Bà Bầu Tháng Thứ 5 Bị Ho Có Sao Không? Điều Trị Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!
*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay XĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!
Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành XĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!
Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành xĐăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật
*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký- Trang chủ
- Ba mẹ cần biết
- Mang Thai
- Thai kỳ
20/06/20223 phút đọc
Mục lục bài viếtBà bầu tháng thứ 5 bị ho có sao không thực sự là một câu hỏi khiến nhiều mẹ lo lắng. Mẹ bầu cần nắm được nguyên nhân và cách đối phó để giải quyết sớm vấn đề này.
Triệu chứng ho ở bà bầu 5 tháng
Tình trạng ho rất thường gặp ở phụ nữ mang thai nói chung và bà bầu 5 tháng nói riêng. Mẹ mang thai 20 tuần có thể bị ho với nhiều triệu chứng kèm theo, bao gồm:
-
Nếu bị nhẹ thì có những triệu chứng thông thường như ngứa, đau rát cổ họng và ho khan.
-
Nếu bị nặng sẽ có nhiều triệu chứng khiến mẹ rất mệt mỏi gồm ho có đờm, khó thở, mất ngủ, ho kèm sổ mũi và nghẹt mũi, cơn ho kéo dài, thậm chí ho ra máu.
Mẹ bầu khi ho có triệu chứng nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên bệnh. Vì vậy, để biết bà bầu tháng thứ 5 bị ho có sao không thì mẹ cần để ý kỹ các triệu chứng và xác định đúng nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Nguyên nhân mẹ bầu bị ho
Mẹ bầu 5 tháng bị ho do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng ho khi mang thai có thể chỉ do các tác động từ bên ngoài, do sinh lý, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý nguy hiểm ở mẹ.
Do tác động bên ngoài
Tác động bên ngoài rõ ràng nhất là sự thay đổi của thời tiết. Đặc biệt là lúc giao mùa như thu đông và đông xuân. Thời tiết những thời điểm này thường thay đổi đột ngột khiến bà bầu bị ho do cơ thể không kịp thích nghi, nhất là khi thai phụ lại rất nhạy cảm, cộng với sức đề kháng yếu nên dễ bị cảm cúm, cảm lạnh.
Tình trạng môi trường không khí xung quanh bị ô nhiễm với nhiều khói, bụi, khí ga, vi khuẩn,… cũng tác động lên cơ thể mẹ bầu khiến mẹ bị các bệnh về hô hấp. Ngoài ra, việc thường đi khám thai ở những bệnh viện trong thời gian mang thai cũng khiến mẹ dễ bị lây nhiễm các bệnh lý đường hô từ những người khác.
Do sinh lý
Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai được xem là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị ho. Nội tiết thay đổi, làm cơ thể thai phụ trở nên khá nhạy cảm với thời tiết và môi trường, nên dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Phụ nữ khi có thai hệ miễn dịch rất kém, cơ thể yếu hơn nên dễ bị vi khuẩn, virus gây bệnh. Nếu mẹ lại là người có chế độ ăn nghèo dưỡng chất, đặc biệt là thiếu hụt vitamin C trong thực đơn hàng ngày thì sức đề kháng càng yếu, các triệu chứng ho sẽ bị nặng hơn.
Bên cạnh đó, mẹ bầu 5 tháng bị ho có thể đơn giản chỉ là do tiếp xúc với các yếu tố khiến mẹ bị dị ứng như lông chó mèo, thức ăn, bụi, hóa chất hay phấn hoa… dẫn đến thai phụ nhất thời xuất hiện các triệu chứng ho.
Do bệnh lý
Bà bầu 20 tuần bị ho có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là do tử cung to ra, áp lực lên ổ bụng bị gia tăng gây trào ngược dạ dày. Tình trạng này cũng là lý do khiến mẹ bị ho khi mang thai.
Trường hợp nghiêm trọng hơn là ho do các bệnh lý liên quan đến phổi như: Phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, viêm phế quản cấp tính, bị hen suyễn, viêm xoang,… Các bệnh lý này thai phụ thường bị trước có bầu, khi mang thai, sức đề kháng suy giảm, tình trạng ho càng trở nên nghiêm trọng.
Bà bầu tháng thứ 5 bị ho có sao không?
Rất nhiều chị em lo lắng bà bầu 5 tháng bị ho có sao không bởi còn một sinh linh khác bên trong cơ thể cần mẹ bảo vệ. Nếu chỉ là triệu chứng ho thông thường, mẹ bầu có thể yên tâm vì cơn ho sẽ chấm dứt sau khoảng 1 đến 2 ngày. Nhưng nếu bệnh trở nặng kèm các triệu chứng như ho kéo dài, khó thở, tức ngực… thì thai phụ nên khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời.
Phụ nữ mang thai tháng thứ 5 bị ho nặng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau đây:
Đối với mẹ
Mẹ bầu bị ho nếu không được điều trị kịp thời sẽ bị những nguy cơ sau:
-
Những cơn ho ngày một kéo dài liên tục trong nhiều ngày, ho mạnh sẽ làm tử cung bị co thắt, dẫn đến nguy cơ động thai, sảy thai hoặc sinh non.
-
Các cơn ho mỗi lúc một gia tăng khiến co thắt vùng ngực, khó thở, mệt mỏi, dẫn đến chán ăn, mất ngủ, sức khỏe ngày càng yếu.
-
Áp lực lên các cơ vùng bụng dưới càng nhiều làm gia tăng nguy cơ bị bệnh trĩ.
-
Các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp đang mắc sẽ diễn biến nặng hơn.
Đối với thai nhi
Không chỉ mẹ mà cả em bé cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề nếu bà bầu bị ho, cụ thể:
-
Cơn ho khiến thai phụ mệt mỏi, chán ăn: Ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất của bé.
-
Mẹ bầu bị ho nặng có thể lây nhiễm sang thai nhi: Khiến thai kém phát triển hoặc bị những dị tật bẩm sinh.
-
Kích thích mạnh tới bé do mẹ bị co thắt tử cung tử cung: Dễ dẫn đến nguy cơ động thai, sảy thai hoặc đe dọa sinh non.
-
Nếu ho là do cơ thể người mẹ bị tình trạng nhiễm trùng: Có thể khiến tim thai mất đột ngột.
Như vậy, đối với câu hỏi bà bầu 5 tháng bị ho có sao không thì vấn đề sẽ thật sự nghiêm trọng nếu mẹ không được điều trị kịp thời. Vì vậy, mẹ bầu cần có biện pháp để giải quyết tình trạng ho, càng sớm càng tốt.
Mẹo đối phó với cơn ho ở mẹ bầu tháng thứ 5
Để đối phó với các cơn ho, thai phụ đừng tùy tiện dùng thuốc mà không có sự tìm hiểu kỹ càng và tư vấn, chỉ định của bác sĩ bởi có thể gây biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và bé.
Bà bầu 5 tháng bị ho có sao không sẽ không còn là câu hỏi khiến mẹ bầu lo lắng quá nhiều nếu áp dụng những mẹo sau đây:
Theo Đông y
Các bài thuốc đông y thường kết hợp các nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên, lành tính với phụ nữ có thai để loại bỏ căn nguyên gây ra bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát, trong đó phải kể đến gừng, chanh, quất, húng chanh, mật ong, đường phèn,...
Mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc trị ho từ thiên nhiên cực hiệu quả sau đây từ các nguyên liệu kể trên:
Bài thuốc đông y với lê và đường phèn
Chuẩn bị 1 quả lê nhỏ và khoảng 25g đường phèn. Lê đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi đem cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó trộn với đường phèn và đem hấp cách thủy khoảng 10 phút. Ngày uống 3 lần vào sáng, trưa và tối, sử dụng liên tục trong khoảng 2-3 ngày là cơn ho sẽ giảm rõ rệt.
Bài thuốc đông y với quất và mật ong
Chuẩn bị khoảng 8-10 quả quất và 4 - 5 thìa mật ong. Quất để nguyên vỏ, đem đi rửa sạch rồi bổ đôi. Cho quất vào chén đã có sẵn mật ong, thêm 1 chút muối hạt vào rồi đem đi hấp cách thủy khoảng 10 phút. Mẹ bầu sẽ không còn phải lo lắng về việc bà bầu tháng thứ 5 bị ho có sao không với hỗn hợp siro trị ho cực hiệu quả này.
Bài thuốc đông ý với gừng và mật ong
Mẹ bầu 5 tháng bị ho có đờm, hãy làm ngay cho mình món trà gừng mật ong với khoảng 4-5 thìa cà phê mật ong và 1 củ gừng tươi. Gừng sau khi rửa sạch thì thái lát mỏng rồi cắt sợi chỉ, cho vào cốc, thêm khoảng 200 - 300ml nước sôi. Hãm gừng trong 5 phút rồi đổ mật ong vào khuấy đều. Vậy là mẹ đã có cốc trà gừng hấp dẫn lại vừa trị ho rất hữu hiệu.
Bài thuốc đông y với chanh
Chị em bầu bì có thể thái vài lát chanh mỏng cùng chút mật ong rồi ngậm trực tiếp vào trọng miệng. Bà bầu 5 tháng bị ho có sao không sẽ không còn là vấn đề khi các mẹ áp dụng cách này, nó sẽ giúp thai phụ giảm ho và viêm họng khá tốt, nếu có chanh đào thì hiệu quả càng cao.
Theo Tây y
Các loại thuốc tây y không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai vì có thể có các tác dụng phụ, gây biến chứng nguy hiểm cho thai nhi nếu bị lạm dụng và không được bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, nếu bà bầu vẫn bị ho sau khi đã áp dụng những phương pháp đông y thì nên cân nhắc khám chuyên khoa để điều trị bằng tây y.
Các bác sĩ sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của cơn ho để chỉ định thuốc phù hợp, an toàn cho thai phụ và em bé. Một số nhóm thuốc tây y được sử dụng để điều trị cho phụ nữ có thai gồm:
-
Thuốc kháng sinh: Thuộc nhóm Penicillin, Amoxicillin, Cephalosporin, Macrolid,... được sử dụng khi ho do tình trạng nhiễm khuẩn.
-
Thuốc ho Prospan: Chỉ định cho ho kèm viêm họng, ho khan, nhiều đờm.
-
Kẹo ngậm ho cho bà bầu như Strepsils, viên Eugica: Thành phần thường có dextromethorphan, menthol, bạc hà, mật ong,… an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.
-
Nước muối sinh lý NaCl 0,9%: Làm sạch cổ họng, giảm ho, tiêu đờm.
-
Thuốc bổ, vitamin: Nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ giảm ho nhanh.
Một số lưu ý khác dành cho mẹ bầu bị ho
Bên cạnh việc điều trị bệnh với phương pháp đông y và tây y như trên, để giải quyết triệt để vấn đề bà bầu 5 tháng bị ho có sao không mẹ nên lưu ý những điều sau:
-
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn hằng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Cam, quýt, quất, đu đủ chín, nho, kiwi;...
-
Nên sử dụng nhiều gia vị có chứa thành phần kháng sinh tự nhiên khi chế biến món ăn: Hành, tỏi, sả, nghệ, gừng, tía tô,...
-
Tăng cường uống nước, nhất là nước ấm khi bị ho, tránh đồ ăn thức uống lạnh và thực phẩm chiên rán sẽ khiến tình trạng ho bị nặng hơn.
-
Đảm bảo ngủ đủ giấc, nên ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.
-
Duy trì tập luyện thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày bằng cách đi bộ, bơi lội, yoga có sự tư vấn của bác sĩ.
-
Vận động điều độ, không làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi sẽ bị giảm sức đề kháng.
-
Hạn chế đi đến những nơi đông người, nhiều khói bụi, những nơi có gió lạnh.
-
Giữ cho môi trường sống sạch sẽ và vệ sinh cơ thể thường xuyên, súc miệng bằng nước muối sinh lý, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
-
Giữ cho cơ thể đủ ấm vào mùa đông với tất chân và khăn quàng cổ, nên tắm bằng nước ấm và không nên tắm quá lâu tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh.
-
Nên tiêm phòng vắc xin cho bà bầu đầy đủ trước và trong khi mang thai để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
-
Không được tự ý sử dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh.
Xem thêm: Bà bầu tháng thứ 5 tăng bao nhiêu cân thì phù hợp?
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu mẹ mang thai 5 tháng bị ho nhẹ với các triệu chứng thông thường thì có thể tự chữa tại nhà bằng các bài thuốc đông y. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kèm theo các dấu hiệu bất thường sau đây thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và kê đơn.
-
Ho kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, đau rát cổ họng.
-
Ho có đờm, nhiều đờm, ho ra máu.
-
Ho kèm theo sốt từ 37,5 độ C trở lên.
-
Tức ngực, khó thở, nhịp thở khó khăn.
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ bầu có được những thông tin bổ ích về vấn đề bà bầu 5 tháng bị ho có sao không. Chúc tất cả các thai phụ có sức khỏe tốt để trải qua thai kỳ thuận lợi và bình an với cả mẹ và bé.
Tài liệu tham khảoCough and Cold During Pregnancy - Truy cập ngày 20/06/2022
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/cough-cold-during-pregnancy/
How to Get Rid of a Cough During Pregnancy - Truy cập ngày 20/06/2022
https://www.tuasaude.com/en/cough-during-pregnancy/
Coughs and Colds in Pregnancy - Truy cập ngày 20/06/2022
https://www.nygh.on.ca/areas-care/maternal-newborn-and-paediatric-care/pregnancy-and-birth/guide-pregnancy-and-birth/during-pregnancy/coughs-and-colds-pregnancy
Chia sẻ ngay Chia sẻSao chép liên kết
Thúy AnhVới kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình
Bài viết liên quan- Người bị tiểu đường thai kỳ ăn dưa lưới được không? - Chuyên gia giải đáp
- Bà bầu tháng thứ 6 bị mất ngủ phải làm sao? Bỏ túi ngay bí kíp này!
- Bà bầu tuần 38 cần chuẩn bị những gì?
- Bà bầu tháng cuối ngủ nhiều có sao không? Cách ngủ không ảnh hưởng đến thai nhi
- 5 bài tập thể dục cho bà bầu tháng thứ 6 tốt nhất được chuyên gia khuyến khích
Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi
Monkey Junior
Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey JuniorTừ khóa » Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 5
-
Bầu 5 Tháng Khó Thở Do Đâu, Thai Phụ Nên Khắc Phục Thế Nào?
-
Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Khó Thở Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Ferrovit
-
Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 Có ảnh Hưởng Thai Nhi Không?
-
Khó Thở Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
7 Lưu ý Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 Mẹ Bầu Cần Nhớ
-
Khó Thở Khi Mang Thai Khi Nào Là Bất Thường - Vấn đề Mẹ Bầu Cần ...
-
Khó Thở Khi Mang Bầu Có đáng Ngại? | Vinmec
-
Khó Thở Khi Mang Thai, Khi Nào Là Bất Thường?
-
Đi Tìm Lý Do Vì Sao Bà Bầu Khó Thở Và Cách Vượt Qua Sự Khó Chịu Hiệu ...
-
Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 - TheAsianparent
-
Bà Bầu Bị Khó Thở, Hụt Hơi - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 Có Nguy Hiểm Không? - Wiki Secret
-
Khó Thở Khi Mang Thai Là Bị Gì? Nguy Hiểm Không?