Bà Bầu Nặn Mụn được Không? Giải đáp Từ Bác Sĩ Dr. Mommy

image001 (3)

Mẹ bầu cần biết: Nặn mụn là gì dưới góc nhìn chuyên gia?

Nặn mụn là loại bỏ nhân mụn và chất nhờn ra khỏi bề mặt da bằng biện pháp cơ học, sử dụng lực của tay hoặc các dụng cụ hỗ trợ (như kim nhọn, tăm bông, cây nặn mụn…).

Mục đích là triệt tiêu vi mụn, làm sạch ổ viêm, giúp lỗ chân lông giảm tắc nghẽn và thông thoáng. Nặn mụn không có tác dụng ngăn ngừa nhân mụn mới hình thành, không điều hòa hay tác động vào cơ chế bệnh sinh của mụn thai kỳ.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (comedo removal) và Hiệp hội Da liễu Nhật Bản (comedo extraction), nặn mụn chuẩn y khoa là một “phương pháp bổ trợ trong liệu trình điều trị mụn”.

Nghĩa là, nặn mụn đơn độc không phải là giải pháp điều trị mụn toàn diện. Muốn điều trị tận gốc mụn cần sự kết hợp giữa phương pháp vật lý, hóa học và nội khoa, theo phác đồ thiết lập riêng cho từng cá nhân bị mụn.

Nặn mụn thai kỳ cho bà bầu – Lợi hay hại?

Mẹ đã hiểu nặn mụn là gì, nhưng chưa tỏ lợi ích và rủi ro mà phương pháp này có thể mang lại..

Lợi ích khi nặn mụn thai kỳ chuẩn y khoa:

– Nhân mụn không thể tự mất đi nếu không loại bỏ chúng. Trừ khi mẹ muốn giữ nhân mụn mãi mãi trong nang lông, còn không bắt buộc phải “xóa sổ” bằng cách lấy nhân mụn ra ngoài.

– Nặn mụn là cách cần thiết để khơi thông lỗ chân lông và ngăn vi khuẩn C.acnes hoành hành. Bởi vi khuẩn gây mụn có thể từ nốt mụn viêm lân la sang các vùng da lành khác.

Nguy hại thường gặp khi bà bầu tự nặn mụn:

Đọc đến đây, hẳn nhiều mẹ sẽ cho rằng bà bầu nặn mụn được và nên nặn càng sớm càng tốt để mụn không tiến triển nặng. Nhưng trước khi đưa tay cạy mụn như một thói quen, mẹ cần biết các rủi ro sau:

- Tay chứa nhiều vi khuẩn. Dùng tay nặn mụn là cách ngắn nhất để vi khuẩn xâm nhập vào nhân mụn và lây lan khắp các vùng da bình thường khác. Do đó không riêng gì bà bầu, bất cứ ai cũng không nên dùng tay nặn mụn.

- Dụng cụ nặn mụn thô sơ tại nhà chưa được tiệt trùng cũng tiềm ẩn vi khuẩn tương tự như tay của mẹ.

Vì vậy, tuyệt đối không tự lấy mụn tại nhà bằng bất kỳ dụng cụ y tế nào, nếu mẹ không có chuyên môn.

- Với những nốt mụn viêm, da sẽ rất nhạy cảm. Nếu kích thích vật lý vào vùng da này không đúng thời điểm, viêm sẽ diễn tiến nặng hơn. Tế bào miễn dịch dễ tiêu diệt nhầm tế bào da quanh nốt mụn và phá hủy cấu trúc mô da. Vì thế sau khi mụn lặn xuống, tại vùng da mụn viêm nặng sẽ xuất hiện sẹo thâm rỗ vĩnh viễn.

Mẹ không được tự ý nặn mụn non hoặc mụn thai kỳ đang viêm nhiễm nặng nếu không có chỉ định từ bác sĩ da liễu.

- Vết thương hở từ vị trí nhân mụn vừa lấy là nơi lý tưởng để hấp thụ bụi bẩn, vi khuẩn mới từ bên ngoài. Cứ như vậy, mụn cũ chưa trị xong mụn mới đã mọc chồng, tạo thành vòng lặp không hồi kết.

Sau khi lấy nhân mụn chuẩn y khoa, mẹ cần “trám” vết thương hở ngay lập tức theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

- Nhiều bà bầu cố nặn mụn bằng tay khiến hàng rào bảo vệ da tự nhiên bị phá vỡ, cộng với việc nhân mụn lặn sâu vào trong da, khiến lỗ chân lông tắc nghẽn trầm trọng hơn, dẫn đến mụn ăn luồng.

Nặn mụn sai cách là con đường ngắn nhất dẫn đến mụn bùng phát dữ dội. Mẹ đừng cố nặn vì tình trạng sau đó sẽ vô cùng tồi tệ.

Vậy bà bầu có nên nặn mụn không?

Với những phân tích vừa nêu, bác sĩ Dr. Mommy trả lời thắc mắc “Bà bầu có nên nặn mụn không?” như sau:

Không nên: Tự nặn mụn tại nhà, lấy mụn tại các cơ sở kém uy tín.

Dùng tay sờ, lấy nhân mụn sẽ khiến cấu trúc da tổn thương, vi khuẩn C.acnes từ ổ mụn viêm lan sang các vùng da lành khác. Đó là lý do mẹ tuyệt đối không được tự lấy nhân mụn tại nhà.

Ngoài ra, mẹ cần tránh xa các cơ sở nặn mụn tự phát (kể cả spa) vì quá trình lấy nhân mụn ở mẹ bầu đòi hỏi kiến thức y khoa và kỹ thuật chuẩn xác ở người thực hiện. Bên cạnh đó, các dụng cụ và thiết bị y tế phải được vô trùng hoàn toàn.

Đa số cơ sở tự phát đều không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn. Mẹ bầu đi nặn mụn tại những điểm như thế rất dễ bị mụn viêm bội nhiễm, nếu sử dụng nhầm sản phẩm không dành cho phụ nữ mang thai lại càng nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé.

Vậy bà bầu có nên đi nặn mụn không? Đáp án là không nên nếu chỗ nặn mụn kém uy tín. Và dĩ nhiên là tự bản thân mẹ cũng không được tự nặn mụn tại nhà.

Nên: Nặn mụn tại Phòng khám Da liễu dành riêng cho mẹ bầu.

Bác sĩ Nhà Bầu khẳng định mẹ bầu được nặn mụn, nhưng phải tuân thủ phương pháp chuẩn y khoa với các yêu cầu bắt buộc sau:

– Quá trình lấy nhân mụn cho mẹ phải được thực hiện tại Phòng khám Da Liễu, Bệnh viện Da Liễu… có giấy phép hoạt động khám và điều trị.Tốt nhất mẹ nên chọn các phòng khám chuyên trị mụn cho phụ nữ mang bầu, vì bác sĩ sẽ có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu hơn các Phòng khám thông thường.

– Kỹ thuật viên lấy mụn phải thực hiện thao tác đúng chuẩn y khoa, dựa trên phác đồ điều trị của bác sĩ da liễu kê cho từng mẹ bầu; đảm bảo sạch nhân mụn, an toàn, ít đau, không thâm sẹo.

– Dụng cụ và thiết bị y tế sử dụng phải được tiệt trùng theo hướng dẫn đúng quy định, tránh gây bội nhiễm hoặc lây nhiễm chéo…

Ngoài ra, mẹ bầu cần xác định rõ việc lấy nhân mụn dù chuẩn y khoa cũng chỉ là giải pháp bổ trợ trong quá trình trị mụn, không đại diện cho toàn bộ phác đồ điều trị. Để trị mụn thai kỳ triệt để và an toàn cho mẹ bầu, bác sĩ sẽ khám và lên phác đồ cá nhân hóa theo đáp ứng của mẹ.

Như vậy, thắc mắc “Bà bầu có nên nặn mụn không?” đã được bác sĩ Dr. Mommy giải đáp dưới góc độ y khoa. Nếu mẹ đang bị mụn thai kỳ, hãy đặt lịch khám 60 phút miễn phí với Bác sĩ Nhà Bầu, mọi lo lắng đều sẽ được hóa giải!

Phòng khám DR. MOMMY – CHUYÊN GIA TRỊ MỤN RIÊNG CỦA MẸ

Giấy phép hoạt động khám chữa bệnh Da liễu số: 07557/HCM-GPHĐ do Sở Y Tế TP.HCM cấp.

Địa chỉ: 101A, Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh.

Website: drmommy.vn

Hotline: 0938.91.66.36 - 0906.89.26.28

Từ khóa » Sử Dụng Bạch Hoa Hồng Có được Nặn Mụn Không