Bà Bầu đau Khớp Háng Khi Mang Thai 3 Tháng đầu, Tháng Cuối

Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu và tháng cuối luôn là nỗi băn khoăn, lo lắng của các mẹ bầu nói riêng và phụ nữ nói chung. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về tình trạng này.

Tóm tắt nội dung:

Toggle
  • Đau khớp háng khi mang thai có đáng sợ?
  • Bà bầu đau khớp háng do đâu?
    • Thay đổi trọng lượng cơ thể người mẹ
    • Do cơ thể của mẹ bầu bị thiếu canxi
    • Đau khớp háng khi mang thai do cấu tạo giải phẫu tử cung
    • Do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai
  • Bà bầu bị đau khớp háng khi mang thải phải làm sao?
    • Chườm ấm giảm đau khớp háng khi mang thai
    • Có một chế độ nghỉ ngơi và vận động hợp lý
    • Giảm đau khớp háng khi mang bầu bằng dụng cụ hỗ trợ
    • Có chế độ ăn uống đủ chất, hợp lý
  • Đặc điểm cơn đau khớp háng khi mang thai tháng cuối

Đau khớp háng khi mang thai có đáng sợ?

Tình trạng khớp háng bị đau khi mang thai cũng là điều mà các mẹ bầu rất lo lắng. Liệu đó có phải một bệnh lý gì không? Đau như vậy có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì tới em bé trong bụng và quá trình sinh đẻ hay không?

Câu trả lời đó là không. Tình trạng đau khớp háng khi mang thai khi xảy ra ở mẹ bầu chưa có tiền sử bị bệnh lý ở khớp háng thì chỉ là một diễn biến sinh lý bình thường của quá trình mang thai mà thôi.

đau khớp háng khi mang thai

Bà bầu đau khớp háng do đâu?

Những nguyên nhân gây đau khớp háng khi mang thai đó là:

Thay đổi trọng lượng cơ thể người mẹ

Khi mang thai, hầu hết phụ nữ nào cũng sẽ tăng cân nhanh hơn bình thường, đây là một hiện tượng hết sức bình thường, thể hiện sự phát triển của thai nhi trong buồng tử cung. Mặc dù vậy, nhưng một số phụ nữ khi mang thai lại tăng cân quá nhanh, quá đột ngột. Có thể do em bé trong bụng phát triển quá nhanh, cũng có thể do mẹ bầu bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng, lượng thức ăn quá nhiều, dư thừa gây tăng cân quá đà.

Tất cả những điều đó gây tăng áp lực một cách đột ngột, nhanh chóng lên khớp háng làm khớp háng không kịp thích nghi với tình trạng này, cuối cùng gây đau khớp háng ở bà bầu, nhất là những tháng cuối của thai kỳ.

Do cơ thể của mẹ bầu bị thiếu canxi

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu luôn cần cung cấp cho cơ thể lượng lớn canxi, không chỉ cung cấp cho bản thân mẹ bầu sử dụng mà còn để cung cấp cho thai nhi phát triển.

Nếu như lượng canxi của mẹ bầu không được cung cấp đầy đủ thì dễ khiến các khớp bị đau nhức, đặc biệt là khớp háng.

Đau khớp háng khi mang thai do cấu tạo giải phẫu tử cung

Tử cung – nơi chứa thai nhi có vị trí giải phẫu là nằm trong tiểu khung, nó được các hệ thống dây chằng, mạc treo, mạc nối xung quanh cố định ở đó. Trong quá trình mang thai, khi thai nhi phát triển to lên, tử cung cũng dãn ra và to dần lên, các dây chằng, mạc treo, mạc nối cố định nó cũng bị kéo căng ra.

Sự thay đổi này làm cho mẹ bầu gặp nhiều khó khăn khi đi lại, vận động, cũng như gây ra các cơn đau kéo dài ở khớp háng.

Do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai

Trong quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người mẹ bị thay đổi nhiều so với trước khi mang thai. Sự thay đổi này làm cho các dây chằng, sụn khớp ở khu vực chậu hông mềm ra, có khả năng co giãn, để thuận lợi cho quá trình chuyển dạ và căng giãn của tử cung. Điều này cũng tác động một phần gây nên tình trạng khớp háng của mẹ bầu bị đau kéo dài.

Bà bầu bị đau khớp háng khi mang thải phải làm sao?

Như đã giải thích ở trên thì cơn đau trong 3 tháng đầu của thai kỳ là triệu chứng hết sức bình thường. Cơn đau ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào các nguyên nhân gây ra nó ở mức độ nào. Một số cách giúp giảm đau nhanh mà mẹ bầu có thể áp dụng đó là:

Chườm ấm giảm đau khớp háng khi mang thai

Mẹ bầu có thể sử dụng một chiếc khăn bông dày vừa phải, nhúng khăn vào chậu nước ấm khoảng 36-37 độ. Sau đó vắt có bớt nước rồi chườm lên vùng bị đau.

Thực hiện vài lần mỗi ngày. Khi đó, hơi nóng của nước làm các mao mạch giãn nở, tăng khả năng lưu thông máu tới các cơ, khớp, giúp giảm đau.

Có một chế độ nghỉ ngơi và vận động hợp lý

Theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa, thai phụ trong quá trình mang thai nên xây dựng cho mình chế độ nghỉ ngơi và vận động một cách hợp lý, đúng cách, không làm việc nặng nhọc, gắng sức.

Do khi mang thai áp lực của thai nhi lên cơ thể người mẹ khá lớn, nếu như thai phụ làm những việc nặng nhọc thường xuyên, hay đi lại, vận động quá nhiều sẽ gây ra sức đè nén lớn lên xương khớp và gây ra các cơn đau. Nhất là khớp háng, nơi chịu lực đè ép lớn nhất.

Giảm đau khớp háng khi mang bầu bằng dụng cụ hỗ trợ

Để giảm đi sự xuất hiện cơn đau ở khớp háng, thì thai phụ có thể dùng các dụng cụ hỗ trợ được sản xuất phục vụ cho các mẹ bầu trong quá trình thai kỳ như đai nâng đỡ bụng, dụng cụ này giúp giảm sức nặng của bụng bầu đè ép lên khớp háng.

Hoặc mẹ bầu có thể dùng đệm loại mềm, mịn, đàn hồi tốt khi nằm hay ngồi. Sử dụng giày thể thao hoặc giày đế bệt để đi lại, vận chuyển được dễ dàng, thoải mái hơn.

Có chế độ ăn uống đủ chất, hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp giảm cơn đau khớp háng khi mang thai cho mẹ bầu mà còn cung cấp đủ chất cho thai nhi phát triển mà còn không khiến bản thân mình tăng cân quá nhanh trong suốt thai kỳ do thừa chất. Nhất là bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin, sắt,…để hỗ trợ quá trình phát triển thai nhi.

Thông thường, ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của mẹ bầu là khác nhau, do đó để có thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và hợp lý, mẹ bầu nên tới gặp chuyên gia về dinh dưỡng để có lời khuyên tốt nhất cho bản thân và thai nhi.

Đặc điểm cơn đau khớp háng khi mang thai tháng cuối

Vào khoảng thời gian cuối của thai kỳ, cụ thể là tháng cuối của thai kỳ, chính là khoảng thời gian bà bầu hay gặp các tổn thương ở khớp háng nhất và mức độ đau cũng nhiều nhất. Do khi đó em bé đã phát triển đầy đủ, tử cung căng dãn tối đa và ngày càng hạ thấp xuống để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ diễn ra. Điều này làm tăng mức độ của các nguyên nhân gây bệnh ở mẹ bầu.

Lúc này mẹ bầu vẫn có thể áp dụng các phương pháp giúp giảm đau nêu trên để giảm bớt  cơn đau của mình. Tuy nhiên, nếu như gia đình bạn có điều kiện về kinh tế thì cách giải quyết an toàn, hợp lý nhất đó là đến bệnh viện để nhận được sự chăm sóc, theo dõi sát sao của bác sĩ, điều dưỡng có chuyên môn.

Đồng thời, tránh xảy ra những nguy cơ không tốt vào tháng cuối thai kỳ như đẻ non, chuyển dạ khó khăn hay một số tình trạng bệnh lý khác.

Trên đây là những thông tin về đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu và tháng cuối mà bạn đọc có thể tham khảo. Hi vọng rằng nó sẽ giúp bạn có những lựa chọn hợp lý và tốt nhất.

Nguyễn Bá VưỡngNguyễn Bá Vưỡng

Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.

Bài viết liên quan:

Đau Khớp Háng Bên PhảiĐau Khớp Háng Bên Phải, Bên Trái Là Bệnh Gì? Phải Làm Sao? Thoái hóa khớp hángThoái Hóa Khớp Háng Là Gì? Triệu Chứng, Bài Tập Và Cách Chữa Viêm đau khớp hángViêm Đau Khớp Háng Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Nhanh Nhất Viêm Khớp Là GìViêm Khớp Là Gì, Có Nguy Hiểm Không? Triệu Chứng Và Cách Chữa Chữa gai cột sống bằng hạt đười ươiChữa gai cột sống bằng hạt đười ươi nhanh chóng, hiệu quả

Từ khóa » Hiện Tượng đau Buốt Háng Khi Mang Thai