BA HỒN BẢY VÍA. TAM HỒN THẤT PHÁCH 三魂七魄

Trang

  • Trang chủ
  • Trang Gia phả 1
  • Trang Gia phả 2
  • Trang Gia phả 3
  • Trang Gia phả 4
  • Trang Gia phả 5
  • Trang Gia phả 6
  • Phụ lục 1
  • Phụ lục 2
  • Phụ lục 3
  • Phụ lục 4
  • Phụ lục 5
  • Phụ lục 6
  • Cội nguồn-Liên kết
  • Liên hệ

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

BA HỒN BẢY VÍA. TAM HỒN THẤT PHÁCH 三魂七魄

Dân gian xưa thường quan niệm con người có 3 hồn 7 phách (bảy vía). Cổ nhân thường nói nếu con người mất đi hồn phách thì người ta chỉ là một cái xác không hồn. Vậy 3 hồn 7 vía rốt cuộc là gì? Có rất nhiều cách lí giải về: Ba hồn bảy vía, theo các cách khác nhau, nhưng đại thể như sau: -Ba hồn gồm: Thai quang: đặc trưng cho Sinh mệnh Sảng linh: đăc trưng cho Trí lực U tinh: đặc trưng cho tính cách -Bảy vía gồm Thi cẩu; Phục thỉ; Tước âm; Thôn tặc; Phi độc; Trừ uế, Xú phế. Bảy vía đảm nhiệm việc điều tiết cơ thể con người và có các vai trò khác nhau như: Hô hấp, Tuần hoàn, Vận động, Tiêu hóa, Chống-Tiêu độc, Sinh sản, Bài tiết... Tham khảo bài viết của Thế giới vô hình: Ba hồn là gì? Người xưa quan niệm, con người gồm có phần thể xác và linh hồn. Người ta sở dĩ nói năng, đi lại, sinh hoạt được là nhờ linh hồn trú ngụ ở thể xác (nếu không thể xác đó có thể chỉ là một tảng thịt không hồn phách). Khi chết đi, linh hồn rời bỏ thân xác thịt. Thể xác nát vữa, còn linh hồn thì bất tử. Nguyễn Du trong Truyện Kiều viết: “Kiều rằng: Những đấng tài hoa Thác là thể phách, còn là tinh anh” Thể phách chính là thân xác thịt, tinh anh chính là linh hồn. Thực ra, quan niệm “3 hồn 7 vía” có nguồn gốc từ Đạo giáo. Họ cho rằng con người sống được là nhờ “tam hồn thất phách” này điều chỉnh mọi hoạt động và tư duy. Vụ Thành Tử trong “Thái Vi Linh Thư” viết : “Người ta có ba hồn lần lượt là Sảng Linh, Thai Quang, và U Tinh“. Ba hồn này chính là 3 bộ phận tổ hợp thành thần khí của con người. Người ta mất đi một hồn hoặc hai hồn thì vẫn còn có thể sống sót. Nhưng nếu đã mất đi ba hồn thì sẽ trở thành một cái xác không hồn, sống đời thực vật. Trước đây, căn cứ để đánh giá một người còn sống hay đã chết là kiểm tra xem tim còn đập hay không hoặc còn thở hay không. Tuy nhiên sau đó có rất nhiều trường hợp lạ kỳ xảy ra, tim không đập, cũng không còn hơi thở nhưng sau đó vẫn có thể sống lại mạnh khỏe. Vậy nên, sau này người ta cho rằng chỉ khi não bộ con người bị chết thì người ấy mới được xem là đã tử vong. Thế nhưng có rất nhiều bệnh nhân đã bị chết não, trở thành người thực vật lại được các bác sĩ Trung y cứu sống. Bởi vậy con người hiện đại quả thực không biết làm cách nào để phán đoán một người còn sống hay đã chết. Có khi dù thân xác vẫn sống, vẫn có thể cử động, vẫn có thể ăn uống nhưng thực sự người ta đã chết rồi. Thai Quang là một trong ba hồn quan trọng nhất của con người. Nếu một sinh mệnh không còn Thai Quang thì người đó quả thật đã chết. Có câu chuyện kể rằng, một thầy thuốc Trung y khám bệnh cho vị giám đốc nọ. Sau khi bắt mạch và thăm khám liền nói: “Ông hãy về nhà chuẩn bị hậu sự đi thôi“. Vị giám đốc nọ nghe thấy hầm hầm tức giận nói: “Ông bị điên à. Nếu y thuật của ông cao siêu đến vậy hãy nói thử xem tôi chết vào ngày nào?“. Sau khi thầy thuốc phán ngày tháng cụ thể, vị giám đốc liền nói: “Tới ngày đó tôi sẽ làm mấy bàn tiệc tại tiệm cơm Vương Phủ Tỉnh mời ông ăn“. Hai cô con dâu của vị thầy thuốc cũng tốt nghiệp trường Trung y thấy cha nói vậy thì ngại ngần vội vàng giải thích: “Cha tôi già rồi nên phán đoán lẩm cẩm, ông đừng để ý lời ông ấy làm gì”. Cho tới khi vị giám đốc nọ đứng dậy trả tiền đi về, thầy thuốc Trung y vẫn khẳng định: “Tôi không lấy tiền của người sắp chết”. Và quả nhiên, vị giám đốc thực sự đã không sống qua khỏi ngày mà thầy thuốc đoán trước. Các thầy thuốc Trung y cổ đại thường có kiến thức uyên thâm về cả nhân tướng học. Họ chỉ cần xem phần “Thần”, chính là Thai Quang, của người ta có còn hay không là biết được sinh tử. Hồn thứ hai gọi là Sảng linh. Trên thế giới có rất nhiều người sở hữu khả năng tính nhẩm siêu hạng. Lại có những những người có thể nói chính xác thứ của một ngày bất kỳ mà bạn yêu cầu. Điều này không dùng logic tính ra được, đó là một bản năng thiên phú. Sảng linh quyết định trí lực, trí tuệ cũng như phản ứng nhanh chậm của con người. Sảng linh chính là một bộ phận của hồn người. Vì thế Khổng Tử nói: “Sinh ra đã biết là đệ nhất, học rồi mới biết chỉ là đệ nhị”. Nhiều người bị thiểu năng trí tuệ, chính là Sảng linh đã bị mất. Hồn thứ ba gọi là U tinh. Nó quyết định tính cách của một người, cũng quyết định việc trong tương lai họ sẽ yêu thương ai. Người ta thường nói “bị ai đó lấy mất hồn”, “tinh thần chán nản”, “hồn xiêu phách tán”… Hồn mà họ ám chỉ ở đây chính là U tinh. Rất nhiều người sau khi thất tình đau khổ tột cùng, nhìn ai cũng không thấy thuận mắt, không muốn gắn bó nữa. Đó là bởi vì U tinh tiêu mất rồi, chính là đã hao tổn, kiệt quệ tinh thần. Vậy khi người ta đi ngủ, những hồn này sẽ ở vào trạng thái nào? Thai quang vốn dĩ chiếu sáng toàn thân nhưng lúc này ánh sáng bắt đầu giảm tối đi, người ta sẽ tiến vào giấc ngủ. Nhưng “phách” của họ vẫn hoạt động. Người xưa nói, gan tàng hồn, phổi tàng phách. Khi người ta chết, phách sẽ rời khỏi thân thể. Vậy phách từ đâu rời khỏi thân thể? Trung y cho rằng thân thể có một cánh cửa, gọi là phách môn, nó là cửa mà phách sẽ rời khỏi thân thể người. Phách môn cũng chính là hậu môn. Bởi thế thời xưa khi cấp cứu người sắp chết thì việc đầu tiên là phải bịt hậu môn lại. Thất phách là gì? Đạo giáo quan niệm, thất phách (7 vía) của người ta bao gồm: Thi Cẩu, Phục Thỉ, Tước Âm, Thôn Tặc, Phi Độc, Trừ Uế và Xú Phế. Người Việt thì có cho rằng: Nam có 7 vía, nữ có 9 vía. Điều này có thể xuất phát từ quan niệm thân thể người nam có “thất khiếu” (7 lỗ) còn người nữ thì có “cửu khiếu” (9 lỗ). Thất phách này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết cơ thể con người. Mỗi phách lại đảm đương một nhiệm vụ khác nhau như: hô hấp, tiêu hóa, sinh sản, nhịp tim… Sách “Xuân vũ dật thưởng” chép rằng, khi mới sinh ra, người ta sống được 7 ngày gọi là Lạp (còn gọi là Cữ), lúc ấy mới có 1 vía. Sau 49 ngày thì đứa trẻ mới có đủ 7 vía thành người. Tiếp đó, sau 100 ngày thì đứa trẻ tròn 1 tuổi (nghĩa là cộng cả 9 tháng thai nhi trong bụng mẹ). Bé trai đủ 7 ngày, gái 9 ngày gọi là đầy Cữ. Còn trong “Vân đài loại ngữ”, Lê Quý Đôn cũng viết: “Tục nước ta sinh con được 3 ngày thì chỉ làm vài mâm cỗ cúng Thuần Dưỡng Bà. Đến ngày thứ 7, thứ 9, đầy 100 ngày thì làm lễ cáo gia tiên, yến tiệc linh đình”. Sau khi người ta chết, cứ 7 ngày là 1 kỳ tang, mất đi 1 vía. Sau bảy lần cúng kỳ tang thì cúng tuần Chung thất, tức là hết vía (49 ngày). Sau 100 ngày là cúng Tốt khốc (thôi khóc). Theo quan niệm dân gian, sau 100 ngày, hồn vía người ta đã hoàn toàn thoát ly khỏi thân xác thịt, đã chết thực sự. Khi ấy, người nhà chỉ còn niệm tưởng thương nhớ người đã mất trong lòng mà không khóc nữa. Lễ cúng ngoài mâm cơm chay mặn thông thường, còn cần đèn nhang, bông trái, trà nước. Ngày giỗ đầu gọi là lễ Tiểu tường, giỗ thứ hai là lễ Đại tường. Từ đó về sau, người ta chỉ còn cúng người đã mất vào dịp giỗ và Tết. Trong quan niệm của nhà Phật, vong hồn người chết phải qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày rồi mới được siêu thoát. Tục gọi hồn Khi hồn vía người ta xuất ra khỏi thân xác thịt thì coi như họ đã chết. Một khi đã xuất ra thì không thể quay trở lại. Nhưng cũng có những trường hợp hết sức đặc biệt. Vì một lý do nào đó, hồn vía người ta vẫn có thể nhập trở về thân thể. Bởi vậy, người Việt thường có tục lệ gọi hồn. Dân gian quan niệm, khi ốm nặng hoặc bất tỉnh, trải qua một chấn động khủng khiếp nào đó thì người ta sẽ “mất vía”, hồn phách đột ngột tách ly khỏi thân thể. Đó là tình huống mà người ta vẫn gọi là “hồn xiêu phách tán”. Thân thể người ta sẽ cứng đờ, hai mắt thất thần, đồng tử không động đậy, mồm miệng há hốc hoặc ngậm cứng, đồng thời hơi thở rất yếu, tai ù điếc không nghe thấy âm thanh. Để hoàn lại sự sống cho họ, buộc phải có nghi thức gọi hồn. Người nhà thường trèo lên mái nhà hoặc chạy ra ngã ba đường, vừa đi về vừa gọi hồn vía người bị nạn để mong họ có thể trở lại. Câu gọi hồn quen thuộc là: “Bớ ba hồn bảy vía ông… ở đâu thì về với con cháu“. Ở một số trường hợp, cách gọi hồn này tỏ ra khá linh nghiệm. Người đang bất tỉnh nhân sự, mất ý thức có thể dần dần hồi lại, tất nhiên phải kèm theo một số biện pháp chăm sóc y tế đặc biệt khác. Vụ Thành Tử viết trong Thái Vi Linh Thư về thuật hoàn phách như sau: “Vào nửa đêm các ngày mồng một và rằm của mỗi tháng, 7 phách lêu lổng bên ngoài thân ta, chơi bời với bọn quỷ mị. Cách kiểm soát, chế ngự và gọi phách về (hoàn phách) là vào những đêm đó phải nằm ngửa, duỗi chân, hai bàn tay che bít hai lỗ tai và để các ngón tay tiếp xúc với gáy, bế hơi thở 7 lần, gõ răng vào nhau 7 lần, tập trung tư tưởng vào đầu mũi. Luồng khí trắng lớn bằng hạt đậu nhỏ, rồi lớn dần dần che kín thân thể trên dưới 9 lần. Khí này bỗng nhiên biến thành 2 con rồng xanh ở 2 mắt và hai cọp trắng ở 2 lỗ mũi, tất cả đều hướng ra ngoài, lại biến thành con chim đỏ ở trên tim hướng ra ngoài cửa miệng người ta“. Sự sống sau cái chết là điều đã được khoa học hiện đại thừa nhận từ lâu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thuyết vô Thần, người ta vẫn còn gặp trở ngại trong việc chứng thực sự thực đó. Phật gia quan niệm rằng, sau khi chết, người ta đích thực chỉ mất đi phần xác thịt tức là “thể phách”, còn linh hồn, phần “tinh anh” thì mãi trường tồn, lại đi qua kiếp luân hồi để tái tạo sự sống ở kiếp sau. Đi sang kiếp sau, linh hồn ấy vẫn mang đầy đủ nợ nghiệp và phúc báo ở kiếp trước. Bởi vậy, nếu muốn có được phúc báo thì phải biết gây thiện, tránh ác, tu sửa tâm tính, sống thanh bạch, trung thực ở ngay trong đời này. Kiên Định – Văn Nhược Tham khảo bài viết trên trang Mao Sơn Tróc Quỷ Nhân: TAM HỒN THẤT PHÁCH Hồn: Người xưa chỉ đó là tinh thần có thể rời khỏi nhân thể; Phách: ý chỉ tinh thần phụ thuộc hình thể mà hiển hiện. Đạo gia nói, từ hồn phách là do "Tam hồn thất phách" tạo thành, khoa học vẫn chưa có cách nào chứng minh được lời các tông giáo nói rằng hồn phách có thể ly thể hoặc luân hồi, có thể tạo hợp có chính xác hay không. Tam hồn (ba hồn): 1. Đạo gia cho rằng con người có ba hồn: Một là thai quang, hai là sảng linh, ba là u tinh, (Theo Vân Cấp Thất Thiêm - quyển 54)., Đan Đỉnh phái xưng là "Nguyên Thần, Dương thần và Âm thần", ba hồn sinh tồn với tinh thần bên trong, người sau khi chết, hồn đi ba ngã. Một là Thai quang, Thái Thanh dương hòa chi khí, thuộc về trời; hai là Sảng linh, âm khí chi biến, thuộc về ngũ hành; ba tên là U tinh, âm khí chi tạp, thuộc về đất. Thai quang chủ sinh mệnh, ở lâu trên thân người có thể làm thần thanh khí sảng, ích thọ duyên niên; bắt nguồn từ mẫu thể. Sảng linh chủ tài lộc, có thể làm minh khí chế dương, khiến người cơ mưu vạn vật, lao dịch bách thần, sinh họa nhược hại; quyết định trí tuệ, năng lực, bắt nguồn từ phụ thể. U tinh chủ tai suy (các bậc tai họa), khiến người háo sắc thèm dục, chìm trong ý nghĩ dâm loạn, hao tổn tinh hoa, thần khí thiếu khuyết, thận khí không đủ, tính khí ngũ mạch không thông, sớm tối như thi thể; khống chế tuyến sinh dục nhân thể, chủ trì giới tính. Bởi vậy, dưỡng sinh tu đạo phải kiểm soát U tinh, bảo dưỡng dương hòa chi khí. Ba hồn hiện lên màu đỏ, hình người. Ba hồn, một thường cư ở cung túc, một ở Ngũ nhạc địa phủ, một ở thủy phủ. Ba hồn có liên quan tới thức thần, nguyên thần, dục thần. Sảng linh cùng thức thần chưởng quản sự thông minh, trí tuệ. U tinh chưởng quản tình ái, cũng giống như dục thần. Thiên Hồn quy thiên đường, đến không gian thiên lộ. Bởi vì Thiên Hồn chỉ là lương tri nên cũng bất sinh bất diệt "Vô cực", mà vì có liên quan đến nhân quả nhục thể cho nên không thể quy tông nguyên địa, đành phải ký thác ở thiên lộ, tạm bị "giam giữ" thay chủ thần, gọi là vào "Thiên lao" . Địa Hồn quy địa phủ, đến Địa Ngục, bởi vì Địa Hồn chịu hết thảy nhân quả báo ứng của chủ hồn, cũng có thể sai khiến nhục thân tại thế làm điều thiện ác, cho nên sau khi nhục thân tử vong, Địa Hồn lại tiến vào nơi nhân quả thị phi nhất. Nhân Hồn thì quanh quẩn ở mộ địa, bởi vì Nhân Hồn vốn là "Tổ đức" của lịch đại dòng họ lưu truyền cho nhục thân. Lấy phách lực của bảy phách tại thân mang theo những đức tính tốt đẹp, sau khi tử vong sẽ ở lại mộ địa với thần chủ, mãi cho tới khi được vào nhân lộ. Bao giờ đến lúc "luân hồi", ba hồn mới có thể đoàn tụ với nhau. Mà ba hồn có căn là "Chân như" (sinh mệnh thực tướng), ba hồn là một loại năng lượng hình thái do "Chân như động niệm" sinh ra đồng thời hấp thụ linh chất, thuộc về "Linh giới". Tín ngưỡng dân gian còn nhắc về ba hồn với: Sinh hồn (tượng hồn): Chủ tể của sự sống, đại biểu cho nguồn sinh mệnh, có thể tùy hoàn cảnh sinh ra phản ứng, thực vật chỉ có sinh hồn. Giác hồn (thức hồn): Chủ tể của ý thức, đại biểu cho bản thân, có thể suy nghĩ, cảm thụ và ký ức, động vật có sinh hồn và giác hồn. Linh hồn (chủ hồn): Chủ tể của linh tính, đại biểu cho trí tuệ, có thể phân biệt thiện ác, thông hiểu vạn vật, tình cảm, chỉ có người mới có đầy đủ sinh hồn, giác hồn, linh hồn. Linh hồn nếu có "tật", người sẽ si ngốc. Cảm hồn nếu có "tật", người sẽ nổi điên, thần kinh tán loạn, không biết xấu hổ, dễ dàng có hành động loạn luân. Sinh hồn nếu có "tật", người sẽ dễ dàng sinh bệnh. Người sau khi chết, sinh hồn sẽ bị diệt, linh hồn theo nhân quả tuần hoàn tiến vào lục đạo luân hồi. Nếu như có thiện nghiệp lớn hơn ác nghiệp sẽ đầu thai đến thiên giới hoặc nhân giới. Linh hồn đến thiên giới sẽ cùng giác hồn hợp nhất, đến nhân giới thì giác hồn cũ sẽ bị diệt, lại tân sinh một giác hồn mới đầu thai làm người. Nếu như ác nghiệp lớn hơn thiện nghiệp thì sẽ đến địa ngục, linh hồn sẽ ở tại địa ngục thụ hình chịu khổ, chỉ có ngày rằm tháng bảy âm lịch mới có thể về lại nhân gian. Mãi cho đến khi linh hồn thụ hình xong đầu thai nhân lộ (đường người hoặc đường súc sinh) thì giác hồn mới bị diệt. Giác hồn lưu lại nhân gian vì chủ thần để cho người sống cúng bái, có khi lang thang quanh mộ. Người có cúng bái sẽ không dễ bị giác hồn chọc ghẹo, người không có cúng bái dễ bị cô hồn trêu đùa. Bảy phách: Bảy phách bao gồm Thi Cẩu, Phục Thỉ, Tước Âm, Thôn Tặc, Phi Độc, Trừ Uế, Xú Phế, chứa đựng hỉ, nộ, ái, ố, đau, sợ, dục, sinh tồn cùng với vật chất bên trong. Người qua đời, bảy phách biến mất. Về sau lại sinh ra theo nhục thân mới, thuộc về "thế giới vật chất dương gian". Bảy phách là máu trong thân người, được chia thành từng loại. Thứ nhất là huyết nhãn (máu mắt), huyết nhãn có vị "chát". Thứ hai là huyết nhĩ (máu lỗ tai), huyết nhĩ có vị "lạnh" mà không dễ "đông đặc". Thứ ba là huyết tị (máu mũi), huyết tị có vị "mặn". Thứ tư là huyết thiệt (máu lưỡi), huyết thiệt có vị "ngọt". Thứ năm là huyết thân (máu thân thể), huyết thân là máu "nóng", dễ "đông đặc". Năm vị trí đầu này theo thứ tự là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, gọi là "ngũ căn". Máu bên ngoài "Ngũ căn" chính là máu nội tạng bên ngoài. Mà nội tạng chúng ta có nội tạng đỏ và nội tạng trắng, nội tạng đỏ là tim, phổi, gan…các loại. Nội tạng trắng là dạ dày, ruột non, đại tràng v.v… Máu nội tạng đỏ có mùi "tanh", máu nội tạng trắng có mùi "thối". Bảy phách quản lý mệnh hồn, tính mạng con người là từ mệnh hồn trụ thai mà sinh ra. Sau khi mệnh hồn trụ thai, đem năng lượng phân bố tại bảy Luân mạch trên cơ thể con người, hình thành nên bảy phách. Phách của mỗi người sở hữu là khác nhau, là duy nhất, cho nên sau khi người mất, phách cũng tán theo, mệnh hồn tự động rời đi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

GIỚI THIỆU VỀ DÒNG HỌ

Ảnh của tôi Họ Cao Trần Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định, Vietnam Dòng tộc Cao Trần, Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định là chi nhánh dòng Tộc Trần Nguyên Hãn, họ Trần Việt Nam Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

TỪ ĐƯỜNG DÒNG HỌ CAO TRẦN

TỪ ĐƯỜNG DÒNG HỌ CAO TRẦN Hình ảnh trường tồn, niềm tự hào của các thế hệ con cháu trong dòng tộc

LĂNG HỌ CẢ

LĂNG HỌ CẢ Lăng mộ nơi yên nghỉ của các Tổ từ đời thứ 2 đến đời thứ 6 của dòng họ Cao Trần, tại Nghĩa Trang Bách Linh Giao Tiến

CAO TRẦN TỘC ẤT PHÁI

CAO TRẦN TỘC ẤT PHÁI Cổng tam quan và Từ đường Phái tổ Cao Đức Mậu

HOẠT TẾ LĂNG

HOẠT TẾ LĂNG Lăng Chi 3, Phái Thứ Cành Cả. Nơi yên nghỉ của các Tổ đời thứ 8 và 9, các cụ đời thứ 10 và 11, các ông bà đời thứ 12 của Chi tổ Cao Đức Thiệm

TỔNG SỐ LƯỢT TRUY CẬP

CÁC TRANG LIÊN KẾT

  • FACEBOOK: HỌ CAO TRẦN
  • DÒNG HỌ TRẦN NGUYÊN HÃN
  • TUẤN CÔNG THƯ PHÒNG
  • CÔNG TY ÔNG CAO VĂN HỒNG
  • VĂN NGHỆ NAM ĐỊNH
  • GIA PHẢ HỌ LÃ CAO
  • LUCBAT.COM
  • VĂN HÓA DÒNG HỌ
  • HOÀNH NHA GIAO TIẾN
  • GIA PHẢ VIỆT NAM
  • PHẢ HỆ̣
  • THÔNG TIN CÁC DÒNG HỌ

Bài đăng được nhiều người đọc

  • TÌM NGUỒN GỐC DÒNG HỌ TRẦN CÔNG Trần Công Dương Kính gửi ban biên tập dòng họ Cao Trần Nha Chử. Cháu xin giới thiệu: Tên cháu là Trần Dương (tên trong họ là ...
  • SƯU TẦM CÂU ĐỐI HÁN NÔM SƯU TẦM CÂU ĐỐI CỦA GS VŨ KHIÊU Một số câu đối viết cho họ Vũ Hồn làng Mộ Trạch Hải Dương     Đôi câu đối viết ở cổng tam quan ...
  • TRÍCH GIA PHẢ DÒNG HỌ TRẦN NGUYÊN HÃN - NGHỆ AN   ĐỆ NHẤT THẾ TỔ TẢ TƯỚNG QUỐC TRẦN NGUYÊN HÃN   (Đời thứ 12 của dòng họ Trần ở Việt Nam) Trần Nguyên Hãn, sinh ngày: 1- 2 1390 ...
  • THƯ MỜI ĐĂNG KÍ NHẬN VÀ TÀI TRỢ GIA PHẢ HỌ CAO TRẦN Được phép của cụ Trưởng ban lễ tiết, Ban biên tập Gia phả Họ Cao Trần Giao Tiến đã tổ chức biên soạn, rà soát, hiệu chỉnh thông tin sử phả...
  • GIA PHẢ HỌ CAO TRẦN GIAO TIẾN 2018 Trang bìa cuốn Gia phả 2018 Từ năm 2012 ông Cao Quốc Sủng   (đời thứ 12, Ất phái cành Cả) đã sưu tầm, đối chiếu các văn bản tài liệu, ...
  • BÀI PHÁT BIỂU LỄ DÂNG GIA PHẢ HỌ CAO TRẦN NĂM 2018 CAO TRẦN HỒNG Hình ảnh Dâng gia phả họ Cao Trần , Lễ giỗ Thái Tổ, 18 tháng Giêng năm Mậu Tuất 2018 Kính lạy Anh linh Tiên Tổ họ Cao...
  • BIẾU GIA PHẢ HỌ CAO TRẦN TẠI NHÀ THỜ PHÁI TỔ ĐỨC TUẤN (BÍNH PHÁI) NGỰ TẠI THÔN DUY TẮC XÃ GIAO TÂN   Cao Xuân Thiện Từ đời thứ 5 tổ Bá Tuân cành Cả họ Cao Trần sinh được 6 ông con trai. Dòng họ đã có thêm đông con cháu. Phần điền được quân...
  • ÔNG CAO TRẦN UY TÍN, TẤM LÒNG TRỌNG NGHĨA LUÔN HƯỚNG VỀ CỘI NGUỒN. Cao Xuân Thiện Nguồn cổng thông tin dòng họ Trần Nguyên Hãn. Ông Cao Trần Uy Tín, tự Trọng Nghĩa hiệu Liêm Chính, sinh ngày 15 tháng ...
  • NHỮNG NHÂN VẬT ĐÃ TỪNG VU CÁO TRẦN NGUYÊN HÃN TRONG LỊCH SỬ   Trần Phước Bình ĐVSKTT, Ngô Sĩ Liên viết về Trần Nguyên Hãn từ nguồn thực lục như sau: “Giáp Dần, Thiệu Bình năm thứ 1 (1434) tháng 2, … Đ...
  • MONG BỔ SUNG THÔNG TIN GIA PHẢ TỪ MỘT BỘ BÀI VỊ  Cao Xuân Thiện Nhân dịp giỗ Thái Tôn, ngày mùng Bốn tháng Mười năm Tân Sửu (tức ngày 8/11/2021), các chi phái cùng đại diện các thế hệ co...

BÀI ĐĂNG

  • ▼  2020 (24)
    • ▼  07/05 - 07/12 (2)
      • BA HỒN BẢY VÍA. TAM HỒN THẤT PHÁCH 三魂七魄
      • TIẾNG VIỆT KỲ DIỆU: Hành trình từ chữ Nho, chữ Nôm...

Từ khóa » Truyện Tìm Kiếm Ba Hồn Bảy Phách