Bà Bầu Uống Hạt Chia được Không, Nên Uống Lúc Nào Và Bao Nhiêu ...

Mục Lục Bà bầu uống hạt chia được không? Bà bầu uống hạt chia có tốt không? Bà bầu nên uống hạt chia lúc nào và bao nhiêu là tốt?

Hạt chia có nguồn gốc từ Salvia hispanica. Hạt chia rất dễ ăn, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như giúp tăng lượng tế bào hồng cầu, giúp đại tiện tốt... vậy bà bầu uống hạt chia được không?

Bà bầu uống hạt chia được không?

Hạt chia có hình dáng giống như hạt é nhưng lại có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong thành phần dinh dưỡng của hạt chia có Axit béo omega 3, Sắt, Kẽm, Canxi, Magie, Vitamin B1, B2, Chất chống oxy hóa, Chất xơ… tất cả những dưỡng chất này đều cần thiết và tốt cho sức khỏe của bà bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.

Với câu hỏi bà bầu uống hạt chia được không thì câu trả lời là được, bà bầu có thể uống hạt chia. Tuy nhiên, hạt chia gây no lâu nên cần chú ý đến lượng ăn và thời điểm ăn.

Có thai 3 tháng đầu uống hạt chia được không? Hạt chia có thể uống trong cả thai kỳ và 3 tháng đầu mẹ bầu vẫn có thể uống được.

Bà bầu uống hạt chia được không, nên uống lúc nào và bao nhiêu là tốt? - 1

Bà bầu có thể uống hạt chia (Ảnh minh họa)

Bà bầu uống hạt chia có tốt không?

Trong 100g hạt chia cung cấp những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời như sau:

- Năng lượng: 486 calories

- Protein: 17g

- Kali: 407mg

- Sodium: 16mg

- Total Carbs: 42g

- Chất béo: 31g

- Canxi: 631mg

- Vitamin C: 1,6mg

- Sắt: 7,7mg

- Magie: 335mg

- Vitamin A: 54 IU

Với những thành phần dinh dưỡng của hạt chia bà bầu hoàn toàn có thể uống hạt chia để có được những lợi ích từ loại hạt này. Những lợi ích của hạt chia đối với bà bầu như sau:

- Bổ sung dưỡng chất cho bà bầu

Thành phần dinh dưỡng của hạt chia cung cấp năng lượng cũng như các khoáng chất như sắt, canxi, magie và các vitamin thiết yếu cho cơ thể, tốt cho sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi.

- Bà bầu uống hạt chia giúp đại tiện dễ dàng

Táo bón là một trong những vấn đề các mẹ bầu thường xuyên gặp phải, hạt chia có nhiều chất xơ có tác dụng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Trong 2 thìa canh hạt chia cung cấp 8 gam (g) chất xơ, chiếm khoảng 32% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Bà bầu uống hạt chia có thể giúp đi đại tiện dễ dàng hơn, hạn chế được chứng táo bón khi có thai.

- Hạt chia giúp tăng lượng tế bào hồng cầu

Với những mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt, chân tay lạnh, mệt mỏi, chóng mặt thì khi uống hạt chia có tác dụng giúp tăng tế bào hồng cầu, hạt chia cung cấp hàm lượng chất sắt tuyệt vời giúp mẹ bầu cải thiện được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Bà bầu uống hạt chia được không, nên uống lúc nào và bao nhiêu là tốt? - 2

Hạt chia tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi (Ảnh minh họa)

- Bà bầu uống hạt chia bổ sung canxi

Trong 2 thìa canh hạt chia có thể cung cấp đến 152 mg canxi. Canxi giúp củng cố răng và xương của thai nhi, phát triển xương khớp cho thai nhi và cả mẹ bầu tránh được loãng xương.

- Hạt chia kiểm soát cân nặng cho mẹ bầu

Hạt chia chứa một lượng protein lớn nên khi ăn mẹ sẽ có cảm giác no lâu, hạn chế được ăn vặt, giúp duy trì cân nặng. Chính vì hạt chia no lâu nên lượng ăn của bà bầu cần chú ý để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bà bầu nên uống hạt chia lúc nào và bao nhiêu là tốt?

Tuy hạt chia có rất nhiều dưỡng chất nhưng ăn nhiều thì lại không thật sự tốt cho sức khỏe. Bà bầu nên uống không quá 20g hạt chia/ ngày và nên uống sau bữa ăn hoặc sáng sớm sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn.

Bà bầu cũng nên chia lượng hạt chia cần uống thành các bữa nhỏ để có thể hấp thụ được các dưỡng chất tốt nhất.

Khi uống hạt chia bà bầu có thể pha với nước và uống ngay hoặc có thể uống kèm theo các loại nước trái cây, sinh tố khác cũng đều được.

Bà bầu uống hạt chia được không, nên uống lúc nào và bao nhiêu là tốt? - 3

Hạt chia tốt nhưng mẹ bầu nên uống lượng vừa phải (Ảnh minh họa)

Những thông tin trên giúp trả lời cho các câu hỏi bà bầu uống hạt chia được không. Các mẹ hãy chú ý, chỉ nên uống 1 lượng vừa phải để tránh no lâu ảnh hưởng sự hấp thụ dinh dưỡng từ các thực phẩm khác.

Bà bầu ăn khoai mì được không, có gây ngộ độc không? Bà bầu ăn khoai mì được không, có gây ngộ độc không? Bà bầu ăn khoai mì được không, có bị ngộ độc không là thắc mắc của nhiều mẹ. Trong khoai mì (sắn) có chứa độc tố hydrogen cyanide (hay cyanua, HCN) có... Bấm xem >>

Từ khóa » Cách Dùng Hạt Chia Cho Bà Bầu