Bà Bầu Bị Huyết áp Thấp Nguy Hiểm Như Thế Nào Bạn đã Biết Chưa

1. Băn khoăn: bà bầu huyết áp thấp là bao nhiêu?

Ở người bình thường, huyết áp tiêu chuẩn là 120/80 mmHg, nếu chỉ số huyết áp dưới 90/60 thì được xác định là huyết áp thấp.

bà bầu huyết áp thấp cần đặc biệt lưu ý

Cơ thể mẹ bầu chịu nhiều thay đổi về hormon và nội tiết tố, ảnh hưởng đến hoạt động của tim

Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ thì huyết áp thường giảm hơn.

Thông thường, tình trạng huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai sẽ được cải thiện và trở về bình thường từ tháng thứ 3 của thai kỳ. Chỉ các trường hợp bệnh lý huyết áp thấp có thể kéo dài, đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ và trẻ nên cần được theo dõi thường xuyên và xem xét điều trị.

Ngoài ra, huyết áp cũng có thể thay đổi dựa theo sức khỏe tinh thần, thể chất và lối sống của mẹ bầu. Để xác định chính xác mẹ bầu có bị huyết áp thấp hay không cũng như mức độ nguy hiểm như thế nào, bác sĩ có thể đo nhiều lần và thường xuyên.

Huyết áp thấp thường gặp ở thai phụ trong 2 tháng đầu thai kỳ

Huyết áp thấp thường gặp ở thai phụ trong 2 tháng đầu thai kỳ

2. Bà bầu bị huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?

Huyết áp thấp khi mang thai là phản ứng tự nhiên của cơ thể để thích nghi với quá trình này cũng như để đảm bảo nuôi dưỡng thai nhi được tốt nhất. Vì thế huyết áp thấp do thai kỳ thường không nghiêm trọng và sẽ tự cải thiện từ tháng thứ 3 - 4 thai kỳ.

Song huyết áp thấp bệnh lý ở phụ nữ mang thai lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai. Đầu tiên cần nhận biết các trường hợp huyết áp thấp bệnh lý, có thể đe dọa đến sức khỏe qua các dấu hiệu gồm:

  • Thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn, nhất là thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng dậy hoặc nằm sang ngồi dậy.

  • Cơ thể mệt mỏi, đuối sức cùng với những triệu chứng thai kỳ khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

  • Cảm thấy khát nước thường xuyên, kể cả khi vừa uống nước xong.

  • Gặp vấn đề thị lực như hoa mắt, mờ mắt, mỏi mắt,… tình trạng này thường xuất hiện theo cơn.

  • Tâm lý bất ổn định, đặc biệt người mẹ thường gặp phải tình trạng lo lắng, phiền muộn.

  • Thở gấp, khó thở, hơi thở nóng do huyết áp thấp không đủ cấp máu tới các cơ quan, tim phải hoạt động nhiều hơn để bù lại lượng thiếu hụt này.

  • Da lạnh, kém sắc, đặc biệt là tay chân là các cơ quan nằm xa tim nhất nên nhận máu nuôi ít nhất do huyết áp thấp gây ra.

Rủi ro đáng lo nhất của chứng huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai là có thể gây cơn choáng váng, ngất xỉu khiến mẹ bầu té ngã, có thể va đập lực ảnh hưởng đến thai. Ngoài ra, nếu huyết áp thấp nghiêm trọng có thể gây ra sốc, tổn thương nội tạng. Cùng với đó, máu nuôi không được vận chuyển tốt cho thai nhi nên dễ bị thiếu hụt, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

3. Cần làm gì để giúp hạn chế tình trạng bà bầu bị huyết áp thấp

Thông thường, nếu huyết áp thấp khi mang thai không quá nguy hiểm thì bác sĩ khuyên người mẹ nên áp dụng các biện pháp khắc phục tự nhiên tại nhà. Điều này giúp triệu chứng huyết áp thấp được cải thiện đáng kể mà không gây nguy cơ đe dọa gì đến sức khỏe của thai nhi.

Nếu mẹ bầu gặp tình trạng huyết áp thấp bất thường, kết hợp bệnh lý nền, bệnh tim mạch hoặc huyết áp thấp trước đó thì bác sĩ sẽ xem xét việc sử dụng thuốc điều trị. Thuốc điều trị sẽ khắc phục những nguyên nhân gây huyết áp thấp như rối loạn nội tiết, thiếu máu,… Nếu nguyên nhân gây huyết áp thấp do thuốc điều trị, bác sĩ sẽ xem xét dùng thuốc thay thế.

Huyết áp thấp ở thai phụ cần được đặc biệt chú ý, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi

Huyết áp thấp ở thai phụ cần được đặc biệt chú ý, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi

Dưới đây là các biện pháp tại nhà giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng huyết áp thấp và biến chứng có thể xảy ra:

3.1. Nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học

Khi mang thai, nhất là phụ nữ mang thai bị huyết áp thấp, hãy cẩn thận hơn trong mọi việc di chuyển, làm việc, sinh hoạt hàng ngày. Giảm tốc độ thực hiện mọi thứ sẽ giúp cơ thể thích ứng với vận động tốt hơn, không gây ra tình trạng tụt huyết áp do thay đổi tư thế đột ngột.

Tư thế ngủ ở phụ nữ mang thai rất quan trọng, nó không những giúp bảo vệ thai nhi và cột sống của mẹ mà còn cải thiện lưu thông máu, giúp huyết áp ổn định. Hãy dành nhiều thời gian cho giấc ngủ và nghỉ ngơi trong thời gian thai kỳ này. Cùng với đó, hạn chế hoạt động quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng và dễ bị tụt huyết áp hơn.

Nhiều người cho rằng, mẹ bầu nên hạn chế vận động và đi lại để bảo vệ an toàn nhất cho thai, thực tế điều này hoàn toàn không tốt. Việc thường xuyên vận động, đi lại giúp tuần hoàn máu tốt hơn, tăng cường sức khỏe và duy trì huyết áp. Nên chọn các động tác và bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ. Nếu không có thời gian và sức khỏe tập luyện, đi bộ là cách vận động thích hợp nhất.

3.2. Chế độ ăn khoa học

Ngoài việc đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, nhất là dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi theo từng giai đoạn thì nên lưu ý 1 số vấn đề sau:

  • Bữa ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng.

  • Tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin, sắt, dinh dưỡng tốt cho tim mạch và thai nhi.

  • Hạn chế thức uống có cồn, cafein hoặc chứa chất kích thích.

  • Chia nhỏ các bữa ăn lớn trong ngày để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.

Cơ thể thiếu nước là nguyên nhân gây tụt huyết áp

Cơ thể thiếu nước là nguyên nhân gây tụt huyết áp

3.3. Cung cấp đủ nước

Tình trạng thiếu nước cũng là nguyên nhân thường gây ra tụt huyết áp, nhất là giai đoạn này triệu chứng ốm nghén, nôn mửa đang nặng nề nhất. Vì thế người mẹ nên chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể, đều đặn trong ngày bằng nước lọc, nước hoa quả, trà thảo mộc,…

Bà bầu bị huyết áp thấp nếu theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên phát hiện bất thường hoặc từng có tiền sử bệnh thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Đây cũng là một trong các dịch vụ khám, chăm sóc thai sản được cung cấp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu cần tư vấn thêm, hotline 1900 56 56 56.

Từ khóa » Chỉ Số Huyết áp Bình Thường Của Bà Bầu