Ba Nguồn Gốc Và Ba Bộ Phận Cấu Thành Chủ Nghĩa Mác

V.I.Lenin

Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác

Tác giả: V.I.Lênin Nguồn: Nhà xuất bản Sự Thật HTML Markup: Lê Hoàng Anh

Trong toàn thế giới văn minh, học thuyết của Mác đã gây ra sự thù địch mạnh nhất và lòng căm thù lớn nhất của toàn bộ khoa học tư sản (cả của giới quan phương lẫn của phái tự do), là khoa học xem chủ nghĩa Mác như một loại "tông phái có hại". Không thể trông mong có một thái độ nào khác thế được, vì trong một xã hội xây trên đấu tranh giai cấp thì không thể có một khoa học xã hội "vô tư" được. Bằng cách này hay cách khác, toàn bộ khoa học của giới quan phương và của phái tự do đều bênh vực chế độ nô lệ làm thuê, còn chủ nghĩa Mác thì tuyên chiến quyết liệt với chế độ nô lệ ấy. Mong đợi có một khoa học vô tư trong một xã hội xây dựng trên chế độ nô lệ làm thuê là một sự khờ dại ngây thơ không khác gì mong đợi các chủ xưởng tỏ ra vô tư trong vấn đề xem có nên bớt lợi nhuận của tư bản để tăng tiền công cho công nhân không.

Nhưng chưa phải thế là hết. Lịch sử triết học và lịch sử khoa học xã hội chỉ ra một cách hoàn toàn rõ rằng chủ nghĩa Mác không có gì là giống "chủ nghĩa tông phái", hiểu theo nghĩa là một học thuyết đóng kín và cứng nhắc, nảy sinh ở ngoài con đường phát triển vĩ đại của văn minh thế giới. Trái lại, tất cả thiên tài của Mác chính là ở chỗ đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra. Học thuyết của ông ra đời thành sự thừa kế thẳng và trực tiếp học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất cho triết học, chính trị kinh tế học và chủ nghĩa xã hội.

Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó chính xác, nó hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp cho người ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thoả hiệp với bất cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ áp bức của giai cấp tư sản. Nó là kẻ thừa kế chính đánh nhất của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loài người đã sáng tạo ra hồi thế kỷ XIX: triết học Đức, chính trị kinh tế học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp.

Chúng tôi sẽ nói vắn tắt về ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành đó của chủ nghĩa Mác.

I

Triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật. Trong suốt toàn bộ lịch sử hiện đại của châu ¢u và nhất là vào cuối thế kỷ XVIII, ở nước Pháp, nơi đã diễn ra một cuộc quyết chiến chống tất cả những rác rưởi của thời trung cổ, chống chế độ nông nô trong các thiết chế và trong những tư tưởng thì chủ nghĩa duy vật là triết học duy nhất triệt để, trung thành với tất cả mọi học thuyết của khoa học tự nhiên, thù địch với mê tín, với thói đạo đức giả v.v.. Cho nên, những kẻ thù của phái dân chủ hết sức tìm cách "bác bỏ", phá hoại, vu cáo chủ nghĩa duy vật và bên vực các loại chủ nghĩa duy tâm triết học là chủ nghĩa mà bằng cách này hay cách khác, rút cuộc lại đều luôn luôn bênh vực hay ủng hộ tôn giáo.

Mác và ¡ng-ghen kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa duy vật triết học và đã nhiều lần vạch rõ rằng mọi khuynh hướng ly khai cơ sở ấy là hết sức sai lầm. Quan điểm của hai ông được trình bày rõ rệt nhất và tỉ mỉ nhất trong những tác phẩm của ¡ng-ghen: "Lút-vích Phơ-bách" và "Chống Đuy-rinh", những sách này cũng như "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", đều là những sách gối đầu giường của mọi công nhân giác ngộ.

Nhưng Mác không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỷ XVIII, ông đẩy triết học tiến lên nữa. ¤ng làm cho triết học trở nên phong phú bằng những thành quả của triết học cổ điển Đức và nhất là của hệ thống triết học Hê-ghen, là hệ thống, đến lượt nó, lại dẫn tới chủ nghĩa duy vật Phơ-bách. Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, tức là học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng. Những phát hiện mới đây của khoa học tự nhiên - như ra-di-om, điện tử, sự biến hoá của nguyên tố - đều xác nhận một cách tuyệt diệu chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác, bất chấp những học thuyết của các nhà triết học tư sản cùng với việc họ "lại" quay về với chủ nghĩa duy tâm đã cũ kỹ và thối nát.

Nghiên cứu sâu hơn và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học. Sự hỗn độn và tuỳ tiện từ trước đến nay vẫn thống trị trong các quan niệm về lịch sử và chính trị đã được thay thế bằng một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ, nó chỉ cho ta thấy rằng do sự phát triển của lực lượng sản xuất mà từ một chế độ sinh hoạt xã hội này đã nảy sinh ra và phát triển lên như thế nào một chế độ sinh hoạt xã hội khác, cao hơn, - chẳng hạn như chủ nghĩa tư bản nảy sinh ra như thế nào từ chế độ nông nô.

Nhận thức của con người phản ánh giới tự nhiên đang tồn tại độc lập đối với con người, nghĩa là phản ánh vật chất đang phát triển, thì sự nhận thức xã hội của con người (nghĩa là các quan điểm và học thuyết khác nhau về triết học, tôn giáo, chính trị, v.v.) cũng thế, nó phản ánh chế độ kinh tế của xã hội. Các thiết chế chính trị đều là kiến trúc thượng tầng, xây dựng trên một cơ sở kinh tế. Chúng ta thấy, chẳng hạn, những chính thể khác nhau của các nước hiện đại ở châu ¢u đều được dùng để củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản như thế nào.

Triết học Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, nó đã cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân, những công cụ nhận thức vĩ đại.

II

Sau khi nhận thấy rằng chế độ kinh tế là cơ sở trên đó kiến trúc thượng tầng chính trị được xây dựng lên thì Mác chú ý nhiều nhất đến việc nghiên cứu chế độ kinh tế ấy. Tác phẩm chính của Mác là bộ "Tư bản" được dành riêng để nghiên cứu chế độ kinh tế của xã hội hiện đại, nghĩa là xã hội tư bản chủ nghĩa.

Chính trị kinh tế học cổ điển hồi trước Mác thì hình thành ở Anh là nước tư bản phát triển nhất. A-đam Xmít và Đa-vít Ri-các-đô, qua việc nghiên cứu chế độ kinh tế, đã mở đầu lý luận về giá trị lao động. Mác đã tiếp tục sự nghiệp của hai người đó. ¤ng đã mang lại cho lý luận đó một cơ sở chặt chẽ và phát triển lý luận đó một cách nhất quán. ¤ng chỉ ra rằng giá trị của mọi hàng hóa được quyết định bởi số lượng thời gian lao động xã hội tất yếu để sản xuất ra hàng hoá ấy.

ở chỗ nào mà các nhà kinh tế học tư sản nhìn thấy quan hệ giữa vật với vật (hàng hoá này đổi lấy hàng hoá khác), thì ở đó, Mác đã tìm thấy quan hệ giữa người với người. Sự trao đổi hàng hoá biểu thị sự liên hệ giữa những người sản xuất riêng lẻ với nhau, do thị trường làm trung gian. Tiền tệ xuất hiện có nghĩa là mối liên hệ ấy ngày càng thêm chặt chẽ, gắn bó toàn bộ sinh hoạt kinh tế của những người sản xuất riêng lẻ thành một chỉnh thể không thể phân chia. Tư bản xuất hiện có nghĩa là mối liên hệ ấy tiếp tục phát triển cao hơn nữa: sức lao động của con người trở thành hàng hoá. Công nhân làm thuê bán sức lao động của mình cho người chủ ruộng đất, chủ nhà máy, chủ công cụ lao động. Người công nhân dùng một phần ngày lao động để bù vào chi phí nuôi bản thân và nuôi gia đình minh (tiền công); còn phần kia thì làm công không, tạo ra giá trị thặng dư cho người tư bản, đó là nguồn lợi nhuận, nguồn giàu có của giai cấp tư bản.

Học thuyết về giá trị thặng dư là viên đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác.

Tư bản, do lao động của công nhân tạo ra, đè nặng lên người công nhân, làm phá sản các tiểu chủ và tạo ra một đạo quân thất nghiệp. Trong công nghiệp, thắng lợi của sản xuất lớn thì thấy rõ được ngay; nhưng cả trong nông nghiệp, chúng ta cũng thấy một hiện tượng tương tự như thế: ưu thế của nông nghiệp tư bản chủ nghĩa quy mô lớn tăng thêm, việc dùng máy móc ngày càng phát triển, kinh tế nông dân bị siết chặt trong sợi dây thòng lọng của tư bản tiền tệ, bị suy tàn và phá sản vì kỹ thuật lạc hậu của mình. Trong nông nghiệp, nền sản xuất nhỏ có những hình thức suy tàn khác, nhưng chính sự suy tàn đó là một sự thật không thể bàn cãi được.

Đánh bại sản xuất nhỏ, tư bản đưa đến chỗ nâng cao năng suất lao động và tạo ra một địa vị độc quyền cho những công ty của các nhà đại tư bản. Bản thân sản xuất ngày càng được xã hội hoá, - hàng chục vạn và hàng triệu công nhân gắn chặt với nhau trong một cơ cấu kinh tế có kế hoạch, - nhưng sản phẩm của lao động chung thì lại do một nhúm nhà tư bản chiếm hữu. Tình trạng vô chính phủ trong sản xuất, những cuộc khủng hoảng, sự chạy đua điên cuồng đi tìm thị trường, tình trạng đời sống của quần chúng nhân dân không được đảm bảo đều tăng lên.

Khi làm cho công nhân càng lệ thuộc vào tư bản, chế độ tư bản chủ nghĩa tạo ra sức mạnh vĩ đại của lao động liên hợp.

Mác đã nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ những mầm mống đầu tiên của kinh tế hàng hoá, tức là từ sự trao đổi đơn giản, cho đến những hình thức cao nhất của nó, tức là sản xuất lớn.

Và kinh nghiệm của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa cũ cũng như mới, ngày càng chứng tỏ rõ ràng cho một số công nhân ngày càng đông thấy rằng học thuyết ấy của Mác là đúng.

Chủ nghĩa tư bản đã thắng trên toàn thế giới, nhưng thắng lợi ấy chẳng qua chỉ là màn mở đầu cho thắng lợi của lao động đối với tư bản mà thôi.

III

Khi chế độ nông nô bị lật đổ và khi xã hội tư bản "tự do" đã ra đời thì lập tức người ta thấy rõ rằng tự do ấy có nghĩa là một chế độ áp bức và bóc lột mới đối với người lao động. Các học thuyết xã hội chủ nghĩa bắt đầu mọc ra, đó là sự phản ánh và sự phản đối ách áp bức ấy. Nhưng chủ nghĩa xã hội lúc đầu chỉ là chủ nghĩa xã hội không tưởng. Nó chỉ trích, lên án và nguyền rủa xã hội tư bản; nó mơ ước xoá bỏ xã hội này và tưởng tượng ra một chế độ tốt đẹp hơn; nó tìm cách thuyết phục những người giầu để họ thâý rằng bóc lột là không có đạo đức.

Nhưng chủ nghĩa xã hội không tưởng không thể vạch ra được lối thoát thực sự. Nó không giải thích được bản chất của chế độ làm thuê trong chế độ tư bản, cũng không phát hiện ra được những quy luật phát triển của chế độ tư bản và cũng không tìm được lực lượng xã hội có khả năng trở thành người sáng tạo ra xã hội mới.

Tuy nhiên, những cuộc cách mạng bão táp, ở khắp châu ¢u và nhất là ở Pháp, nổ ra kèm với sự sụp đổ của chế độ phong kiến, của chế độ nông nô, thì ngày càng chứng tỏ rằng đấu tranh giai cấp là cơ sở và động lực của toàn bộ quá trình phát triển.

Không một thắng lợi nào về tự do chính trị giành được từ trong tay giai cấp chủ nô, mà lại không gặp một sức phản kháng quyết liệt. Không một nước tư bản chủ nghĩa nào được thành lập trên một cơ sở ít nhiều tự do, dân chủ, mà lại không có một cuộc đấu tranh sống mái giữa các giai cấp khác nhau của xã hội tư bản.

Thiên tài của Mác là ở chỗ ông là người đầu tiên đã từ đó rút ra và triệt để vận dụng cái kết luận do lịch sử toàn thế giới chỉ ra. Kết luận đó là học thuyết đấu tranh giai cấp.

Chừng nào người ta chưa biết phân biệt được lợi ích của giai cấp này hay của giai cấp khác, qua những câu nói, những lời tuyên bố và những lời hứa hẹn nào đó có tính chất đạo đức, tôn giáo, chính trị và xã hội, thì trước sau bao giờ người ta cũng vẫn là kẻ ngốc nghếch bị người khác lừa dối và tự lừa dối mình về chính trị. Những kẻ chủ trương cải cách và cải thiện sẽ còn bị bọn bênh vực cái cũ lừa bịp mãi, nếu họ chưa biết rằng tất cả những chế độ cũ, dầu dã man và thối nát đến đâu đi nữa, cũng đều được những lực lượng của giai cấp thống trị này hay giai cấp thống trị khác ủng hộ. Và muốn đập tan sự phản kháng của những giai cấp thống trị ấy, thì chỉ có một cách là: tìm ngay trong xã hội xung quanh chúng ta, những lực lượng có thể - và, do địa vị xã hội của chúng ta mà phải - trở thành những lực lượng có khả năng quét sạch cái cũ và tạo ra cái mới, rồi giáo dục và tổ chức những lực lượng ấy để đấu tranh.

Chỉ có chủ nghĩa duy vật triết học của Mác là đã chỉ cho giai cấp vô sản con đường thoát khỏi chế độ nô lệ tinh thần, trong đó tất cả các giai cấp bị áp bức đã sống lay lắt từ trước tới nay. Chỉ có học thuyết kinh tế của Mác là đã giải thích được địa vị thực sự của giai cấp vô sản trong toàn bộ chế độ tư bản chủ nghĩa.

Trên toàn thế giới, kể từ châu Mỹ đến Nhật, từ Thụy-điển đến Nam Phi, những tổ chức độc lập của giai cấp vô sản đang tăng thêm. Giai cấp vô sản tự giáo dục và tự bồi dưỡng trong khi tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp của nó, nó thoát khỏi những thiên kiến của xã hội tư sản, ngày càng đoàn kết chặt chẽ lại và biết đánh giá đúng mức những thành tích của nó, nó tôi luyện lực lượng của nó và lớn lên không gì ngăn nổi.

"Giáo dục", số 3, tháng Ba, 1913

Bản dịch của nhà xuất bản Sự thật Hà Nội

Từ khóa » Trình Bày Ba Bộ Phận Cấu Thành Chủ Nghĩa Mác