sinh lý rất phổ biến. Tuy nó không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng nó khiến mẹ bầu phải chịu sự đau đớn và khó chịu.

Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể

Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể

Chuột rút thường xuất hiện vào ban đêm khi mẹ bầu đang ngủ hoặc khi vừa mới chìm vào giấc ngủ. Tình trạng chuột rút này thường sẽ bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kỳ và nghiêm trọng hơn vào 3 tháng cuối.

Hiện tượng chuột rút thường xuất hiện ở bàn chân, bắp chân và đùi. Đôi khi, chuột rút cũng xảy ra ở tay và trên thân mình. Trường hợp nguy hiểm nhất là khi mẹ bầu bị chuột rút ở vùng bụng. Tình trạng này có thể dẫn đến sảy thai nếu không như được xử lý kịp thời.

Khi bị chuột rút, ta sẽ thấy các khối mô cứng hiện lên dưới da. Mẹ bầu có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được những khối mô bị co thắt này.

Bà bầu bị chuột nếu có kèm theo những triệu chứng như chảy máu, đau bụng dữ dội hoặc đau trên đỉnh vai, đau dữ dội vùng bị chuột rút, nhiệt độ cơ thể tăng bất thường thì cần đưa ngay thai phụ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Nếu bà bầu thường xuyên bị chuột rút với mức độ nghiêm trọng thì cần phải nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hiện tượng chuột rút thường xuất hiện ở bàn chân, bắp chân và đùi

Hiện tượng chuột rút thường xuất hiện ở bàn chân, bắp chân và đùi

2. Nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút trong thai kỳ

Những nguyên nhân chính có thể kể đến như:

  • Thiếu canxi: hiện tượng này rất hay xảy ra ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là vào 3 tháng cuối của thai kỳ khi thai đã lớn và có nhu cầu canxi rất cao. Lúc này, lượng canxi trong cơ thể mẹ được tập trung để nuôi dưỡng thai nhi khiến cho mẹ bầu bị thiếu hụt một lượng canxi dẫn đến tình trạng chuột rút do hạ canxi máu.

  • Trọng lượng cơ thể tăng đột ngột tạo nên áp lực lớn lên đôi chân và các cơ ở chân khiến các cơ này bị kích thích, dễ dẫn đến tê bì hoặc chuột rút.

  • Kích thước tử cung tăng nhanh khiến các mạch máu xung quanh bị chèn ép, lượng máu dẫn xuống chân bị hạn chế làm cho chân tay tê nhức, thậm chí bị chuột rút. Ngoài ra, các dây thần kinh từ tủy đến chân cũng bị chèn ép khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề và khó chịu.

  • Hiện tượng mất nước trong thai kỳ cũng khiến mẹ bầu bị rối loạn điện giải, tình trạng này chính là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuột rút.

Chuột rút có thể do nhiều nguyên nhân

Chuột rút có thể do nhiều nguyên nhân

3. Những dấu hiệu chuột rút cần chú ý trong thai kỳ

Chuột rút là một hiện tượng rất bình thường trong thai kỳ nhưng đôi khi nó cũng đi kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Nếu khi mang thai bị chuột rút kèm theo những tình trạng sau, bạn cần phải đến thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời.

  • Bị chuột rút với tần suất cao, khoảng 6 lần một giờ.

  • Vẫn bị chuột rút thường xuyên dù đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

  • Bị chuột rút kèm theo chóng mặt, chảy máu là một dấu hiệu của tình trạng mang thai ngoài tử cung, sảy thai hoặc nhau tiền đạo. Trường hợp này cần nhanh chóng đưa bà bầu đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

  • Người có tiền sử sinh non, mang thai ngoài tử cung hay cổ tử cung ngắn cần hết sức thận trọng với các cơn co thắt trong thai kỳ.

  • Bị chuột rút đi kèm hiện tượng đau bụng, sốt có thể là dấu hiệu của bệnh ruột thừa, sỏi túi mật hoặc sỏi thận.

Nếu bị chuột rút kèm theo những hiện tượng như đau bụng thì bạn cần đi khám ngay

Nếu bị chuột rút kèm theo những hiện tượng như đau bụng thì bạn cần đi khám ngay

4. Cách giảm đau cho bà bầu bị chuột rút hiệu quả

Khi bị chuột rút, bạn cần phải hết sức bình tĩnh và có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để làm giảm cơn đau:

  • Duỗi chân thẳng để giảm triệu chứng khi bị chuột rút. Mẹ bầu nên nhờ người khác sơ cứu khi bị chuột rút.

  • Uốn ngón chân về phía bắp chân, giữ tư thế này cho đến khi cơn đau giảm dần và biến mất.

  • Cuối cùng, xoa bóp các cơ, bắp chân, chườm nóng vùng vừa bị chuột rút để xoa dịu cơn đau.

5. Cách phòng ngừa chuột rút trong thai kỳ

Mẹ bầu hoàn toàn có thể phòng ngừa hiện tượng chuột rút trong thai kỳ bằng cách áp dụng những biện pháp sau đây:

  • Tránh đứng, ngồi lâu ở một tư thế. Nếu phải ngồi lâu, mẹ bầu nên tranh thủ thời để vận động hai chân, duỗi chân thoải mái giúp máu lưu thông tốt hơn, tránh bị chuột rút.

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, không làm việc nặng nhọc.

  • Duy trì tập thể dục, vận động hàng ngày. Mẹ bầu có thể tập Yoga, đi bộ nhẹ nhàng giúp cơ thể thoải mái và tránh tình trạng chuột rút.

  • Massage chân, tay, xoa bóp các cơ bắp để làm tăng tốc độ lưu thông máu.

  • Khi ngủ, bà bầu nên dùng gối mềm để gác chân hoặc nằm nghiêng về bên trái để máu được lưu thông đi khắp cơ thể và đặc biệt là vùng bắp chân.

  • Có thể bổ sung thêm viên uống canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ khi cần.

  • Tắm và ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt hơn.

  • Uống đủ nước.

  • Bổ sung thực phẩm chứa canxi, magie, kali.

  • Chọn giày dép phù hợp với chân, tạo sự thoải mái và tránh tắc nghẽn mạch máu.

  • Kéo căng cơ trước khi đi ngủ có thể giúp làm giảm hiện tượng chuột rút vào ban đêm.

  • Đi bộ nhẹ nhàng và cố gắng nhấc cao đôi chân của bạn để tránh bị chuột rút.

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất và luyện tập thường xuyên để tránh bị chuột rút

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất và luyện tập thường xuyên để tránh bị chuột rút

Chuột rút là một hiện tượng rất bình thường ở phụ nữ mang thai. Tuy nó không quá nguy hiểm nhưng mẹ bầu cũng nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa để tránh khỏi tình trạng đau đớn, khó chịu hay mất ngủ do chuột rút.

Nếu bà bầu bị chuột rút đi kèm theo đó là những biểu hiện bất thường thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

Từ khóa » Chuột Rút Lúc Bầu