Bã đậu Nành Và Những Công Dụng Bất Ngờ Của Nó! - IGiaDinh.Com

Nội dung tóm tắt

  • 1. Bã đậu nành
    • 1.1. Bã đậu nành là gì?
    • 1.2. Giá trị dinh dưỡng của bã đậu nành
  • 2. Công dụng
    • 2.1. Nguồn cung cấp khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng
    • 2.2. Cải thiện tiêu hóa
    • 2.3. Giảm béo hiệu quả
    • 2.4. Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch
    • 2.5. Làm đẹp
    • 2.6. Làm món ăn
    • 2.7. Công dụng khác

Bã đậu nành – một trong những phần còn lại sau quá trình chế biến sữa đậu nành, đậu phụ và nhiều sản phẩm đậu nành khác. Trong bã đậu nành còn chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, sinh lý và sắc đẹp của chị em phụ nữ.

1. Bã đậu nành

1.1. Bã đậu nành là gì?

Bã đậu nành là phần không hòa tan của hạt đậu nành với nước trong quá trình sản xuất và chế biến sữa đậu nành hoặc đậu phụ. Phần bã còn lại có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt, rất mịn.

Bã Đậu NànhBã đậu nành là phần không hòa tan của hạt đậu nành trong quá trình chế biến sữa đậu nành

Có nhiều người nghĩ rằng bã đậu đã bị “vắt kiệt” chất dinh dưỡng và không nên sử dụng nữa. Tuy nhiên, bên trong nó vẫn chứa rất nhiều dưỡng chất hữu ích với sức khỏe của chúng ta.

1.2. Giá trị dinh dưỡng của bã đậu nành

Trong bã đậu nành còn chứa nhiều chất xơ (fiber), chất đạm (protein) cùng các khoáng chất như calcium, potassium, …

Giàu Chất Xơ (High Fiber):

Mỗi 100 grams bã đậu nành chứa đến 11 grams chất xơ, nhiều hơn so với các loại thực phẩm khác. Chất xơ chứa không hòa tan trong nước, vì thế chất xơ giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong thành ruột, ngăn ngừa việc ứ đọng mỡ thừa trong cơ thể, tránh bị táo bón và còn có thể giúp phòng ngừa ung thư ruột.

Năng Lượng Thấp (Low Calories):

Bã đậu nành nhiều chất xơ nhưng lại tạo ra ít năng lượng, nên nếu dùng thường xuyên sẽ giúp cắt giảm bớt lượng calories dư thừa, hỗ trợ tốt cho chế độ ăn để giữ dáng hoặc giảm cân.

Giàu Chất Dinh Dưỡng, Sinh Tố và Khoáng Chất:

Bã đậu nành còn chứa nhiều chất đạm, calcium, potassium, carbohydrate, … 100 grams bã đậu chứa 81 milligrams calcium, 350 milligrams potassium, khoảng 14 grams carbohydrate (tinh bột), và khoảng 6 grams chất đạm thực vật.

Lợi Khuẩn Đường RuộtCung cấp một số lợi khuẩn đường ruột, tốt cho việc tiêu hóa

Carbohydrate sẽ cung cấp một số bacteria (lợi khuẩn đường ruột) rất tốt cho việc tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất trong ruột. Bã đậu nành còn chứa một số hợp chất như Vitamin E, K, B1, B2, … cung cấp thêm folic acid cùng một số khoáng chất khác như zinc, magnesium, iron, phosphorus, copper, và sodium.

Không Chứa Cholesterol (Cholesterol Free):

Bã đậu nành không chứa cholesterol nên rất tốt với những người bị bệnh cao huyết áp (high blood pressure) và mỡ máu cao (bad cholesterol levels).

Không Chứa Gluten (Gluten Free):

Bã đậu nành không chứa gluten nên còn được dùng trong các món bánh, món ăn dành cho người ăn kiêng. Nó được dùng để thay thế cho bột mì trong các món bánh cookies và nutritional bars (Thanh dinh dưỡng – là một loại đồ ăn nhanh với đầy đủ chất dinh dưỡng cho các vận động viên và những người đi đường dài).

2. Công dụng

2.1. Nguồn cung cấp khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng

Bã đậu nành chứa nhiều chất đạm, canxi, kali, tinh bột,… Cứ 100gram bã đậu lại chứa 81mg calcium, 350mg potassium, khoảng 14gram carbohydrate và khoảng 17gram chất đạm thực vật.

Nó còn chứa một số sinh tố như vitamin E, K, B1, B2. Ngoài ra nó còn cung cấp thêm folic acid cùng một số khoáng chất khác như kẽm, magiê, sắt, phốt pho, đồng, và muối natri.

Khoáng ChấtCung cấp một số khoáng chất khác như kẽm, magiê, sắt, phốt pho, đồng, và muối natri

2.2. Cải thiện tiêu hóa

Trong mỗi 100g bã đậu nành có chứa tới 12g chất xơ, lượng chất xơ này còn nhiều hơn cả rau xanh.

Đặc biệt, chất xơ của bã đậu không hòa tan trong nước nên giúp loại bỏ độc tố tích tụ trong ruột dễ dàng, ngăn ngừa quá trình hình thành mỡ thừa trong cơ thể, phòng ngừa bệnh ung thư ruột, giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón tối đa đấy.

2.3. Giảm béo hiệu quả

Với lượng chất xơ nhiều, bã đậu nành rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngoài ra nó còn không chứa cholesterol, tạo ra ít năng lượng nên sử dụng thường xuyên các sản phẩm làm từ bã đậu nành sẽ giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng hiệu quả bạn nhé.

Giảm CânChế biến bã đậu nành thành các món ăn giảm cân

Để giảm cân bạn chế biến bã đậu nành thành các món ăn dùng hằng ngày, kết hợp nấu với nhiều rau củ như cà rốt, rau xanh, giá đỗ… giúp món ăn có hương vị ngon, bã đậu nhiều chất xơ sẽ làm bạn nhanh no và chỉ sau khoảng 2 tuần bạn sẽ thấy thân hình của mình thon gọn ngay.

2.4. Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch

Do không chứa cholesterolchứa nhiều chất xơ, khoáng chất kẽm, sắt, magiê, phốt pho, đồng, vitamin nhóm B, E, K, carbohydrate, chất đạm, canxi,… nên giúp tăng cường sức khỏe, tốt cho hệ tim mạch, rất hữu ích với người bị bệnh mỡ trong máu cao, mắc bệnh cao huyết áp.

2.5. Làm đẹp

Chứa nhiều dưỡng chất, bã đậu nành còn là nguồn nguyên liệu làm đẹp tự nhiên, rẻ tiền được nhiều chị em yêu thích.

Chăm sử dụng bã đậu nành nguyên chất hoặc trộn với ít mật ong để làm mặt nạ dưỡng da (đắp bã đậu nành lên mặt trong 15 – 20 phút, chờ bã đậu khô lại thì lột bã đậu ra và rửa sạch mặt, 1 tuần đắp 1 – 2 lần), rửa mặt hằng ngày (kết hợp massage đều để dưỡng chất thấm sâu vào da), sẽ giúp cấp ẩm, làm mờ vết thâm nám, trị mụn, cho làn da của bạn sẽ trở lên săn chắc, mịn màng, trắng đẹp hơn.

Mặt NạSử dụng làm mặt nạ, giúp da mịn màng, săn chắc

2.6. Làm món ăn

Sau khi làm sữa đậu nành, đậu hũ, bạn sẽ còn lại phần bã đậu, đừng vội vứt đi, bởi phần bã đậu này là nguồn nguyên liệu làm các món ăn chay cực bổ dưỡng, thơm ngon, rất được người ăn chay yêu thích sử dụng đấy.

Bạn có thể làm nhiều món ngon như món bò lá lốt cuốn bã đậu nành, bánh bã đậu nành chiên giòn, bã đậu nành xào giá đỗ…

2.7. Công dụng khác

Những người nông dân châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã dùng bã đậu nành để làm thức ăn cho gia súc, phân bón hoặc phân ủ tự nhiên cho cây trồng (do trong bã đậu nành có nhiều Nitơ tốt cho sự phát triển của cây lại không gây hại cho môi trường).

Ở các vùng nông thôn, người ta thường cho vào thùng trộn phân hoặc đào hố, lấp đất để ủ bã đậu nành cho đến khi hoàn thành quá trình tự phân hủy thì có thể bón phân cho cây. Một cách khác được những người nông dân áp dụng là ngâm bã đậu nành với nước qua một ngày rồi đem tưới cho cây.

Xem thêm: Một số món ăn làm từ bã đậu nành

Đánh post giá

Từ khóa » đắp Bã đậu Nành Có Tác Dụng Gì