Ba Chạc Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Dược Liệu

Ba chạc

Ba chạc

Đặt lịch

Ba chạc còn có tên gọi khác là Chè đắng, Cây dầu dầu, Chè đỏ, Bí bía. Dược liệu thuộc họ Cam (danh pháp khoa học: Rutaceae). Nhờ tính lạnh, vị đắng, mùi thơm, dược liệu có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, kháng khuẩn, chống ngứa, giảm đau, giảm mỡ máu, chứng cao huyết áp…

Ba chạc
Tổng hợp thông tin cơ bản về dược liệu Ba chạc, công dụng, chủ trị, liều dùng và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu

Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Chè đắng, Cây dầu dầu, Chè đỏ, Bí bía
  • Tên khoa học: Euodia lepta (Spreing) Merr
  • Thuộc họ: Cam (danh pháp khoa học: Rutaceae).

Đặc điểm sinh thái

1. Mô tả

Ba chạc là một cây thuốc quý. Dược liệu có chiều cao từ 2 – 8m. Dược liệu xuất hiện với nhánh màu đỏ tro. Lá dược liệu có 3 chét, với lá chét nguyên. Dược liệu có hoa mọc thành cụm. Cụm hoa mọc ở nách các lá và ngắn hơn lá. Quả nang, mọc thành cụm thưa, nhăn nheo ở cạnh ngoài, có 1 – 4 hạch nhẵn. Quả dược liệu chứa mỗi cái một hạt hình cầu có đường kính khoảng 2mm, bóng và đen lam.

Tháng 4 và tháng 5 là mùa hoa. Tháng 6 và tháng 7 là mùa quả.

2. Phân bố

Ở Việt Nam, dược liệu Ba chạc xuất hiện rất phổ biến ở rìa rừng và trong rừng thưa, trên các đồi cây bụi, ở cả đồng bằng và rừng núi. Ngoài ra, dược liệu còn phân bố ở Philippin, Trung Quốc…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

  • Bộ phận dùng: Lá và rễ cây Ba chạc (Folium et Radix Euodiae Leptae)
  • Thu hái: Quanh năm
  • Chế biến: Sau khi thu hái, rửa sạch lá và rễ. Mang rễ thái nhỏ. Phơi rễ dược liệu ngoài nắng. Lá sấy khô và phơi trong râm.
  • Bảo quản: Để dược liệu tại những nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ẩm.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản dược liệu Ba chạc
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản dược liệu Ba chạc

Thành phần hóa học

Lá Ba chạc có tinh dầu thơm nhẹ. Rễ chứa alcaloid.

Tác dụng dược lý

1. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Dược liệu Ba chạc có tác dụng làm giảm cholesterol, làm giảm mỡ trong máu và điều trị chứng cao huyết áp.

Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng kháng khuẩn. Tại Trung Quốc các công trình nghiên cứu đã cho thấy nước sắc 1/1 lá Ba chạc có khả năng tác động và làm ức chế hoạt động của trực khuẩn lỵ Shigella.

Ba chạc con có tác dụng kích thích sự tiết sữa. Trong thí nghiệm với chim bồ câu cho thấy, cao cồn cùng với nước sắc lá và cành non của dược liệu có khả năng làm cho tế bào biểu mô của diều chim chuyển dần sang hình đăng ten. Trong thí nghiệm, có 1/5 số chim đã hình thành tuyến sữa.

2. Theo Y học cổ truyền

Dược liệu Ba chạc có tác dụng giảm đau, chống ngứa và thanh nhiệt cơ thể.

Chủ trị

Ở Trung Quốc, dược liệu thường được dùng trong ngăn ngừa và điều trị một số bệnh lý sau:

Lá Ba chạc

  • Viêm não
  • Bệnh cúm truyền nhiễm
  • Cảm lạnh
  • Viêm họng
  • Sốt
  • Sưng amidan
  • Đột quỵ tim
  • Viêm gan
  • Viêm phế quản tích mủ.

Rễ Ba chạc

  • Thấp khớp
  • Đau dây thần kinh hông, đau hông
  • Ngộ độc lá ngón.

Dùng ngoài lấy lá tươi nấu thành nước rửa hoặc dùng lá tươi đắp trực tiếp vào vết thương. Có thể phơi khô, tán thành bột để làm thuốc đắp.

Dùng ngoài trị các chứng gồm: Áp xe, đòn ngã tổn thương nọc rắn, vết thương nhiễm trùng, trĩ, viêm mủ da, eczema.

Tính vị

Mùi thơm, vị đắng, tính lạnh.

Quy kinh

Chưa có thông tin cụ thể.

Liều lượng và cách dùng

Liều lượng

Lá: Dùng 10 – 15 gram/ngày.

Rễ: Dùng 9 – 30 gram/ngày.

Cách dùng

Dùng tươi hoặc phơi khô sắc thành nước uống, nấu thành cao, tán thành bột để làm hoàn hoặc đắp ngoài da.

Liều lượng và cách sử dụng dược liệu Ba chạc
Liều lượng và cách sử dụng dược liệu Ba chạc

Bài thuốc

Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Ba chạc gồm:

  • Bài thuốc từ Ba chạc điều trị tê thấp, xương khớp đau nhức: Dùng 10 gram lá dược liệu tươi, 10 gram lá tầm gửi cây sau sau. Mang cả hai vị thuốc ngâm và rửa sạch với nước muối. Cho vị thuốc vào cối và thực hiện giã nát. Đắp thuốc vào những vị trí đang bị đau nhức. Sử dụng 1 lần/ngày trong 7 – 10 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm. Ngoài ra để tăng hiệu quả chữa bệnh, người bệnh nên kết hợp cùng với bài thuốc uống trong. Dùng 12 gram thiên niên kiện, 8 gram quả dành dành, 10 gram rễ bưởi bung. Sau khi rửa sạch, mang tất cả vị thuốc thái nhỏ, phơi khô và ngâm cùng với 1 lít rượu 30 – 40 độ. Ngâm càng lâu càng tốt. Uống 2 lần/ngày. Mỗi lần lấy một chén nhỏ để uống. Sử dụng liên tục 10 ngày là một liệu trình.
  • Bài thuốc từ Ba chạc giúp phụ nữ sau sinh lợi sữa, ăn ngon và dễ tiêu: Dùng 10 gram rễ dược liệu. Sau khi rửa sạch, phơi khô và sắc uống thay trà hàng ngày. Hoặc dùng 16 gram lá dược liệu. Sau khi rửa sạch, cho lá dược liệu vào ấm cùng với 6 bát con nước. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 3 bát. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước uống. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 7 ngày.
  • Bài thuốc từ Ba chạc điều trị ghẻ và mẫn ngứa: Dùng 50 – 100 gram lá to và và cành non dược liệu. Mang dược liệu rửa sạch. Cho lá và cành non dược liệu vào nồi cùng với 4 – 5 lít nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ từ 30 phút đến 1 giờ. Đợi đến khi nước nguội bớt và chắt lấy phần nước để tắm. Dùng phần bã chà xát mạnh vào những vị trí đang bị ngứa và các nốt ngứa ghẻ. Thực hiện 1 lần/ngày. Sử dụng cho đến khi khỏi bệnh.
  • Bài thuốc từ Ba chạc dự phòng viêm não, cảm cúm: Dùng 15 gram dược liệu, 30 gram rau má, 15 gram cúc chỉ thiên, 15 gram đơn buốt. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch, cho các vị thuốc vào ấm cùng với 6 bát con nước. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 3 bát. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước uống. Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 7 ngày.
  • Bài thuốc từ Ba chạc giúp điều hòa kinh nguyệt: Mang 12 gram rễ dược liệu rửa sạch. Cho dược liệu vào ấm. Rót thêm 6 bát con nước vào cùng. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 3 bát con. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước uống. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Uống trước chu kỳ kinh nguyệt trong 15 ngày.
  • Bài thuốc từ Ba chạc điều trị mụn nhọt, ghẻ, chốc đầu, lở ngứa: Dùng 50 gram lá to và cành non dược liệu, 50 gram kim ngân hoa. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch. Cho vị thuốc vào nồi. Rót thêm 4 – 5 lít nước lọc vào cùng. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ từ 30 phút đến 1 giờ. Đợi đến khi nước nguội bớt và chắt lấy phần nước để tắm. Dùng phần bã chà xát mạnh vào những vị trí đang bị mụn nhọt, ghẻ, chốc đầu, lở ngứa. Thực hiện 1 lần/ngày. Sử dụng cho đến khi khỏi. Có thể dùng nước này để xông.
  • Bài thuốc từ Ba chạc điều trị chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật: Dùng 20 – 40 gram lá dược liệu. Sau khi rửa sạch mang dược liệu cho vào nồi sắc thành nước uống hoặc nấu thành cao. Chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc từ Ba chạc điều trị đau gân, phong thấp, nhức xương tê bại, bán thân bất toại và điều hòa kinh nguyệt: Dùng 4 – 12 gram rễ dược liệu và vỏ khô. Cho dược liệu vào nồi và sắc cùng với 400ml nước lọc. Khi lượng thuốc trong nồi chỉ còn lại 200ml thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước và chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
  • Bài thuốc từ Ba chạc giúp cầm máu vết thương: Dùng lá dược liệu tươi và cỏ nhọ nồi theo tỉ lệ 1:2. Mang cả hai vị thuốc rửa sạch cùng với nước muối. Cho vị thuốc vào cối và thực hiện giã nhuyễn. Đắp thuốc vào vị trí đang bị chảy máu. Dùng băng ép chặt vết thương. Sau khi lượng máu đã được cầm. Tiếp tục dùng bài thuốc này để điều trị những vết thương phần mềm. Tuy nhiên liều lượng thay đổi như sau: Dùng lá dược liệu tươi và cỏ nhọ nồi theo tỉ lệ 2:1. Mang cả hai vị thuốc rửa sạch cùng với nước muối. Cho vị thuốc vào cối và thực hiện giã nhuyễn. Đắp thuốc vào vị trí đang bị chảy máu. Dùng băng ép chặt vết thương. Thay thuốc 1 lần/ngày.
  • Bài thuốc từ Ba chạc điều trị phong thấp (tê mỏi, đau nhức gân xương, đau lưng mỏi gối): Dùng 15 gram dược liệu, 15 gram độc lực, 15 gram cốt khí, 15 gram gối hạc, 15 gram rẻ gấc, 15 gram lá lốt, 15 gram cà gai leo, 15 gram dây chỉ, 15 gram lá cà phê, 15 gram bưởi bung. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch, cho các vị thuốc vào ấm cùng với 600ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc với lửa nhỏ trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước uống. Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày. Uống liên tục trong nhiều ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Ba chạc
Nhờ đặc tính, thành phần hóa học và tác dụng dược lý đa dạng, dược liệu Ba chạc được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Lưu ý

  • Rửa sạch dược liệu Ba chạc và các vị thuốc khác cùng với nước muối trước khi thực hiện các bài thuốc dùng ngoài. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng nhiễm trùng da dẫn đến bội nhiễm.

Bài viết đã tổng hợp thông tin cơ bản về dược liệu Ba chạc, công dụng, chủ trị, liều dùng và những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền về tính an toàn và khả năng chữa bệnh của dược liệu trước khi đưa các bài thuốc vào quá trình điều trị. Chúng tôi không đưa ra thông tin, những lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Từ khóa » Cây Lá Ba Chạc