Ba Cụm Từ Tiếng Anh Phổ Biến Nhưng Dùng Không Hay
Có thể bạn quan tâm
1. Goodbye
"Goodbye" là từ thường xuất hiện trong các cuốn sách dạy tiếng Anh hoặc văn viết trang trọng. Trong giao tiếp hàng ngày, người bản ngữ ít nói như thế. Vì vậy, thay vì dùng từ này để tạm biệt ai đó, bạn hãy học các cách nói tự nhiên hơn.
- "Bye!" hoặc "Bye-bye!" là cách nói thân thiện thường được sử dụng nhất trong ngữ cảnh giao tiếp thông thường.
- Have a good one! (hay "have a good day": Ngày tốt lành nhé!)
- "See you later!" (Seeya) hoặc "See you soon!" (Hẹn gặp sớm nhé). "See you later!" thường dùng để nói bạn sẽ gặp lại ai đó trong ngày còn "see you soon!" để nói bạn sẽ gặp lại ai đó sớm (nhưng không biết là khi nào).
- "Talk to you later!" (Nói chuyện sau nhé).
- "I’ve got to get going", "I’ve got to make a move", "I’m heading off","I’m off" (à, mình phải đi rồi). Cách nói này rất hiệu quả khi bạn cảm thấy muốn rời đi sớm. Để nói một cách tự nhiên hơn bạn có thể thêm "right" ở đầu câu.
- "Have a great day!" hoặc "have a lovely day" (Ngày tốt lành nhé). Đây là những cách tạm biệt thông dụng khác, trong đó cách nói thứ hai thường được người Anh dùng nhiều hơn.
- "Take care" hoặc "you take care!" (Bảo trọng nhé) cũng là một cách chào tạm biệt rất thân thiện khác mà bạn nên dùng thay thế cho "goodbye"!
2. You’re welcome
Lần tới khi ai đó cảm ơn bạn, thay vì nói "you’re welcome", hãy thử thực hành một trong các cách đáp lại sau đây, vừa để tăng vốn từ vựng của mình, vừa để cuộc giao tiếp thân thiện và tự nhiên hơn.
- "Thanks for your help" (Cảm ơn vì sự giúp đỡ của bạn)
"Don’t mention it" (Có gì đâu)
- "Thanks for looking after the kids" (Cảm ơn vì đã trông lũ trẻ)
"You’re very welcome" (Không có gì mà)
- "Thanks for dinner. It was great." (Cảm ơn vì bữa tối. Nó rất tuyệt)
"My pleasure"
- "Thanks for driving me to the airport" (Cảm ơn vì đã chở mình ra sân bay)
"Anytime!" hoặc "No problem" hay "No worries" (Không có gì đâu)
- "Thanks for coming to the party today" (Cảm ơn vì đã tới bữa tiệc)
"Thank you!" (Mình phải cảm ơn bạn đó!)
- "Thanks so much for making the cake" (Cảm ơn cậu nhiều vì đã làm chiếc bánh đó)
"It was the least I can do!" (Đấy là điều tối thiểu mình có thể làm mà!)
- "Thank you for all your help"(Cảm ơn vì tất cả những sự giúp đỡ của bạn)
"I know you’d do the same for me!" (Mình biết bạn cũng sẽ làm như vậy cho mình mà!)
3. Can you repeat that, please?
Khi giao tiếng bằng tiếng Anh với người nước ngoài, nhiều lúc bạn sẽ không hiểu được ý của người nói và muốn họ nhắc lại. Vì vậy, bạn buộc phải nói "Can you repeat that, please?" hoặc "Sorry, I don’t understand...".
Việc lặp đi lặp lại hai câu nói này khiến bạn cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp và dần dần ngại nói chuyện bằng tiếng Anh. Hãy cùng học một số cách nói khác khi bạn muốn người nói nhắc lại ý họ vừa nói.
- "Sorry?". Đây là cách đơn giản và thông dụng nhất với ngữ điệu đi lên ở cuối câu. Chỉ cần nói một từ "sorry" duy nhất, người đối diện cũng có thể hiểu được bạn đang không nắm được những gì họ vừa nói.
- "Excuse me?" hoặc "Pardon?" cũng là hai cách nói thông dụng nhưng trang trọng hơn khi bạn muốn người khác nhắc lại những gì họ vừa nói.
- "What did you say", "What did you say, sorry?", "What was that?", "What was that, sorry?", "Sorry, what did you just say?" (Xin lỗi, bạn vừa nói gì vậy?) cũng là những cách diễn đạt phổ biến khác.
- "Sorry, I didn’t quite catch that" hoặc "Sorry, I didn’t quite get that" (Xin lỗi, tôi không hiểu lắm những gì bạn nói). Hai câu này được dùng khi bạn cảm thấy không hiểu toàn bộ ý của người nói, muốn họ lặp lại ý và giải thích thêm.
- "Would you mind speaking up a bit" (Bạn nói to hơn một chút được không?). "Would you mind slowing down a bit?" (Bạn nói chậm lại một chút được không?) hoặc "Would you mind slowing down a bit. I’m struggling to follow." (Bạn nói chậm lại một chút được không? Mình cảm thấy hơi khó nghe). Bạn dùng một trong hai câu này với ý muốn người nói nói chậm lại vì bạn cảm thấy khó theo dõi những gì họ đang nói.
- "Sorry, I’m not following what you’re saying" hoặc "Sorry, I’m a bit lost" cũng là những cách tương tự để nói rằng mình không theo kịp những gì người nói đang nói tới và muốn họ nói chậm lại.
- Cuối cùng, khi muốn người nói giải thích một từ hoặc một ý cụ thể nào đó không hiểu, bạn có thể nói "I’m not sure I understand what you mean by...", theo sau sẽ là một từ, cụm từ hoặc một câu nào đó mà bạn muốn người nói nhắc lại và giải thích thêm.
Hoàng Ngọc Quỳnh
Tự học và đạt 8.5 IELTS Speaking ngay khi còn là sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân, chị Hoàng Ngọc Quỳnh, 31 tuổi, du học thạc sĩ trường Nottingham Business, Đại học Nottingham Trent, Anh, sau đó giành học bổng tiến sĩ toàn phần của Đại học Lancaster, Anh. Nhờ thành thạo tiếng Anh và xây dựng được nhiều phương pháp học, chị viết nhiều sách và thành lập trung tâm học tiếng Anh.
Bài cùng tác giả:
- Làm thế nào để nhớ lâu từ mới tiếng Anh?
- 10 cụm từ người học tiếng Anh luôn cần
- Bí quyết cải thiện kỹ năng Listening
Từ khóa » Good One Là Gì
-
Sao Hollywood Tuổi 60 Vào Năm 2022 Vẫn Tỏa Sáng
-
20 Câu Chúc Tết Nguyên đán 2022 Bằng Tiếng Anh Ngắn Gọn, ý Nghĩa
-
Tổng Hợp Những Câu Chúc Tiếng Anh Theo Chủ đề Cực Hay
-
10 Câu Tiếng Anh Không Thể Thiếu Trong Giao Tiếp
-
Vì Sao 'Twenty Five, Twenty One' Gây Sốt Ngay Khi Ra Mắt?
-
Những Lời Chúc Tiếng Anh Phù Hợp Nhiều Dịp
-
Lý Tưởng Sống Là Gì? Những Câu Nói Hay Về Lý Tưởng Sống Trong Tiếng Anh.
-
10 Cách Nói Thay Thế 'very Good'
-
Mẫu đơn Xin Nghỉ Việc Tiếng Anh Chuẩn Và Một Số Lưu ý
-
Động Từ 'leave' Có Những Cách Dùng Nào?
-
Ngoại Trưởng Antony J. Blinken “Một Khu Vực Ấn Độ Dương-Thái ...
-
1 Lỗi Nhỏ Trong Màn Bắn Tiếng Anh Như Nuốt Mic Của Thuỳ Tiên Chỉ ...
-
Thành Ngữ Mỹ Thông Dụng: Throw Someone Under The Bus/your Guess Is As Good As Mine
-
Lời Chúc Năm Mới 2021 Bằng Tiếng Anh Ngọt Ngào Dành Cho Người ...