Bà Bầu Mệt Mỏi Khi Mang Thai 3 Tháng đầu - Huggies
Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu là một dấu hiệu thường xảy ra những ngày đầu khi mẹ mới mang thai, do thay đổi nội tiết tố thai kỳ trong cơ thể mẹ. Làm cho mẹ có cảm giác mệt mỏi toàn thân.
Khi mẹ mang thai, để tồn tại và phát triển, thai nhi cần phải thích nghi với cơ thể mẹ. Đồng thời cơ thể mẹ cũng có những thay đổi để phù hợp với sự phát triển thai nhi theo tuần. Cả hai vấn đề này tạo cho mẹ cảm giác mệt mỏi.
>>> Tham khảo: Có thai bao lâu thì nghén? Cách giảm ốm nghén hiệu quả
Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng của mẹ và thai nhi, đây là nền tảng ban đầu hình thành nên chân dung thiên thần của mẹ. Bé có khỏe mạnh, đẹp và phát triển tốt cũng là bắt đầu từ giai đoạn này. Bài viết này xin thông tin đến mẹ các triệu chứng thường xảy ra khi có thai 3 tháng đầu , qua đó mẹ cần nắm rõ và thực hiện tốt những chỉ dẫn để làm sao giảm mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu, giúp mẹ vui, phấn chấn và tự tin hơn khi phải trải qua bước ban đầu khó khăn khi mang thai.
>>> Tham khảo: Chăm sóc bà bầu
Triệu chứng mẹ bầu thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ là dấu hiệu thai nhi phát triển tốt
- Hiện tượng khó tiêu, ợ nóng: Đây chính là dấu hiệu tốt cho thấy rằng hormone trong thai kỳ vẫn đang hoạt động bình thường khi làm chậm lại quá trình tiêu hóa của cơ thể.
- Cơ thể bị đau nhức: Khi thai nhi đang lớn lên, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với các cơn đau nhức tại vùng lưng và tay, chân. Đây là một triệu chứng hoàn toàn bình thường ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.
- Cân nặng tăng dần đều: Nếu như cân nặng tăng khoảng 0.5kg/tuần trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai thì mẹ bầu có thể yên tâm với sự phát triển đúng chuẩn của thai kỳ.
- Ốm nghén: Các chuyên gia khẳng định là tình trạng ốm nghén chứng tỏ mẹ bầu đang có đủ các kích thích tố cần thiết để cho thai nhi phát triển. Nhiều mẹ bầu thường nhầm lẫn tình trạng ốm nghén với đau dạ dày khi mang thai, mẹ chú ý phân biệt 2 triệu chứng này nhé.
- Huyết áp và lượng đường trong máu ở mức ổn định: Chỉ khi huyết áp và lượng đường trong máu ở mức ổn định thì bạn mới có thể yên tâm là tránh xa được chứng tiền sản giật và tiểu đường trong thai kỳ. Nếu như hai chỉ số này chuẩn, chứng tỏ là bà bầu đang ăn uống và luyện tập rất lành mạnh đấy.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng
Theo các chuyên gia, tình trạng đau bụng khi bầu 3 tháng đầu sẽ chia làm 2 trường hợp đó là: đau bụng bình thường và đau bụng nguy hiểm.
Trong 3 tháng đầu chị em thường gặp chứng đau bụng lâm râm, đây là sự biểu hiện cho của việc trứng đang làm tổ, nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Bên cạnh đó, tháng đầu trong thai kỳ, bụng của thai phụ thường có cảm giác căng tức, đặc biệt là bị đau vùng bụng dưới, hiện tượng này là do thai đang tìm cách bám vào tử cung.
Cũng chính lúc này sẽ xuất hiện tình trạng ốm nghén, nôn ọe. Đến khi thai nhi lớn dần lên một chút thì cảm giác đau bụng là do căng cơ và dây chằng vì phải nâng đỡ tử cung. Hiện tượng này càng rõ khi thay đổi tư thế, ho hay khi ngồi xổm và lúc đứng dậy. Tuy nhiên, nếu trong 3 tháng đầu mà xuất hiện các triệu chứng đau bụng như:
- Cơn đau bụng di chuyển khắp vùng bụng, đau dữ dội cảnh báo mang thai ngoài dạ con.
- Cơn đau bụng kéo dài, vùng bụng bị co thắt kèm theo hiện tượng ra huyết khi mang thai đây là triệu chứng sảy thai.
- Nếu trong cơn đau bụng mà người mẹ cảm thấy đau co thắt bụng kèm theo tình trạng bầu bị tiêu chảy, đau lưng, đau co thắt dạ con là những triệu chứng dạ sinh non.
- Nếu bị hiện tượng đau bụng như trên khi mang thai 3 tháng đầu, kèm theo triệu chứng mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa và những dấu hiệu khác rất có thể mẹ bầu bị tiền sản giật.
Nếu gặp những triệu chứng này có nghĩa là tính mạng của người mẹ và em bé trong bụng đang gặp nguy hiểm và cần gặp bác sĩ để đưa ra phương pháp kịp thời.
Sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu như thế nào?
Theo Pregnancy Birth & Baby, trong 3 tháng đầu thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất), em bé của mẹ bắt đầu phát triển từ một tế bào noãn được thụ tinh thành một bào thai có chiều dài khoảng 6 cm ở tuần thứ 12. Vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên (tháng thứ 3 của thai kỳ), tim của bé bắt đầu đập, não, dạ dày và ruột bắt đầu phát triển. Bào thai bắt đầu có những “chồi nhỏ" nơi cánh tay và chân tương lai sẽ được hình thành.
Nguyên nhân gây mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu:
- Thường do nội tiết tố progesteron tăng cao bởi nang hoàng thể thai kỳ bài tiết giúp cho phôi thai tồn tại và phát triển, progesteron là một trong những nguyên nhân gây triệu chứng nghén cho mẹ, biểu hiện nôn, buồn nôn sau khi ăn. Cùng với tác động của phôi thai lên hệ thần kinh giao cảm của mẹ làm rối loạn hệ tiêu hóa, dẫn đến dấu hiệu nghén nặng hơn, mẹ cảm giác mệt mỏi nhiều hơn.
- Progesteron có tác dụng làm dãn các cơ trơn, như cơ trơn ở ruột non, ruột già làm cho mẹ bị táo bón, triệu chứng táo bón gây ra cho mẹ cảm giác mệt mỏi khó chịu mỗi khi đi đại tiện.
- Khi mang thai, cơ thể mẹ có những thay đổi ở hệ tuần hoàn, nhịp tim tăng hơn, cung lượng tim tăng, các chuyển hóa trong cơ thể mẹ cũng thay đổi tăng hơn và rất nhiều các hệ khác trong cơ thể đều thay đổi để phù hợp với sự mang thai. Tất cả các yếu tố trên tạo thêm cho mẹ cảm giác mệt mỏi. Dấu hiệu mệt mỏi này có thể kéo dài trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ.
- Ngoài ra dấu hiệu mệt mỏi của mẹ có thể gặp trên cơ địa mẹ thiếu máu, thiếu sắt. Khi có thai dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt sẽ xuất hiện rõ hơn.
Tham khảo: Có thai bao lâu thì bị ốm nghén
Khắc phục tình trạng mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu.
+ Mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ cẩn có chế độ ăn uống đủ năng lượng:
Đầu tiên dấu hiệu mệt mỏi khi mang thai là do biểu hiện ốm nghén gây ra. Để giữ cho cơ thể lúc nào cũng có sẵn năng lượng, mẹ nên ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Ăn những thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu, nên dùng thức ăn nấu chín, trong trường hợp mẹ bị nôn ói nhiều thì sau nôn ói nên ăn bổ sung ngay bằng cháo thịt, soup, sữa. Luôn luôn bảo đảm lượng 1800 -2000 Calo mỗi ngày. Trong những trường hợp mẹ mệt mỏi nhiều, không ăn uống được có thể bù phụ nước và điện giải bằng đường truyền tĩnh mạch, với dung dịch Ringer Lactate, Natrichlorua 0,9%, glucose 5%.
Mẹ cần uống đầy đủ nước mỗi ngày, trung bình 1600 – 2000 lít nước, có thể dùng nước trái cây tươi nhằm cung cấp các Vitamin, đặc biệt vitamin C giúp cho mẹ tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng hấp thu sắt, tránh thiếu máu.
Trong trường hợp bị táo bón, mẹ có thể tham khảo cách trị táo bón cho bà bầu bằng cách ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm có nhiều chất xơ như bí đỏ, bí xanh, khoai lang, cam, bưởi, quít, thanh long kèm với uống đủ nước.
Mẹ cần đặc biệt tránh các loại đồ uống gây kích thích như rượu, bia, trà, cà phê hoặc những thức uống có chứa chất gây nghiện khác nếu không muốn mệt mỏi. Cà phê ban đầu có thể giúp mẹ tỉnh táo nhưng nếu uống trong thời gian dài, nó sẽ làm mẹ mệt mỏi hơn. Theo các chuyên gia, nếu mẹ uống 5 ly cafein mỗi ngày có thể gây hại cho thai nhi.
Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
+ Vận động thường xuyên giúp mẹ giảm mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu:
Mẹ tập thể dục hàng ngày, dành khoảng 30 – 45 phút tập những động tác nhẹ nhàng, hay đi bộ hít thở không khí trong lành cũng khiến giải tỏa căng thẳng và ngủ tốt hơn vào ban đêm. Cả hai điều này đều giảm mệt mỏi cho cơ thể.
Tham khảo: Tập thể dục cho bà bầu
+ Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý:
Mẹ nên ngủ sớm, tránh thức khuya, tốt nhất đi ngủ trước 22 giờ, điều này sẽ giúp cho cơ thể mẹ hồi phục lại do các nội tiết tố chuyển hóa tốt trong giấc ngủ.
+ Trang phục thoải mái trong 3 tháng đầu mang thai giúp thai kỳ của mẹ nhẹ nhàng hơn:
Để thời gian mang thai được thoải mái hơn, mẹ có thể chọn những bộ trang phục rộng rãi, thoải mái, những chiếc gối ôm vừa với bản thân để ngủ ngon hơn.
Tham khảo: Trang phục dành cho bà bầu
+ Chế độ làm việc của mẹ mới mang thai cần đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho bé:
cần giảm công việc, đặc biệt những công việc đòi hỏi vận động, làm việc trí não, áp lực công việc cao, các công việc tiếp xúc những chất độc hại… Có thể thay đổi công việc nhằm bảo đảm sức khỏe cho mẹ, đồng thời an toàn cho thai nhi.
Tham khảo: Nên nghỉ thai sản từ tuần bao nhiêu
+ Khám thai định kỳ để được bác sĩ tư vấn khi mẹ mệt mỏi khi mang thai:
Mẹ cần thiết đi khám thai định kỳ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, dùng thuốc theo toa của bác sĩ bao gồm các thuốc dưỡng thai như: Progesteron, utrogestan, Duphaston. Thuốc bổ: Tardyferon B9, obimin, procare…
BSCKII. NGUYỄN HỮU THUẬN.
Từ khóa » Bụng Bà Bầu 2 Tháng
-
Bụng Bầu 2 Tháng đã Thấy Bụng Chưa? Thai Nhi đang Phát Triển Thế ...
-
Mang Thai Tháng Thứ 2 Có Biểu Hiện Gì? 7 Dấu Hiệu Mang Thai Hai Tháng
-
Mang Thai 2 Tháng đầu Mẹ Bầu Cần Chú ý Gì?
-
Có Thai Mấy Tháng Thì Bụng To? Sự Thay đổi Về Kích Thước Bụng Bầu
-
Thay đổi Của Mẹ Bầu Và Thai Nhi ở Giai đoạn Thai Kỳ Tháng Thứ 2 - Meiji
-
Làm Thế Nào Nếu Bị đầy Bụng Khi Mang Thai? | Vinmec
-
Mang Thai Tuần đầu Bụng Có To Không? - Avisure Mama
-
37 ảnh Bụng Mẹ Bầu Qua Các Tuần Chi Tiết, Rõ Nét Nhất! - Monkey
-
Mẹ Bầu Nên Biết: Thông Thường Có Thai Mấy Tháng Thì Bụng To?
-
Sự Thật "bất Ngờ" Về Kích Thước Bụng Bầu Có Thể Bạn Chưa Biết
-
MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU BỤNG CÓ TO KHÔNG? - Mediplus
-
Mang Thai Lần 2: Những điều Mẹ Bầu Cần Biết | Huggies
-
Vị Trí Thai Nhi Trong Bụng Mẹ 3 Tháng đầu Và điều Cần Lưu ý | Medlatec