Bà Bầu Có Nên ăn đu đủ Chín? Ăn Như Thế Nào Cho Tốt - Bảo Hà Spa

Bà bầu có nên ăn đu đủ chín? Đu đủ có những tác dụng gì với bà bầu? Ăn như nào cho tốt? Cùng Bảo Hà Spa tìm hiểu qua bài viết dưới đây mẹ nhé!

Mục lục

Thành phần dinh dưỡng của đu đủ chín

Đu đủ chín có nhiều thành phần dưỡng chất có lợi mà nhiều loại trái cây khác không có được. Giá trị dinh dưỡng của đu đủ chín với sức khỏe không phải ai cũng biết.

Khi chín, đu đủ chứa 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, các loại vitamin A, B, C, protein. Có nhiều carotenoid acid hữu cơ, 0,9% chất béo, xenlulo; 0,5% canxi, magie và các chất chống oxy hóa tốt cho hệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh ung thư kết tràng.

Bà bầu có nên ăn đu đủ chín? Ăn như thế nào cho tốt
Đu đủ chín cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe

Bà bầu có được ăn đu đủ chín?

Bà bầu có nên ăn đu đủ chín? Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn đu đủ chín do những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại.

Trái ngược hoàn toàn với việc bà bầu ăn đu đủ xanh hay ương có thể gây sảy thai hay sinh non, thì đu đủ chín lại như như vị thuốc thần dược đối với phụ nữ khi mang thai.

Đu đủ chín cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như kali, chất xơ, canxi, protein, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng đặc biệt của đu đủ chín với phụ nữ mang thai, cụ thể như sau:

Cải thiện tình trạng ốm nghén

Bà bầu có được ăn đu đủ chín trong 3 tháng đầu thai kỳ? Câu trả lời chắc chắn là có. Bởi vị thơm mát, ngọt dịu của đu đủ chín sẽ giúp bà bầu giảm bớt mệt mỏi, ốm nghén. Bất cứ khi nào cảm thấy buồn nôn, khó ăn, mẹ bầu hãy dung nạp thêm sinh tố đu đủ hoặc đu đủ dầm nhé!

Giảm đau nhức thai kỳ hiệu quả

Giai đoạn mang thai chắc hẳn các mẹ sẽ gặp phải tình trạng đau nhức lưng hông, vai gáy. Đặc biệt càng về cuối thai kỳ, thai nhi lớn, kéo theo sức nặng sẽ chèn lên xương lưng hông của mẹ khiến tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong đu đủ chín có chứa hàm lượng vitamin, beta caroten, chất chống oxy hóa giúp giảm đau nhức, hỗ trợ cho quá trình phát triển xương, thị giác, cơ và hệ thần kinh của thai nhi hiệu quả. 

Xem thêm bài viết: Bà bầu có được ăn dưa hấu? 8 tác dụng của dưa hấu với bà bầu

Bảo vệ răng miệng cho bà bầu

Do thay đổi hormone, bà bầu hay gặp các triệu chứng chảy máu chân răng, viêm lợi, sâu răng. Ăn đu đủ chín sẽ giúp bà bầu thoát khỏi tình trạng này.

Cải thiện tình trạng thiếu máu

Khi bà bầu ăn đu đủ chín sẽ giúp gia tăng mức độ hemoglobin giúp hấp thụ oxy dễ dàng, cải thiện chứng thiếu máu ở bà bầu.

Giảm tình trạng chuột rút

Bà bầu có nên ăn đu đủ chín? Hàm lượng kali cao có trong đu đủ chín sẽ giảm được tình trạng bị chuột rút tay chân.

Hơn nữa, giai đoạn thai kỳ, thể tích máu của bà bầu có thể tăng lên đến 50%, nên kali là một chất cực kỳ cần thiết để cân bằng nước và điện giải trong các tế bào.

Hạn chế táo bón

Vì trong đu đủ có chứa vitamin B nên rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp bà bầu ngăn ngừa được tình trạng táo bón thường xảy ra trong thai kỳ.

Phát triển hệ xương khớp

Những vấn đề thường xảy ra với bà bầu là cảm giác tê cứng, đau nhức tại các khớp như khủy tay, ngón tay, đầu gối, lưng hông khiến việc đi lại của mẹ trở nên khó khăn. Ăn đu đủ chín thường xuyên là cách để hạn chế triệu chứng này. Hàm lượng vitamin C có trong đu đủ giúp cơ thể tạo nên chất nền ngoài tế bào sụn khớp, bảo vệ và phát triển hệ xương khớp cho mẹ và thai nhi.

Bà bầu có nên ăn đu đủ chín? Ăn như thế nào cho tốt
Bà bầu có nên ăn đu đủ chín?

Thực hư câu chuyện ăn đu đủ xanh dễ sảy thai

Phụ nữ mang thai có nên ăn đu đủ xanh? Một nghiên cứu tiến hành trên chuột ở Ấn Độ cho thấy, hợp chất papain có trong nhựa đu đủ xanh có thể gây ra các cơn co thắt tử cung khá mạnh. Đây cũng là hợp chất làm chậm sự phát triển của thai nhi và dễ gây phù, xuất huyết nhau thai.

Papain và chymopapain có trong đu đủ xanh sẽ làm dị tật bẩm sinh cao hơn bình thường. Với những bà bầu có cơ địa dễ bị kích ứng khi ăn đu đủ xanh rất dễ gặp các vấn đề về hô hấp, kích ứng da.Thậm chí, là gặp trường hợp khó thể.

Tóm lại, trong thai kỳ bà bầu không nên ăn đu đủ xanh và đu đủ ương. Hãy bổ sung đu đủ chín vào cơ thể để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Ăn đu đủ chín đúng cách để mang lại lợi ích cho bà bầu

Bất kể thực phẩm hay loại trái cây nào thì ăn quá nhiều sẽ gây ra phản tác dụng. Đu đủ chín chứa chất beta carotene, ăn nhiều có thể khiến mẹ bầu bị vàng da ở lòng, mu bàn tay, bàn chân

  • Không ăn đu đủ quá lạnh
  • Ăn nhiều đu đủ một lúc có thể gây kích thích ruột già bài tiết nhiều, gây áp lực cho dạ dày và đường ruột
  • Với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ lưu ý hạn chế ăn đu đủ chín ( Mỗi lần chỉ nên ăn một miếng, tuần chỉ nên ăn 2 lần)
  • Bà bầu bị hen suyễn hay có vấn đề về đường hô hấp cũng hạn chế sử dụng đu đủ chín vì chất papain có thể gây dị ứng, sổ mũi, ngạt mũi, khó thở
  • Đu đủ chín mang lại nhiều lợi ích tốt, nhưng hạt của nó lại chứa chất độc, vì vậy để đảm bảo an toàn, bà bầu cần loại bỏ hoàn toàn hết hạt trước khi ăn.

Gợi ý các món chế biến từ đu đủ chín cho bà bầu

Ngoài ăn trực tiếp như một món trái cây tráng miệng, bà bầu có thể tham khảo thêm cách chế biến tạo nhiều món ăn từ quả đu đủ chín

Sinh tố: 01 miếng đu đủ chín, 1 túi sữa tươi không đường, 1 thìa cà phê mật ong cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.

Đu đủ chín nấu nấm tuyết: 1 miếng đu đủ chín, ¼ nấm tuyết, 80gr đường phèn. Cho đường phèn vào cùng 500ml nước nấu cho tan đường. Nấm tuyết sau khi ngâm nước, cắt bỏ gốc, xé nhỏ, thả vào nồi nước đường phèn nấu thêm 5 phút. Đu đủ cắt miếng cho vào, khuất nhẹ. Để ngăn mát tủ lạnh và thưởng thức.

Chè đu đủ: 1 quả đu đủ chín, 150gr đường phèn, 500-700ml nước lọc. Cho đường phèn vào cùng 500ml nước nấu cho tan đường. thả đu đủ đã gọt vỏ thái miếng vào đun khoảng 10 phút với lửa trung bình.

Trên đây là bài viết giúp bạn đọc trả lời chính xác được câu hỏi “Bà bầu có nên ăn đu đủ chín hay không”. Thường xuyên bổ sung loại trái cây giàu dinh dưỡng này vào thực đơn bạn nhé!

Admin

Từ khóa » đu đủ Chín Bà Bầu ăn được Không