Bà Bầu Bị đau Bụng Trên Có Nguy Hiểm Không Và Nguyên Nhân Do đâu?

1. Bà bầu bị đau bụng trên - những nguyên nhân thường gặp nhất

Bà bầu bị đau bụng trên, dưới lồng ngực có thể do nhiều nguyên nhân, một số trường hợp là nguy hiểm cần can thiệp y tế sớm.

bà bầu đau bụng trên gần ức

Cơn đau bụng trên không hiếm gặp ở thai phụ

Cụ thể như sau:

1.1. Nguyên nhân sinh lý

Bà bầu đau bụng trên gần ức có thể là do các nguyên nhân sinh lý như: chèn ép của tử cung khi thai nhi ngày càng lớn, do ăn quá nhiều, da và cơ bắp căng ra,...

1.2. Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý sau:

Trào ngược acid dạ dày

Mang thai khiến cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, đặc biệt là nội tiết tố biến đổi theo từng giai đoạn trong thai kỳ. Áp lực lớn khi thai nhi đè lên dạ dày cùng thói quen ăn uống, sinh hoạt biến đổi cùng dẫn đến bệnh trào ngược acid dạ dày thực quản.

Khi bị trào ngược acid dạ dày, người bệnh không chỉ thấy đau vùng bụng trên gần ức mà còn có các triệu chứng đi kèm sau:

  • Cơn đau tức vùng ngực, có thể lan khắp bụng hoặc lên cổ họng.

  • Đau cổ họng, khàn giọng, cảm giác như có vật mắc ở cổ họng do acid trào ngược làm tổn thương niêm mạc thực quản.

  • Miệng có mùi chua bất thường.

  • Ợ nóng.

  • Khó tiêu.

  • Ho nhiều.

Trào ngược acid dạ dày thực quản gây nhiều phiền toái cho mẹ bầu, khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong ăn uống và hấp thu dinh dưỡng. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn uống được khuyến cáo như sau:

Trào ngược acid là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng trên ở bà bầu

Trào ngược acid là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng trên ở bà bầu

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

  • Không nên ăn quá no.

  • Sử dụng gừng trong món ăn hoặc uống trà gừng để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

  • Tránh xa các chất kích thích.

  • Khi ngủ nên nằm ở tư thế kê cao đầu một chút để giảm nguy cơ acid trào ngược lên thực quản.

  • Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, acid, thức ăn cay nóng.

Mẹ bầu không nên tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị trào ngược acid dạ dày, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Không dung nạp Lactose

Đây là một trong những nguyên nhân gây đau bụng trên ở bà bầu sau khi nạp vào cơ thể sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. Nhiều người không biết bản thân mắc chứng bệnh này, việc thường xuyên uống sữa bà bầu để cung cấp canxi và dinh dưỡng đầy đủ trong thai kỳ càng khiến cơn đau trầm trọng, kéo dài hơn.

Nếu do không dung nạp lactose, mẹ bầu sẽ có triệu chứng đau bụng trên đi kèm với khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, nôn mửa,… Ở những bệnh nhân này, nên sử dụng thực phẩm cung cấp canxi và dinh dưỡng thay thế sữa như: bông cải xanh, thực phẩm từ đậu nành, các loại hạt và đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau bó xôi, mật mía,…

Thiếu dung nạp lactose gây đau bụng nếu ăn sữa và chế phẩm từ sữa

Thiếu dung nạp lactose gây đau bụng nếu ăn sữa và chế phẩm từ sữa

Viêm dạ dày, thực quản

Đây là hai bệnh lý thường xảy ra ở thai phụ bị trào ngược acid dạ dày kéo dài, ngoài ra còn do nguyên nhân nhiễm trùng, rối loạn hệ miễn dịch hoặc tác dụng phụ của 1 số thuốc điều trị. Thai phụ mắc bệnh lý này nên điều trị sớm, tránh tổn thương niêm mạc gây chảy máu, nhiễm trùng.

Những dấu hiệu để nhận biết bệnh bao gồm: Đau tức vùng thượng vị, buồn nôn, khó thở, gặp khó khăn khi nuốt, ho kéo dài không dứt,…

Bệnh lý túi mật

Túi mật là cơ quan nằm ở vùng bụng trên, bệnh lý túi mật có thể là nguyên nhân gây đau bụng trên như: sỏi mật, viêm túi mật,… Nếu thấy các dấu hiệu khác của bệnh như sau, hãy sớm tới cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm soát và điều trị nếu cần thiết:

  • Đầy hơi.

  • Giảm vị giác, kém ăn uống.

  • Vàng da.

  • Đau dữ dội bên phải, phía trên dạ dày, cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn.

  • Cảm giác nóng rát ở cổ họng và ngực.

2. Những mẹo nhỏ giúp hạn chế tình trạng đau bụng trên khi mang thai

Đa phần nguyên nhân gây đau bụng trên ở thai phụ do chế độ ăn uống hoặc bệnh lý đường tiêu hóa không quá nghiêm trọng. Nên thay đổi các thói quen ăn uống không tốt sẽ giúp cải thiện tình trạng này, ví dụ như:

  • Ăn nhiều thực phẩm lành mạnh, tiêu hóa tốt, bổ sung thêm sữa chua, gừng hỗ trợ hệ tiêu hóa.

  • Tập thể dục dành cho bà bầu khoảng 30 phút mỗi ngày.

  • Nếu có triệu chứng buồn nôn và nôn mửa, nên bổ sung nhiều Vitamin B để cải thiện tình trạng này.

Khi bổ sung bất kỳ thực phẩm chức năng nào tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ.

Nếu cơn đau vùng bụng trên do sử dụng 1 số thuốc, thường gặp là thuốc kháng viêm không Steroid thì hãy thảo luận với bác sĩ để xem xét sử dụng thuốc thay thế. Cần theo dõi tần suất và mức độ cơn đau để tới khám bác sĩ sớm nhất có thể khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu cơn đau xuất hiện liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày thì có thể phải can thiệp y tế.

Ngoài ra, các triệu chứng sau cũng cảnh báo cơn đau vùng thượng vị không đơn thuần, có thể nguy hiểm bao gồm:

  • Phân có xuất hiện máu, có thể là máu đỏ tươi hoặc máu đen.

  • Sốt cao.

  • Khó thở.

  • Ngất xỉu.

  • Đau ngực.

  • Nôn ra máu.

Đặc biệt trong tháng cuối thai kỳ gần thời điểm chuyển dạ, cơn đau có thể là dấu hiệu chuyển dạ hoặc sinh non, vì thế cả thai phụ lẫn người chăm sóc cần chú ý. Khi có dấu hiệu dọa sinh non, cần kiêng khem chăm sóc y tế kịp thời để tránh nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của thai nhi.

Cần cẩn thận đau bụng do chuyển dạ

Cần cẩn thận đau bụng do chuyển dạ

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện cung cấp các gói chăm sóc thai sản trọn vẹn, giúp mẹ và gia đình yên tâm hơn trong thai kỳ cũng như thời điểm chuyển dạ quan trọng.

Bất cứ dấu hiệu bất thường nào, trong đó có triệu chứng bà bầu bị đau bụng trên đều được kiểm tra, xác định nguyên nhân và chăm sóc điều trị triệt để. Điều này giúp hạn chế rủi ro, giúp thai nhi và mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và an tâm nhất.

Từ khóa » đau Rốn Khi Mang Thai Tháng Thứ 5