Bà Rịa - Vũng Tàu - Bách Khoa Địa Lý Việt Nam - Online - Home
Có thể bạn quan tâm
Bách Khoa Địa Lý Việt Nam - Online |
| |
|
Bà Rịa - Vũng Tàu5/15/2013 0 Comments Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc vùng Đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh. Tỉnh lỵ của tỉnh (từ khi thành lập tỉnh đến ngày 1 tháng 5 năm 2012) và đô thị lớn nhất tỉnh là thành phố du lịch thành phố Vũng Tàu. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lị chuyển đến thành phố Bà Rịa. Hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh duy nhất trong nước có tỉnh lị không phải là đô thị lớn nhất trong tỉnh và là tỉnh có hai thành phố trực thuộc tỉnh ở khu vực phía nam. Tốc độ đô thị hóa 26% đứng thứ 2 sau Thành Phố Hồ Chí Minh trong vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam.
Dân số
Lịch sửNăm 1658, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đưa 2.000 quân đánh thành Mô Xoài của Chân Lạp (thuộc vùng đất Bà Rịa ngày nay). Lý do của cuộc chinh phạt này được Chúa Nguyễn đưa ra là để bảo vệ những cư dân người Việt đã vào đây làm ăn sinh sống. Trận này, Chúa Nguyễn bắt được vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân. Chân Lạp xin được làm chư hầu và triều cống hàng năm. Năm Giáp Tuất, Thái Tông thứ 27 (1674), Chúa Hiền lại sai Nguyễn Dương Lâm và Nguyễn Diên đem quân đánh lũy Bô Tâm của Chân Lạp ở xứ Mô Xoài mà về sau người Việt gọi là Lũy cũ Phước Tứ (vùng thị trấn Long Điền ngày nay). Tỉnh Bà Rịa được thành lập tháng 12 năm 1899 trên địa bàn phủ Phước Tuy của tỉnh Biên Hòa. Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịa và quần đảo Hoàng Sa. Từ tháng 3 năm 1963 đến tháng 12 năm 1963 và từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 10 năm 1967, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sáp nhập tỉnh Bà Rịa với tỉnh Biên Hòa và tỉnh Long Khánh thành tỉnh Bà Biên. Từ tháng 2 năm 1976 sáp nhập vào tỉnh Đồng Nai. Từ tháng 5 năm 1979 lập Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo. Từ tháng 8 năm 1991 lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gồm Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo và một số huyện thuộc tỉnh Đồng Nai vốn thuộc tỉnh Bà Rịa trước kia (Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc). Khi đó Bà Rịa Vũng Tàu gồm 1 Thị xã Vũng Tàu và 4 huyện: Châu Thành, Xuyên Mộc, Long Đất và Côn Đảo. Trước ngày 9 tháng 12 năm 2003, 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ thuộc huyện Long Đất.[21]Giáo dục & Y tếGiáo dục Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh có 254 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 27 trường, Trung học cơ sở có 78 trường, Tiểu học có 144 trường, trung học có 4 trường, có 1 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 125 trường mẫu giáo[22]. Với hệ thống trường học như thế, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh[22]. Y tế Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 98 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y Tế. Trong đó có 10 Bệnh Viện, 6 phòng khám đa khoa khu vực và 82 Trạm y tế phường xã, với 1444 giường bệnh và 478 bác sĩ, 363 y sĩ, 644 y tá và khoảng 261 nữ hộ sinh[23].Kinh tếTrung tâm thương mại Bà Rịa Bà Rịa Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của Tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm urê (800.000 tấn năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại tỉnh có hàng chục nhà máy lớn đang hoạt động gồm VinaKyoei, Pomina, Thép miền Nam (South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm ( Flat Steel), Nhà máy thép SMC và Posco Vietnam đang thi công nhà máy thép cán nguội.
Khu công nghiệpTỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện có khu công nghiệp sau:
Giao thông vận tải
Văn hóaĐiều đặc biệt nhất của tỉnh là Bà Rịa-Vũng Tàu có 10 đền thờ cá voi, nhiều nhất ở miền Nam. Đương nhiên lễ hội Nghinh Ông, hay Tết của biển, là một sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân chài nơi đây. Tỉnh có ngày lễ Lệ Cô Long Hải từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu - Nữ thần và kết hợp cúng thần biển. Bên cạnh đó vào ngày giỗ ông Trần 20 tháng 2 (âm lịch) và tết trùng cửu 9 tháng 9 (âm lịch) tại Nhà Lớn Long Sơn có tổ chức lễ hội long trọng thu hút hàng chục ngàn người từ các nơi về tham dự.Tham khảo
Leave a Reply. |
Từ khóa » Dân Số Brvt
-
Bà Rịa – Vũng Tàu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vũng Tàu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thống Kê Dân Số Bà Rịa - Vũng Tàu - - Kế Hoạch Việt
-
Dân Số Bà Rịa - Vũng Tàu Năm 2022 Mới Nhất Là Bao Nhiêu?
-
Tổng Quan Về Công Tác Dân Vận Của Đảng | Cổng Thông Tin điện Tử ...
-
Tổng Quan Thành Phố Bà Rịa - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
-
Thành Phố Vũng Tàu | Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Bà Rịa
-
Dân Số Vũng Tàu 2021: Thành Phố Vũng Tàu Có Bao Nhiêu Triệu Dân?
-
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
CỤC THỐNG KÊ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-
Dân Số - Lao động - Mức Sống | Cục Thống Kê Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
-
Dân Số Tại Bà Rịa - Vũng Tàu Còn Nhiều Thách Thức | BRTgo - YouTube
-
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Vụ Kế Hoạch