Bà Bầu Có Nên ăn Cà Tím? Ăn Cà Tím Như Thế Nào Cho đúng Cách?

Nếu bạn đang băn khoăn không biết bà bầu có nên ăn cà tím hay không? Ăn cà tím như thế nào cho đúng cách? Tác dụng của cà tím với sức khỏe của mẹ và thai nhi thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của Bảo Hà Spa nhé!

Mục lục

Phụ nữ mang thai ăn cà tím được không?

Thực tế cho thấy, có rất nhiều mẹ truyền tai nhau cà tím là thực phẩm không nên ăn trong thai kỳ. Vì loại rau củ này gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, quan niệm này liệu có đúng và bà bầu có nên ăn cà tím?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cà tím là thực phẩm an toàn với bà bầu. Bà bầu chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải. Trong cà tím có chứa nhiều vitamin K, chất xơ, kali, cholesterol và khoáng chất.

Vì lượng Nicotine có trong cà tím cao hơn so với những loại rau củ quả khác là 0,01mg/100 gram. Do đó, cà tím không thích hợp để sử dụng thường xuyên. Tốt nhất, mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn từ 2-3 lần, mỗi lần là 100 gram đến 200 gram.

Bà bầu có nên ăn cà tím? Ăn cà tím như thế nào cho đúng cách?
Bà bầu có nên ăn cà tím? Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải

Bà bầu ăn cà tím như thế nào cho đúng cách?

Khi ăn cà tím, bà bầu cần đặc biệt lưu ý như sau:

  • Đảm bảo rửa sạch cà tím dưới vòi nước. Ngâm với nước muối rồi mới chế biến.
  • Chỉ ăn những quả cà tím ngon, tươi, có vỏ óng mượt, cầm lên có độ chắc.
  • Khi nấu cà tím phải nấu ở nhiệt độ phù hợp.
  • Không ăn nhiều cà tím muối dễ gây đau bụng, lạnh bụng.
  • Không chọn cà tím bị giập úng, có vết nứt, nhăn nheo hay màu sắc bất thường.
  • Nên chọn những quả cà tím nhỏ, vì trái lớn rất dễ bị đắng.

Gợi ý những món ăn ngon từ cà tím mẹ bầu có thể trổ tài vào bếp:

  • Cà tím xào tỏi
  • Cà tím nướng mỡ hành
  • Cà tím sốt cà chua
  • Cà tím xào thịt heo sa tế

7 thực phẩm giải nhiệt mùa hè cho bà bầu siêu hiệu quả

Bà bầu ăn cà tím có những lợi ích gì?

Kiểm soát tình trạng cao huyết áp

Nếu gặp phải hội chứng cao huyết áp trong thai kỳ, bà bầu có thể cân nhắc sử dụng cà tím để kiểm soát tình trạng này. Hàm lượng Bioflavonoid trong cà tím giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng khi mang thai hiệu quả.

Hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện táo bón

Hàm lượng chất xơ có trong cà tím giúp giảm táo bón, cải thiện quá trình tiêu hóa. Vì thế, bà bầu hãy chế biến cà tím thành các món ăn xào, nấu canh hoặc nướng để tăng hương vị và cảm giác ngon miệng hơn nhé!

Giúp thai nhi phát triển toàn diện

Cà tím là nguồn cung cấp vitamin A, B, E, chất xơ, niacin, kali, đồng, mangan dồi dào. Đây đều là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm bài viết: Bà bầu có nên ăn hồng ngâm? Ăn hồng giòn có sao không?

Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh thai kỳ

Folate trong cà tím đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển não bộ của thai nhi. Vì thế, bà bầu nên bổ sung cà tím vào thực đơn hàng tuần để làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh thai kỳ.

Giảm cholesterol xấu cho bà bầu

Bà bầu ăn cà tím sẽ làm giảm được lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Nhờ đó, hệ tim mạch của thai phụ sẽ luôn khỏe mạnh và hoạt động trơn tru hơn.

Bảo vệ các tế bào

Trong vỏ cà tím chứa hợp chất anthocyanin, có tác dụng bảo vệ tế bào trước những tổn thương do gốc tự do gây ra. Chất chống oxy hóa này cũng ngăn ngừa tình trạng tích tụ lượng sắt dư thừa trong cơ thể.

Ăn cà tím quá nhiều ảnh hưởng như thế nào?

Dù có những lợi ích khá tốt đối với sức khỏe nhưng nếu như mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ gây ra những tác động xấu tới sức khỏe như sau:

  • Tăng nguy cơ sẩy thai: hàm lượng phytohormone trong cà tím khá cao làm tăng nguy cơ sẩy thai trong thai kỳ
  • Gây khó chịu cho cơ thể khi mang thai do hàm lượng axit trong cà tím cao.
  • Ăn cà tím chưa nấu kỹ hoặc ăn cà tím muối sống khiến mẹ bầu rất dễ bị đau bụng, dị ứng hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa.
  • Tăng nguy cơ sinh non khi ăn nhiều cà tím.
Bà bầu có nên ăn cà tím? Ăn cà tím như thế nào cho đúng cách?
Ăn nhiều cà tím sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và thai nhi

Những ai không nên ăn cà tím?

Dù cung cấp nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, song không phải ai cũng ăn được cà tím. Theo đó, phụ nữ mang thai có tiền sử về bệnh dạ dày, bệnh xương khớp, bệnh thận hay hen suyễn không nên ăn cà tím. Bởi lượng axit oxalate cao dễ gây sỏi thận.

Ngoài ra, những người có cơ địa dị ứng cũng không nên ăn cà tím. Với những món ăn chế biến từ cà tím chưa được nấu chín hay cà tím sống, nước ép cà tím cũng dễ gây ngộ độc.

Làm thế nào để loại bỏ thành phần Solanine độc hại trong cà tím?

Trong cà tím có một số thành phần dễ gây ngộ độc, đặc biệt là Solanine. Vì thế, để loại bỏ hợp chất độc hại này, trước khi chế biến, bạn nên luộc cà tím trước. Hoặc bạn có thể dùng một chút giấm hòa vào nước trước khi luộc và nấu chín cà tím. Bạn cũng nên cho thêm một chút gừng khi chế biến để giảm tính lạnh của cà tím.

Dẫu có nhiều tác dụng phụ cho bà bầu, song các chuyên gia y tế lại chưa đưa ra bất kỳ cảnh báo nghiêm trọng nào khi thai phụ ăn loại quả này. Vì thế, bà bầu nên ăn cà tím ở mức độ vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Admin

Từ khóa » Món ăn Từ Cà Tím Cho Bà Bầu