Bà Bầu Nổi Gân Xanh Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Izumio

Mang thai có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn và việc bà bầu bị nổi gân xanh không may là một trong số đó. Có vẻ không công bằng khi hầu hết những điều xảy ra trong thời kỳ mang thai đều khiến phụ nữ cảm thấy mất đi sự hấp dẫn, đặc biệt là vào thời điểm mà họ đang phải vật lộn với tất cả những thay đổi đang diễn ra trong cơ thể mình. Thông thường những gân xanh ở chân sẽ khiến ta nghĩ ngay đến chứng giãn tĩnh mạch. Bài viết này sẽ cho bạn biết nguyên nhân gây ra những gân xanh này, bạn có thể làm gì với chúng và thời gian mà chúng có thể biến mất.

Mục lục

Toggle
  • Chứng suy giãn tĩnh mạch là gì?
  • Giãn tĩnh mạch được chẩn đoán như thế nào?
  • Nguyên nhân nào gây ra chứng giãn tĩnh mạch?
  • Các triệu chứng của giãn tĩnh mạch
  • Giãn tĩnh mạch liệu có nguy hiểm không?
  • Liệu các gân xanh sẽ mất đi sau khi bạn sinh con ?
  • Bà bầu bị nổi gân xanh nên làm gì để kiểm soát chúng
    • Tập thể dục
    • Vớ tĩnh mạch cho bà bầu
    • Nâng cao chân của bạn
    • Kiểm soát cân nặng
  • Kết luận

Chứng suy giãn tĩnh mạch là gì?

Bà bầu bị nổi gân xanh có thể là dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chân
Bà bầu bị nổi gân xanh có thể là dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chân

Thật dễ dàng để phát hiện ra các tĩnh mạch trên tất cả mọi người nếu bạn nhìn kỹ. Chúng có thể chỉ mờ nhạt, có màu hơi xanh hoặc đỏ ngay dưới da. Bên cạnh đó là những tĩnh mạch bị suy giãn, nhìn chung không có gì khó khăn để tìm thấy những tĩnh mạnh này. Chúng là những tĩnh mạch bị phình to ra và chứa đầy máu. Chúng thường có màu xanh lam, tím hoặc đỏ. Sở dĩ chúng có thể có màu xanh lam là do máu bị mắc kẹt trong tĩnh mạch lâu, máu bị khử dần oxy vì nó không được tuần hoàn trở lại tim để bơm đến phổi và lấy oxy.

Bà bầu có thể nổi gân xanh ở chân, mắt cá chân và thậm chí là các vùng lân cận. chưa dùng lại ở đó, giãn tĩnh mạch cũng có thể gây đau đớn.

Giãn tĩnh mạch được chẩn đoán như thế nào?

Giãn tĩnh mạch ở bà bầu không phải là một tình trạng khó chẩn đoán. Bạn sẽ không phải trải qua bất kỳ xét nghiệm máu hoặc bất kỳ xét nghiệm đặc biệt nào khác. Bác sĩ sẽ khám sức khỏe, xem xét các tĩnh mạch của bạn và hỏi bạn một số câu hỏi về tiền sử bệnh của bạn, bao gồm bất kỳ vấn đề nào về chân hoặc tĩnh mạch trước đây mà bạn có thể mắc phải.

Bác sĩ sẽ là người khám và đưa ra kết luận cho vấn đề của bạn
Bác sĩ sẽ là người khám và đưa ra kết luận cho vấn đề của bạn

Bác sĩ sẽ hỏi bạn vài câu hỏi như là “Chị có thường xuyên đứng lâu không?”, “Gần đây chị có tăng cân không?” hoặc “Tiền sử gia đình có ai bị giãn tĩnh mạch không?”. Nhưng triệu chứng bên ngoài mới đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ.

Từ đó, bác sĩ có thể hỏi bạn về bất kỳ triệu chứng nào bạn gặp phải với chứng giãn tĩnh mạch của mình như sưng, đau nhức và cảm thấy nặng xung quanh tĩnh mạch. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là đối với một số người, giãn tĩnh mạch không gây ra bất kỳ đau đớn nào và có thể chỉ là một vấn đề về thẩm mỹ.

Nếu nghi ngờ có bất kỳ biến chứng nào xảy ra ở các tĩnh mạch sâu hơn chứ không phải ở các tĩnh mạch nông, bạn có thể cần phải thực hiện một số xét nghiệm bổ sung như siêu âm để kiểm tra lưu lượng máu và xem có cục máu đông nào không.

Nguyên nhân nào gây ra chứng giãn tĩnh mạch?

Nguyên nhân chính là do van và tĩnh mạch trong cơ thể bị suy yếu. Để giúp bạn dễ hiểu, thông thường các van này sẽ đóng vai trò đưa máu về tim theo một chiều mà không để máu bị trôi ngược lại theo hướng của trọng lực. Đôi khi những van này hoạt động bị kém hiệu quả, không đẩy hết máu lên được. Máu có thể đọng lại trong tĩnh mạch của bạn ngay dưới bề mặt da. Khi áp lực tăng lên, các tĩnh mạch bị phình to.

Có rất nhiều lý do khiến bạn bị giãn tĩnh mạch chân
Có rất nhiều lý do khiến bạn bị giãn tĩnh mạch chân

Tại sao một số phụ nữ bị giãn tĩnh mạch trong khi những người khác thì không? Có rất nhiều lý do có thể được kể ra:

  1. Tuổi tác: Càng về già bạn càng có xu hướng bị giãn tĩnh mạch. 50% người ở tuổi 50 trở lên bị suy giãn tĩnh mạch.
  2. Giới tính: Phụ nữ dễ bị giãn tĩnh mạch hơn nam giới trong các trường hợp như mang thai, mãn kinh, uống thuốc tránh thai và trước kỳ kinh, tất cả đều do các hormone thay đổi liên tục làm giãn thành tĩnh mạch.
  3. Di truyền: Một số phụ nữ may mắn không bị di truyền lại các vấn đề như rạn da, sần hoặc giãn tĩnh mạch trong hoặc sau khi mang thai. Tuy nhiên rất nhiều phụ nữ khác lại được thừa hưởng cả ba. Bạn không thể làm gì nhiều để chống lại sự di truyền cả.
  4. Mang thai: Bà bầu bị nổi gân xanh là do lượng máu tăng lên tạo ra nhiều áp lực hơn cho các tĩnh mạch chân của bạn. Sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của sựu đàn hồi của thành tĩnh mạch.
  5. Tăng cân: Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch cho dù bạn đang mang thai hay không.
  6. Đứng quá nhiều: Công việc hoặc sở thích khiến bạn đứng trong thời gian dài cũng có thể gây ra suy giãn tĩnh mạch.

Các triệu chứng của giãn tĩnh mạch

Thông thường, bạn sẽ có thể cảm nhận được việc giãn tĩnh mạch cũng như nhìn thấy chúng. Hầu hết mọi người sẽ để ý các triệu chứng đi kèm khác, những triệu chứng đó có thể ở mức độ nghiêm trọng, ở mức độ khó chịu nhẹ hoặc thậm chí chẳng gây khó khăn gì cho các bà bầu. Chúng bao gồm:

  • Sưng mắt cá chân và bàn chân
  • Ngứa ở vùng da trên đầu tĩnh mạch
  • Cảm giác mỏi chân hoặc khó chịu như lửa đốt
  • Sưng ở chân, không chỉ mắt cá chân và bàn chân
  • Đau bắp chân
  • Thay đổi màu da của bạn
  • Lan ra hoặc gây viêm da
  • Vết loét hoặc dễ chảy máu
  • Hình thành vết loét xung quanh tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch liệu có nguy hiểm không?

Giãn tĩnh mạch thường xảy ra với phụ nữ mang thai. Mặc dù đôi khi trông chúng có vẻ kinh khủng, nhưng chúng thường không gây ra vấn đề gì lớn. Bạn có thể cảm thấy tồi tệ, nhưng sức khỏe của bạn vẫn sẽ ổn và sức khỏe của bé cũng vậy. Tuy nhiên, đôi khi giãn tĩnh mạch có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị một vấn đề nghiêm trọng hơn được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu.

Các giai đoạn của giãn tĩnh mạch
Các giai đoạn của giãn tĩnh mạch

Những tĩnh mạch này, như tên gọi, nằm sâu hơn trong cơ thể của bạn nên chúng không rõ ràng và dễ phát hiện như chứng giãn tĩnh mạch. Huyết khối tĩnh mạch sâu là hiện tượng các cục mau đông được hình thành, thường là ở chân hoặc đùi của bạn. Nếu cục máu đông đó vỡ ra, nó có thể di chuyển đến phổi của bạn và gây tử vong. Bạn nên biết rằng giãn tĩnh mạch bề ngoài (nhìn thấy được) khác với tĩnh mạch sâu. Các cục máu đông trong tĩnh mạch không bao giờ đi đến phổi và không nguy hiểm.

Nhiều trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu là do ngồi quá nhiều hoặc do chấn thương và bị suy giãn tĩnh mạch nghiêm trọng có thể làm tăng khả năng hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch sâu. Một biến chứng tiềm ẩn khác của chứng giãn tĩnh mạch là chúng có thể gây mất máu. Vì áp lực lớn nên nếu không may bạn bị thương ở chân, máu có thể chảy ra rất nhanh và khiến bạn hoảng loạn vì mất nhiều máu.

Trong trường hợp bị thương chân đi kèm với giãn tĩnh mạch, bạn nên bình tĩnh nâng vết thương lên và dùng lực ấn thật mạnh lên vết thương cho đến khi máu từ tĩnh mạch ngừng chảy. Liên hệ với bác sĩ hoặc cân nhắc đến bệnh viện nếu máu không ngừng chảy, vì điều này có thể dẫn đến bất tỉnh và nhiều hậu quả nguy hiểm hơn.

Liệu các gân xanh sẽ mất đi sau khi bạn sinh con ?

Thật không may, không có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này. Đối với một số phụ nữ, giãn tĩnh mạch sẽ giảm bớt hoặc cải thiện sau sinh, nhưng nó không xảy ra trong một sớm một chiều. Một số bà bầu bị nổi gân xanh ở chân sẽ được cải thiện triệu chứng trong vòng ba tháng hoặc thậm chí lâu hơn.

Một số phụ nữ sẽ thấy tĩnh mạch không phục hội lại nhiều lắm nếu họ:

  • Đã có chúng trước khi mang thai.
  • Có người thân bị suy giãn tĩnh mạch.
  • Đã mang thai trước đây
  • Đang thừa cân
  • Công việc đòi hỏi phải đứng nhiều mỗi ngày

Những phụ nữ này sẽ khó thoát khỏi tình trạng suy giãn tĩnh mạch nếu không có sự can thiệp. Nếu nó chỉ đơn thuần là vấn đề thẩm mỹ, một số phụ nữ có thể sẽ không bận tâm lắm. Nhưng vì chúng có thể gây đau, nhức, rát và ngứa, nên nó có thể còn gây rắc rối hơn.

Có thể điều trị can thiệp để loại bỏ các gân xanh thiếu thẩm mỹ
Có thể điều trị can thiệp để loại bỏ các gân xanh thiếu thẩm mỹ

Nếu bạn thấy chứng giãn tĩnh mạch của mình không biến mất sau một năm sau khi sinh con, bạn có thể cân nhắc việc điều trị chúng nếu chúng tiếp tục làm phiền bạn về mặt thẩm mỹ. Bạn có một số lựa chọn như sau:

  • Tiểu phẫu cắt hay thắt tĩnh mạch.
  • Tia laze: Tia laze có thể được sử dụng bên ngoài da để chăm sóc các tĩnh mạch nhỏ hơn hoặc có thể được sử dụng bên trong tĩnh mạch để buộc chúng đóng lại.
  • Trị liệu bằng bọt hoặc hóa chất: Phương pháp này sử dụng bọt hoặc hóa chất để đóng tĩnh mạch một cách vô hại bằng cách làm tổn thương và tạo sẹo bên trong tĩnh mạch. Phương pháp này hiệu quả nhất nếu tĩnh mạch không quá lớn.
  • Cắt bỏ bằng tần số vô tuyến: Tần số vô tuyến được sử dụng để tạo sẹo bên trong tĩnh mạch và giúp đóng nó lại. Phương pháp này có tác dụng tốt đối với những trường hợp giãn tĩnh mạch lớn.

Hãy nhớ rằng khi bạn đã được cắt bỏ tĩnh mạch, không có nghĩa là những cái mới sẽ không nổi lên. Bạn có thể sẽ phải tiếp tục điều trị và nó khá là tốn kém.

Bà bầu bị nổi gân xanh nên làm gì để kiểm soát chúng

Mặc dù các biện pháp sau đây sẽ không làm cho chứng giãn tĩnh mạch biến mất hoàn toàn, nhưng chúng có thể làm mờ các vết gân xanh.

Tập thể dục

Tập thể dục khi mang thai rất tốt cho mẹ và bé
Tập thể dục khi mang thai rất tốt cho mẹ và bé

Một số phụ nữ phàn nàn rằng tập thể dục khiến tình trạng giãn tĩnh mạch của họ trở nên tồi tệ hơn, nhưng trên thực tế, nó rất hữu ích nếu tập đúng phương pháp. Nó có thể làm giảm bớt áp lực trong tĩnh mạch bằng cách cải thiện lưu thông máu.

Vì một trong những yếu tố nguy cơ gây giãn tĩnh mạch là ngồi quá nhiều và thừa cân, nên tập thể dục là một ý kiến ​​hay .

Bạn nên kết hợp nhiều bài tập thể dục. Đi bộ là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn nếu bạn bị giãn tĩnh mạch. Các bài tập khác có thể bao gồm hít thở, nâng chân và đi xe đạp.

Vớ tĩnh mạch cho bà bầu

Bà bầu có thể dùng vỡ giãn tĩnh mạch
Bà bầu có thể dùng vỡ giãn tĩnh mạch

Vớ nén có thể ép chặt chân bạn đủ để giúp tạo áp lực ở những nơi cần thiết để giảm bớt lực căng khỏi các tĩnh mạch đó.

Bạn nên hỏi bác sĩ phụ sản của mình về việc liệu vớ nén có phải là một lựa chọn tốt cho bạn hay không. Và bạn nên đảm bảo rằng vớ nén không quá chật. Đừng mang vớ quá chật, không tự ý mua vớ để mang và hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Nâng cao chân của bạn

Thai phụ nâng cao chân để giảm áp lực máu lên tĩnh mạch chân
Thai phụ nâng cao chân để giảm áp lực máu lên tĩnh mạch chân

Bất cứ khi nào có cơ hội, bạn nên gác chân lên khi mang thai. Nó sẽ giúp bạn giảm sưng ở mắt cá chân và bắp chân. Đồng thời nó cũng có thể giúp bạn chống lại chứng suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, để đạt được lợi ích tối đa, bạn cần để chân cao hơn tim của mình.

Kiểm soát cân nặng

Nếu bạn đã dành cả đời để theo dõi cân nặng của mình, khi mang thai, bạn có thể cảm thấy như bạn vừa được cho phép để ăn thỏa sức mỗi ngày. Nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm. Bạn chỉ cần thêm khoảng 300 calo mỗi ngày khi mang thai. Và nếu bạn tăng nhiều cân nhanh chóng trong thời kỳ mang thai, bạn sẽ mở ra cho mình một loạt các vấn đề, bao gồm cả nguy cơ cao bị giãn tĩnh mạch.

Kết luận

Mặc dù không phải là điều dễ hiểu, nhưng có rất nhiều điều bạn có thể làm để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Bà bầu bị nổi gân xanh nên nhận thức được vai trò quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe để chuẩn bị cho mình một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh khi mang thai. Chúc các bạn khỏe mạnh.

Ngoài ra, đối với trường hợp giãn tĩnh mạch chân, các bạn lưu ý đây là vấn đề sức khỏe mạn tính và khả năng hồi phục lại 100% dường như là không thể. Tuy nhiên IZUMIO và Mirto+ có thể hỗ trợ bệnh nhân hồi phục giãn tĩnh mạch chân hiệu quả. Sản phẩm đặc biệt an toàn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Các bạn có thể tham khảo sản phẩm nước giàu hydro IZUMIO để bảo vệ sức khỏe cho mình sau sinh nhé!

Từ khóa » Nổi Nhiều Gân Xanh Khi Mang Thai