Bắc Giang đẩy Mạnh Trồng Rừng Gỗ Lớn

Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã có văn bản yêu cầu Sở NN-PTNT; UBND các huyện, thành phố và các công ty TNHH lâm nghiệp tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả đất lâm nghiệp và đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn.

Mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn tại xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, Bắc Giang. Ảnh: Dương Đại Tiến.

Mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn tại xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, Bắc Giang. Ảnh: Dương Đại Tiến.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT tổng hợp, báo cáo tình hình sử dụng đất đai, diện tích rừng (kinh doanh gỗ lớn, gỗ nhỏ); đánh giá hiệu quả các hình thức liên doanh, liên kết sản xuất; đánh giá hiệu quả của trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ nhỏ, gỗ lớn và hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp; tham mưa, đề xuất kế hoạch, lộ trình trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn từ nay đến năm 2025.

Bên cạnh đó, tham mưa, rà soát thực hiện trình tự thủ tục chuyển diện tích rừng sản xuất tại khu vực 04 xã lòng hồ Cấm Sơn sang rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật; xây dựng đề án, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ người dân 04 xã vùng lòng hồ Cấm Sơn đảm bảo sinh kế bằng việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.

Chỉ đạo các ban quản lý rừng phòng hộ có diện tích rừng trồng sản xuất thực hiện việc trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn trên diện tích rừng trồng sản xuất của đơn vị như các công ty lâm nghiệp.

Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn chủ rừng ở các địa phương tích cực thực hiện trồng rừng gỗ lớn để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với nâng cao độ che phủ rừng và bảo vệ môi trường.

Rừng trồng gỗ lớn tại xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, Bắc Giang. Ảnh: Dương Đại Tiến.

Rừng trồng gỗ lớn tại xã Đông Hưng, huyện Lục Nam, Bắc Giang. Ảnh: Dương Đại Tiến.

UBND các huyện, thành phố phối hợp với Sở NN-PTNT đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân, các chủ rừng trên địa bàn tích cực thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng gỗ lớn.

Các công ty TNHH lâm nghiệp chủ động rà soát, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị giai đoạn 2019 – 2021. Trong đó, quan tâm rà soát tình hình sử dụng đất đai, diện tích rừng (kinh doanh gỗ lớn, gỗ nhỏ); đánh giá hiệu quả các hình thức liên doanh, liên kết sản xuất; đánh giá hiệu quả của trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ nhỏ, gỗ lớn và hiệu quả hoạt động của đơn vị; xây dựng kế hoạch, lộ trình trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn từ nay đến năm 2025, đạt tỷ lệ diện tích rừng trồng gỗ lớn chiếm 20% diện tích rừng sản xuất của đơn vị; đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh đến năm 2025.

Tập trung rà soát diện tích đất trồng rừng năm 2022 theo kế hoạch của đơn vị; lập hồ sơ thiết kế và triển khai thực hiện trồng rừng; trong đó, tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn chiếm 20%. Rà soát diện tích rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ (năm 2, 3, 4), lập hồ sơ thiết kế và triển khai thực hiện chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn với diện tích phù hợp.

Đối với thâm canh trồng rừng gỗ lớn, chú trọng việc nâng cao định mức đầu tư, lựa chọn loài cây trồng phù hợp, chất lượng giống tốt, rõ nguồn gốc xuất xứ, có năng suất cao để trồng rừng, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả cao nhất...

Từ khóa » Gỗ ổi Rừng