Bà Bầu Kiêng ăn Rau Gì Là Tốt Nhất?

Bà bầu kiêng ăn rau gì khi mang thai?

Rau ngải cứu - Gây sảy thai, sinh non

Ngải cứu được biết đến như một trong những bài thuốc giúp xoa dịu cơn đau giúp tăng cường tuần hoàn máu dành cho những người hay bị sảy thai, động thai. Nếu như bà bầu ăn quá nhiều rau ngải cứu trong những tháng đầu, có thể sẽ bị ra máu, cổ tử cung phải co bóp nhiều làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai.

Rau răm - Gây sảy thai hoặc sinh non

Ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu nên kiêng ăn rau răm do rau răm dễ làm mất máu, gây tình trạng co bóp tử cung liên tục nên có khả năng làm sảy thai và sinh non.

Bà bầu nên kiêng ăn rau răm vì có thể gây sảy thai, sinh non. (Ảnh minh họa)

Bà bầu nên kiêng ăn rau răm vì có thể gây sảy thai, sinh non. (Ảnh minh họa)

Rau ngót - Gây nguy cơ đau thắt tử cung

Được đánh giá là thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với các thành phần như vitamin B1, vitamin B6, canxi, kali, phốt pho,...rất cần thiết khi mang thai. Tuy nhiên, do có chứa hàm lượng lớn Papaverin - một chất có trong cây thuốc phiện nên nếu bổ sung đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ trơn thành mạch, hạ huyết áp, giảm đau. Bà bầu có thể phải đối mặt với những cơn cơ thắt tử cung khiến sảy thai hoặc sinh non. Vì thế, rau ngót được xếp vào nhóm nguy cơ thai kỳ.

Rau sam - Dễ gây co thắt tử cung

Trong rau sam có thành phần hàm lượng dinh dưỡng rất cao, có thể sử dụng như một loại thuốc rất tốt. Nước ép của rau sam có công dụng giải độc máu, giảm nhiệt cho cơ thể, đồng thời tiêu diệt giun trong cơ thể. Tuy vậy, nước ép rau sam có thể gây nên các cơn co thắt tử cung nên không khuyến khích sử dụng cho mẹ đang mang thai nhằm tránh nguy cơ rủi ro.

Bà bầu ăn rau sam dễ gây co thắt tử cung. (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn rau sam dễ gây co thắt tử cung. (Ảnh minh họa)

Rau má- Gây lạnh bụng, đầy hơi

Cây rau má có công dụng giúp chữa bệnh hạ huyết áp và giúp kéo dài tuổi thanh xuân. Hơn thế nữa, loại rau này còn có công dụng hạ nhiệt và lợi tiểu. Vì thế, phụ nữ mang thai và cho con bú nên kiêng rau má vì có thể gây sảy thai, đầy hơi, lạnh bụng.

Rau mầm, cỏ đinh lăng - Dễ gây tiêu chảy, sốt

Mầm cỏ đinh lăng được coi là bổ dưỡng và an toàn nhưng có thể gây nên tác dụng phụ ở một số người. Do có chứa hàm lượng chất xơ cao, việc tiêu thụ cỏ đinh lăng sống có thể gây khó chịu, đầy hơi ở bụng và tiêu chảy. Ngoài ra, nếu ăn mầm cỏ đinh lăng, mẹ bầu còn có thể có nguy cơ bị nhiễm những mầm bệnh vi khuẩn như E.coli hoặc Salmonella.

Những triệu chứng này bao gồm sốt, tiêu chảy, đau quặn bụng. Nếu như mẹ bầu gặp những triệu chứng này sau vài giờ hoặc vài ngày do ăn cỏ đinh lăng tươi, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Mướp đắng - Dễ gây sảy thai, sinh non, quái thai

Mướp đắng vốn là vị thuốc quý nhưng lại không hề tốt đối với phụ nữ mang thai. Thành phần mướp đắng có chứa protein, không tốt đối với hệ sinh sản. Khi ăn quá nhiều mướp đắng trong quá trình mang thai sẽ có các triệu chứng giảm đường huyết, bị xuất huyết tử cung, co thắt dẫn đến sảy thai, hư thai, sinh non.

Bà bầu kiêng ăn mướp đắng vì dễ gây sảy thai, sinh non. (Ảnh minh họa)

Bà bầu kiêng ăn mướp đắng vì dễ gây sảy thai, sinh non. (Ảnh minh họa)

Măng tươi - Gây thiếu oxy, thiếu máu

Măng tươi vốn là thực phẩm được nhiều người yêu thích do rất ngon miệng. Tuy vậy, măng tươi lại có hàm lượng Cyanide rất cao và có thể tạo nên chất độc Acid Cyanhydric gây nên hiện tượng bị thiếu máu, thiếu oxy, thậm chí là gây sảy thai.

Khoai tây mọc mầm - Dễ gây sảy thai

Trong khoai tây mọc mầm có chứa thành phần độc tố là solanine hay còn được gọi là chất kiềm sinh vật. Nếu như ăn quá nhiều khoai tây dễ dẫn đến tình trạng bị béo phì, cao huyết áp cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt là còn có thể gây dị tật thai nhi hoặc dẫn đến việc sảy thai.

Những thực phẩm bà bầu nên kiêng trong cả thai kỳ

- Cà phê, các loại thức uống chứa caffeine: Hàm lượng caffein có thể gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

- Thực phẩm quá béo hoặc quá cay: Những loại thực phẩm quá cay có thể gây ợ nóng, quá béo có thể làm tăng cân mẹ quá nhiều nên không có lợi cho sức khỏe bà bầu trong suốt thai kỳ.

Bà bầu nên ăn những thực phẩm có lợi thay vì ăn những đồ ăn quá béo hoặc quá cay. (Ảnh minh họa)

Bà bầu nên ăn những thực phẩm có lợi thay vì ăn những đồ ăn quá béo hoặc quá cay. (Ảnh minh họa)

- Bia, rượu, đồ uống có cồn: Tác động trực tiếp lên hệ thần kinh của mẹ bầu, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc dùng đồ uống này.

- Rau sống các loại: Khi mang thai, sức đề kháng của bà bầu thường yếu hơn bình thường, không nên ăn rau sống do rau sống có chứa nhiều loại vi khuẩn không thể rửa sạch hết bằng nước được, dễ gây nên tình trạng ngộ độc.

- Đồ ăn tái, sống: Những loại thực phẩm như thịt bò sống, thịt bò tái, thịt sống, sashimi, sushi...không nên ăn khi mang thai do dễ gây ngộ độc.

Bà bầu ăn củ sắn được không? Những điều mẹ bầu nên biết khi ăn sắnBà bầu ăn củ sắn được không? Những điều mẹ bầu nên biết khi ăn sắn Bà bầu ăn củ sắn được không? Sắn là một trong số các loại lương thực khá phổ biến trong những bữa ăn của người Việt xưa. Với hương vị thơm bùi nên nhiều mẹ bầu trong thời gian mang thai rất thèm ăn củ sắn. Tuy vậy, liệu bà bầu ăn sắn được không và nếu ăn Bấm xem >>

Chăm sóc bà bầu

Từ khóa » Những Rau Củ Bà Bầu Không Nên ăn