Bà Bầu Có Nên ăn Cua đồng Không? - Wiki Phununet
Có thể bạn quan tâm
Từ trước đến nay phụ nữ mang thai vẫn thường ăn cua để bổ sung canxi, giúp thai nhi phát triển tốt.Khi dùng cua đồng cần lưu ý: Không dùng loại có mắt đỏ, có lông ở bụng, có chấm ở lưng và khoang ở chân. Không uống nước cua sống vì có thể nhiễm ấu trùng sán lá.
Cua đồng không chỉ là thực phẩm dân dã quen thuộc đối với người Việt Nam chúng ta mà còn là một vị thuốc tốt. Canh cua đồng là món giải nhiệt trong mùa hè, kích thích ăn uống và dễ tiêu hóa thức ăn. Y học cổ truyền dùng cua đồng chữa ứ huyết khi bị chấn thương bầm dập. Y học hiện đại xác nhận trong cua đồng có nhiều calci phosphat nên rất tốt cho trẻ còi xương hay người bị loãng xương.
Theo đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, có tác dụng sinh phong liền gân nối xương; dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ ghẻ lở và máu kết cục. Điểm đáng lưu ý là không dùng cua đồng có mắt đỏ, có lông ở bụng, có chấm ở lưng và có khoang ở chân. Không được uống nước cua sống vì có thể chứa ấu trùng sán lá.
Trong y học cổ truyền, cua đồng được dùng như sau:
- Chữa trẻ nhỏ còi xương, chậm biết đi: Cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, rang nhỏ lửa cho vàng và khô, tán bột. Dùng 15 g - 20 g khuấy với bột gạo, cho trẻ ăn trong ngày.
- Chữa vết thương đụng dập, lở loét: Cua đồng 2 con giã nát, rượu 1 chén, cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống, bã đắp vào chỗ đau.
- Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ: Rau nhút 1 - 2 nắm bỏ rễ, cạo bỏ phần bấc, ngắt đoạn, rửa sạch; khoai sọ 300 g - 400 g cạo vỏ, xắt nhỏ; cua đồng 200 g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, gạn lấy nước. Cho khoai sọ vào nước cua nấu chín, khi gần chín, cho rau nhút vào, đun sôi tiếp 5 - 10 phút. Ăn trong ngày, dùng 2 - 3 ngày.
- Giải nhiệt mùa hè trị lở ngứa: Cua đồng 200 g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; mướp hương 1 - 2 trái cạo vỏ, rửa sạch, cắt miếng; rau đay và mồng tơi tươi mỗi thứ 100 g rửa sạch, cắt đoạn. Đun sôi nước cua và cho các loại rau vào, đến khi mướp chín là được.
- Trị viêm thận cấp: Cua đồng 250 g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; vỏ cây dâu 50 g rửa sạch, cắt đoạn. Đem tất cả nấu thành canh, uống nước.
- Trị trướng bụng, chứng phù tim: Cua đồng tươi nấu cháo, ăn nóng.
- Chữa sưng tấy: Mai cua 10 g sao vàng, vảy tê tê 10 g sao phồng rộp; gai bồ kết 10 g phơi sấy khô. Tất cả tán bột, uống với rượu.
Phụ nữ mang thai ăn cua đồng nên hay không nên?
Lương y Nguyễn Văn Quảng, Hội Đông y Việt Nam cho hay, y học cổ truyền khuyên phụ nữ có thai hạn chế ăn cua bởi theo quan niệm của Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, hoạt huyết là thuốc để chữa chứng đau ngã, sưng, làm tan máu kết cục... nên người có thai yếu, hay sẩy thai không nên ăn vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi. BS Hoàng Xuân Long, chuyên viên cao cấp Bộ Y tế cho biết, theo Đông y, phụ nữ có thai không nên ăn cua đồng vì trong cua đồng có chất có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng. Thai nhi có tính chất như một khối cục nên ăn nó có tác dụng đẩy thai, gây sẩy hoặc sinh non.
GS.TS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn cua đồng gây sẩy thai. Thực tế, cua đồng là món ăn bổ dưỡng, giàu canxi, nên tốt cho phụ nữ mang thai. Y học hiện đại đã phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin... Tuy nhiên, cua tính lạnh, không nên ăn hằng ngày. Khi ăn cua cần lưu ý, chọn cua sạch, còn sống, tuyệt đối không ăn cua chết bởi chất đạm trong cua sinh ra độc tố histamin gây ngộ độc, nguy hiểm. Không được uống nước cua giã để trị bệnh hoặc ăn cua chưa nấu chín dễ nhiễm ấu trùng giun sán, đặc biệt là sán lá phổi. Các chuyên gia cũng khuyên, người đau ốm mới khoẻ, hệ thống tiêu hoá còn yếu cũng không nên ăn. Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế. Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng. Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn. Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút. Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua. Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người thì tuyệt đối không ăn.
GS.TS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn cua đồng gây sẩy thai. Thực tế, cua đồng là món ăn bổ dưỡng, giàu canxi, nên tốt cho phụ nữ mang thai. Y học hiện đại đã phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin... Tuy nhiên, cua tính lạnh, không nên ăn hằng ngày. Khi ăn cua cần lưu ý, chọn cua sạch, còn sống, tuyệt đối không ăn cua chết bởi chất đạm trong cua sinh ra độc tố histamin gây ngộ độc, nguy hiểm. Không được uống nước cua giã để trị bệnh hoặc ăn cua chưa nấu chín dễ nhiễm ấu trùng giun sán, đặc biệt là sán lá phổi. Các chuyên gia cũng khuyên, người đau ốm mới khoẻ, hệ thống tiêu hoá còn yếu cũng không nên ăn. Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế. Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng. Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng. Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn. Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút. Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua. Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người thì tuyệt đối không ăn.
Ai không nên ăn cua đồng?
Cua đồng là món ăn dân dã quen thuộc của người Việt Nam và là món ăn được ưa chuộng trong những tháng cuối hè, đầu thu - thời điểm cua ngon béo nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn nhiều.
Món bổ, thuốc hay
Về dinh dưỡng: sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam do viện Dược liệu (bộ Y tế) ấn hành cho biết, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin... Đặc biệt, mai cua có nhiều chất chitin.
Theo kinh nghiệm dân gian, để trẻ nhỏ cứng cáp, nhanh biết đi, người ta dùng cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, chỉ lấy mình cua, rang nhỏ lửa cho vàng và khô. Giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Hàng ngày, dùng bột cua quấy với bột gạo cho trẻ ăn, mỗi lần 1 - 2 thìa nhỏ.
Về dược tính: trong Lĩnh nam bản thảo, Hải Thượng Lãn Ông ghi: “Điền giải là tên gọi cua đồng. Ngọt lạnh, ít độc hay sinh phong. Nối gân, tiếp xương, chữa phong nhiệt. Trừ mụn độc lở, huyết kết thông”. Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh ghi: điền giải có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc, tác dụng liền gân, nối xương, trị nhiệt tả, ngộ độc, máu kết cục, lở ghẻ. Sách Dược tính chỉ nam của ông ghi: điền giải có tác dụng tán tà nhiệt trong lồng ngực, thông được kinh mạch, làm cho năm tạng khỏi buồn phiền, giải được độc do thức ăn, liền được gân, thêm sức cho xương, bổ ích khí lực, tống được các vật kết đọng trong người, phá được chứng ứ huyết do vấp ngã hoặc bị đánh chấn thương, sốt rét... xMột số thử nghiệm trong phòng nghiên cứu ở Nhật ghi nhận, dung dịch trích bằng ether hay ethanol từ cua đồng có hoạt tính làm hạ huyết áp ở mèo, làm co thắt bắp thịt tử cung nơi chuột, đồng thời kích thích sự bài tiết của các hạch nội tiết.
Những người không nên ăn cua đồng
Do cua đồng có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng nên đông y khuyên phụ nữ có thai tránh ăn cua đồng.
Người đau ốm mới khoẻ, hệ thống tiêu hoá còn yếu cũng không nên ăn.
Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn (cảm giác sợ lạnh) cũng cần hạn chế. Nếu bị tiêu chảy, không ăn cua đồng.
Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng.
Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn. Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút.
Theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Hoa Kỳ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus. Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng, khi vào tới ruột người, gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... sau đó chúng sang phổi gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay... Nếu sán cư trú ở não thì thường gây cơn động kinh, ở gan thì tạo ápxe gan. Tại Việt Nam, từng có một số người dân ở vùng Thanh Hoá, Bắc Giang, Nghệ An... vì muốn dẻo dai trong các cuộc thi đấu vật nên đã uống nước cua đồng sống và bị bệnh sán lá phổi.
Loại cua đồng ăn được thường có hai càng to và tám chân (ngoe). Tuy nhiên, cũng có loại chỉ sáu hoặc bốn chân, phải cảnh giác với loại này. Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã lưu ý: “Cua đồng thì kiêng thứ sáu chân hoặc bốn chân, mắt đỏ, bụng dưới có lông, trong bụng có xương, đầu lưng có chấm sao, chân có khoang thì chớ ăn mà hại người, nên cẩn thận”.
Canh cua dinh dưỡng cho bà bầu
Rất nhiều bà bầu lo lắng không biết ăn cua có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không, nhưng trên thực tế, món canh cua dinh dưỡng cho bà bầu rất tốt đấy các mẹ ạ.
Canh cua dinh dưỡng cho bà bầu
Dinhduongbabau.com từng nghe các mẹ kháo nhau rằng: ăn cua trong thời kỳ mang thai thì em bé sinh ra sẽ “ngang như cua”. Thực ra, đây chỉ là quan niệm dân gian, còn theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong thành phần của cua có rất nhiều chất bổ dưỡng cho thai phụ, bên cạnh đó, canh cua dinh dưỡng cho bà bầu còn là món ăn giải nhiệt cho ngày hè nóng bức nữa đấy.
Trong thành phần của thịt cua đồng có chứa 12.3% protid, 3.3% lipid, 5.04mg% Ca, 4.7mg% Fe, 430mg% P, 2.1mg% PP, 125mg% cholesterol, 0.25mg% melatonin cùng nhiều vitamin khác như B1 (0.01mg%), B2 (0.51mg%), B6 (0.12mg%). Mặc khác, trong thịt cua đồng có hàm lượng kẽm, đồng, selen…cao hơn hơn cả thịt gà, hàm lượng canxi có trong cua cũng rất lớn, chính vì thế, đây là nguồn thực phẩm cung cấp canxi rất tốt cho hệ xương và răng của mẹ và thai nhi.
Canh cua dinh dưỡng cho bà bầu có thể được chế biến với nhiều cách và có nhiều lợi ích như: canh riêu cua giúp dễ ăn và ăn ngon miệng; canh cua nấu với bí đao có tính thanh nhiệt cho cơ thể; nấu với rau dút và khoai sọ làm cho tâm trạng bà bầu bớt bồn chồn, lo lắng; đặc biệt canh cua rau đay là món bổ dưỡng cho bà bầu hơn cả, nếu ăn một tuần 2 lần, có thể giúp bà bầu giảm phù nề, lợi tiểu, lợi sữa sau khi sinh rất hiệu quả nữa đấy.
Tuy nhiên, khi ăn cua bà bầu cũng nên lưu ý chọn loại cua còn sống, chắc khỏe, nấu thật chin (khoảng 30 phút), vì trong phổi cua có nhiều thể nấm, mình cua chứa nhiều chất histidin, khi cua chết sẽ làm một lượng lớn protein bị phân hủy và histidin sẽ chuyển thành histamine có độc tính, gây ngộ độc thức ăn. Kính chúc các mẹ thật ngon miệng và nhiều sức khỏe với món canh cua dinh dưỡng cho bà bầu này nhé!
(st)
Từ khóa » Cua đồng Cho Bà Bầu
-
Bà Bầu ăn Cua đồng: Tác Hại Không Ngờ Với Thai Nhi Khi ăn Quá Nhiều
-
3 Cách Nấu Cua đồng Cho Bà Bầu Tẩm Bổ - MarryBaby
-
Sự Thật Việc Bà Bầu ăn Cua đồng Bị Sảy Thai - Webtretho
-
Mang Thai 3 Tháng đầu ăn Cua đồng Có Tốt Không?
-
Bà Bầu Không Nên ăn Cua đồng Thường Xuyên - AFamily
-
Bà Bầu 3 Tháng ăn Cua đồng được Không? - Annie Shop
-
Bà Bầu ăn Cua đồng, Coi Chừng Sẩy Thai, Sinh Non - Em Đẹp
-
Bà Bầu 3 Tháng đầu Có Nên ăn Cua? - Tổ Hợp Y Tế MEDIPLUS
-
Bà Bầu Có Nên ăn Cua đồng?
-
Bật Mí 3 Cách Nấu Cua đồng Cho Mẹ Bầu
-
Bà Bầu ăn Cua đồng Có Gây Sảy Thai, Sinh Non Như Lời đồn?
-
Bà Bầu 3 Tháng đầu Có Nên ăn Cua Không? Kinh Nghiệm Bầu Nên Xem
-
Bà Bầu ăn Canh Cua được Không, Có ảnh Hưởng Tới Thai Nhi Không?