Bà Bầu Bụng Dưới Căng Cứng Trong Tháng Cuối Có Phải Sắp Sinh ...

Sắt ion thế hệ mới Menu mobile 0888.31.32.36 Trang chủ » Bà bầu bụng dưới căng cứng trong tháng cuối có phải sắp sinh không? Có bầu bụng dưới là trai hay gái? Bầu bụng dưới mẹ cần chú ý những gì?

Có bầu bụng dưới là trai hay gái? Bầu bụng dưới mẹ cần chú ý những gì?

4 cách cải thiện cho mẹ bầu bị khó thở khi mang thai 3 tháng cuối

4 cách cải thiện cho mẹ bầu bị khó thở khi mang thai 3 tháng cuối

4 chú ý để đảm bảo nhu cầu sắt hàng ngày cho mẹ bầu

4 chú ý để đảm bảo nhu cầu sắt hàng ngày cho mẹ bầu

Bà bầu bụng dưới căng cứng trong tháng cuối có phải sắp sinh không?

(25/07/2022)

Vào tháng cuối cùng của thai kì, bất kì dấu hiệu nào của cơ thể đều phải được theo dõi thật kĩ. Nhất là đối với những mẹ bầu bụng dưới trở nên vô cùng nặng nề do thai nhi đã rất lớn. Bà bầu bụng dưới căng cứng trong tháng cuối có phải sắp sinh không?

5 (100%) 1 vote

Bà bầu bụng dưới căng cứng trong tháng cuối là gì?

Bà bầu bụng dưới căng cứng trong tháng cuối có phải sắp sinh không?

Bụng căng cứng có phải là dấu hiệu sắp sinh không là một trong những thắc mắc thường gặp của nhiều mẹ bầu vào những tuần cuối thai kỳ nhất là đối với các mẹ bầu bụng dưới. Ở tháng cuối của thai kì thai nhi đã phát triển hoàn thiện các cơ quan để chuẩn bị chào đời, cơ thể mẹ cũng có những thay đổi để kịp thích nghi. Mẹ sẽ cảm thấy bụng to hơn và sa dần xuống dưới. Đặc biệt đối với những mẹ bầu bụng dưới thì càng trở nên nặng nề và mệt mỏi hơn.

Chị em bầu bụng dưới căng cứng trong tháng cuối chưa phải là dấu hiệu sắp sinh. Mẹ bầu cần lưu ý mức độ, tần suất căng bụng và những triệu chứng đi kèm. Nếu bụng căng cứng, xuất hiện những cơn gò nhẹ nhàng và không đi kèm dấu hiệu bất thường là hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ không nên quá lo lắng nhé. Tuy nhiên, nếu vùng bụng mẹ căng cứng kèm các dấu hiệu sau thì mẹ nên đến thăm khám tại các trung tâm y tế gần nhất:

  • Mẹ sốt, nôn hoặc cảm thấy khó thở.
  • Âm đạo bắt đầu rỉ ra chất nhầy, lỏng, xen lẫn máu.
  • Bụng căng tức với tần suất ngày một nhiều, mức độ đau tăng lên dữ dội.

Bà bầu bụng dưới căng cứng trong tháng cuối có phải sắp sinh không?

Căng cứng bụng dưới trong tháng cuối là hiện tượng hoàn toàn bình thường

Nguyên nhân gây căng cứng bụng trong tháng cuối

Bà bầu có bụng dưới căng cứng trong tháng cuối là hiện tượng khá phổ biến, nhưng không phải mẹ nào cũng thực sự hiểu rõ nguyên nhân, dẫn tới những lo lắng không đáng có. Những nguyên nhân gây căng cứng bụng dưới trong tháng cuối thường thấy như:

  • Thai nhi chuyển động

Thai nhi nằm gọn trong tử cung ngày một lớn dần,vào tháng cuối thai kì khung xương của thai nhi đã phát triển gần như hoàn thiện và có kích thước bằng một em bé sơ sinh.

Vì vậy, mỗi lần bé cử động hay quẫy đạp, mẹ bầu sẽ thường cảm nhận những cơn gò rất rõ ở dưới bụng. Những cơn gò cứng bụng lúc này là dấu hiệu cho thấy, con yêu đã cứng cáp hơn và đang phát triển khỏe mạnh.

Bà bầu bụng dưới căng cứng trong tháng cuối có phải sắp sinh không?

Thai nhi chuyển động trong tử cung của mẹ cũng là nguyên nhân chính

  • Áp lực lên tử cung lớn

Cùng với sự phát triển của thai nhi, áp lực lên tử cung và các bộ phận khác cũng lớn dần. Ở tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi còn nhỏ nên mẹ sẽ không cảm thấy rõ ràng. Nhưng sang tam cá nguyệt thứ 3, những áp lực này sẽ làm mẹ bầu dễ nhận thấu những cơn gò cứng bụng.

  • Táo bón thai kì

Mẹ bầu khi mang thai thường nạp rất nhiều dưỡng chất vào cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên nếu không đảm bảo được chế độ ăn uống hợp lý sẽ gây ra nguy cơ mắc bệnh táo bón trầm trọng. Có thể mẹ không biết, nhưng táo bón cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị căng cứng bụng dưới vào tháng cuối.

Bà bầu bụng dưới căng cứng trong tháng cuối có phải sắp sinh không?

Mẹ bầu bị táo bón cũng dễ bị những cơ gò cứng bụng

  • Xoa bụng quá nhiều

Hành động này có thể tạo ra các kích thích lên tử cung, dẫn đến các cơn gò căng cứng bụng dưới. Thậm chí trong một số trường hợp có thể gây sinh non. Vào tháng cuối cùng mẹ nên chú ý không nên tác động vào bụng quá nhiều nhé.

Bà bầu tháng cuối cần làm gì?

Bà bầu bụng dưới căng cứng trong tháng cuối có phải sắp sinh không?

Bổ sung sắt bà bầu, canxi và DHA trong suốt thai kì và sau sinh 

Căng cứng bụng dưới tháng cuối là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên mẹ cũng không nên chủ quan. Các chị em cần phải theo dõi biểu hiện của cơ thể thật cẩn thận để có cách xử lý kịp thời. Những việc mẹ cần làm trong tháng cuối bao gồm:

  • Duy trì chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất cho cả mẹ và bé. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai tháng cuối sẽ giúp cung cấp năng lượng phù hợp, nhằm hỗ trợ quá trình sinh con thuận lợi hơn.
  • Bổ sung canxi, DHA, sắt cho bà bầu….bằng các loại viên uống cần thiết để tránh thiếu hụt dưỡng chất sau sinh.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để bổ sung khoáng chất.
  • Ngủ đủ giấc. Mẹ hãy ngủ ngay khi có thể, đi ngủ sớm và có những giấc ngủ sâu sẽ rất tốt.
  • Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe thai kỳ, ví dụ như tập yoga, đi độ…với cường độ phù hợp.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, trò chuyện vui vẻ nhiều hơn với chồng và người thân.
  • Khám thai, thực hiện các bài xét nghiệm, siêu âm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
  • Tránh xa các hóa chất gây hại mà ngày thường bạn thường sử dụng như thuốc uốn tóc, nhuộm tóc, sơn móng tay
  • Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh hoàn thiện, tham gia các lớp thai sản.
  • Hạn chế đến những chỗ đông người để tránh mắc phải các bệnh về đường hô hấp như: cảm lạnh, cảm cúm,..
  • Nên lựa chọn giày đế thấp để an toàn khi di chuyển. Không đi giày cao gót.
  • Chú ý đến những dấu hiệu chuyển dạ để kịp thời xử lý.

Bà bầu bụng dưới căng cứng trong tháng cuối có phải sắp sinh không đã được giải đáp trong bài viết trên. Hi vọng các mẹ đã bớt lo lắng và có cái nhìn chính xác hơn về tình trạng này. Tháng cuối là giai đoạn vô cùng quan trọng trong thai kì, do vậy mẹ cần hết sức lưu ý trong chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hằng ngày. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh để đón bé yêu chào đời.

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Quét mã QR ZALO

MUA NGAY ƯU ĐÃI
  • Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
  • Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
  • Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
  • Gold DHA: 480.000đ/Hộp
  • Prenalen: 140.000đ/Hộp
PHÍ VẬN CHUYỂN
  • Liên hệ

ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ

Các bài viết khác
  • Bà bầu uống canxi loại nào tốt?

  • Bà bầu uống canxi bao nhiêu là đủ?

  • Bà bầu uống canxi lúc nào trong ngày dễ hấp thu?

  • 3 cách cải thiện thiếu máu khi mang thai

  • 6 loại xét nghiệm máu khi mang thai

  • 3 nguyên nhân bị thiếu máu khi mang thai

BÌNH LUẬN Bình luận vIẾT BÌNH LUẬN Chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên!
  • Cẩm nang bà bầu
  • Mới nhất
Bà bầu uống canxi và sắt lúc nào tốt nhất? Có nên uống DHA khi mang thai? DHA cho bà bầu uống từ tuần bao nhiêu của thai kỳ? DHA cho bà bầu uống lúc nào trong ngày dễ hấp thu? Thiếu máu khi mang thai cần bổ sung gì? Thiếu máu khi mang thai cần bổ sung gì? Tuổi dậy thì có nên uống canxi không? 6 dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam Top 5 loại canxi hữu cơ cho trẻ dậy thì 5 loại sữa bổ sung canxi cho trẻ 12 tuổi 5 loại sữa bổ sung canxi cho trẻ 12 tuổi 6 loại sữa nhiều canxi cho trẻ dậy thì 6 loại sữa nhiều canxi cho trẻ dậy thì Chia sẻ HỎI ĐÁP Uống vitamin C kết hợp vitamin E như thế nào cho đúng? 2.8 (56%) 5 votes Vai trò của vitamin C và vitamin E đối với... Người bệnh sỏi thận có nên uống nước dừa? 3.3 (65.45%) 11 votes Người bệnh sỏi thận có nên uống nước dừa? Sỏi... Những ai cần dùng viên bổ máu 3.6 (71.67%) 12 votes Chào chị Ngân, Thiếu máu chỉ là một trong những... Nhu cầu sắt là bao nhiêu theo độ tuổi ? 4.4 (87.5%) 8 votes Chào chị Hoa, Nhu cầu sắt của cơ thể thay... © Copyright 2017 satbabau.vn. Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
  • Home
  • Tin tức
  • Hỏi đáp – Tư vấn
  • Đặt hàng
  • Icon messenger
  • Icon Hotline
  • Zalo
Chat ngay Gọi điện Zalo 0888.31.32.360888.31.32.36

Từ khóa » Cứng Bụng Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối