Bà Trần Tố Nga: 'Tôi Sẽ Vẫn đi Tìm Công Lý Cho Nạn Nhân Dioxin Nếu ...

Bà Trần Tố Nga: 'Tôi sẽ vẫn đi tìm công lý cho nạn nhân dioxin nếu có kiếp sau'21 tháng 5 2021
Tran To Nga at a protest in France

Nguồn hình ảnh, Tran To Nga

Chụp lại hình ảnh, Bà Trần Tố Nga tham gia biểu tình ở Pháp đòi công lý cho nạn nhân chất độc màu da cam

Nếu có kiếp sau tôi sẽ vẫn tiếp tục đi tìm 'công lý, sự thật và lẽ phải cho cuộc đời', bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt nói với Chương trình 'Gặp gỡ nhân vật, nhân chứng' của BBC News Tiếng Việt hôm 20/05/2021.

Bà Tố Nga, năm nay 79 tuổi, hồi 2014 đệ đơn kiện 14 công ty Mỹ đã cung cấp cho quân đội Hoa Kỳ chất da cam để sử dụng trong Cuộc chiến tranh Việt Nam.

Tham gia Chương trình 'Gặp gỡ nhân vật, nhân chứng', từ Paris, bà Nga nói:

"Nếu có kiếp sau thì chắc là tôi vẫn giữ những điều mà ông bà cha mẹ đã dạy tôi là trước tiên hãy sống là một con người trung thực và đem sức của mình, đem tim của mình, đem óc của mình giúp cho những người khổ hơn mình.

Tòa Pháp bác đơn kiện vụ chất Da cam từ thời Chiến tranh VN

Tòa án Pháp xử vụ kiện giữa công ty Mỹ và nạn nhân dioxin gốc Việt

'Sách của tôi giúp hiểu đúng hơn về dioxin'

Có nghĩa là vẫn tiếp tục đi theo con đường đi tìm, đi góp phần xây dựng hạnh phúc cho người dân và nếu có thể được thì góp phần để đấu tranh, để xây dựng và bảo vệ công lý, sự thật, lẽ phải cho cuộc đời."

Lý giải cho việc theo đuổi vụ kiện các công ty hóa chất của Mỹ suốt hơn bảy năm qua, bà Nga cho biết:

"Tôi kiện vì tôi vẫn là người Việt Nam và tôi kiện không cho tôi mà tôi kiện cho tất cả những nạn nhân da cam của Việt Nam và của tất cả các nước hiện nay vẫn đang còn các nạn nhân da cam trong thời gian chiến tranh tại Việt Nam."

"Chúng tôi cũng hy vọng là qua vụ kiện của tôi sẽ có một án lệ của tòa để cho tất cả các nạn nhân da cam không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước trên thế giới nữa."

Trần Tố Nga

Nguồn hình ảnh, Trần Tố Nga

Chụp lại hình ảnh, Bà Trần Tố Nga tham gia một cuộc vận động đòi bồi thường cho nạn nhân Chất độc Màu da cam

Tham gia nhiều hoạt động nhân đạo xã hội ở Việt Nam, chứng kiến nghị lực sống của các nạn nhân da cam khiến bà 'vô cùng khâm phục ý chí sống' của họ.

"Chính vì ý chí sống đó càng giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua những khó khăn và dai dẳng đi theo con đường mà mình đã chọn", bà Nga nói thêm.

Bà cũng hy vọng "vì công lý, vì chân lý và vì thực tế thì rồi Việt Nam cũng sẽ có luật để cho phép người Việt Nam, nạn nhân da cam Việt Nam cũng tự đi tìm công lý cho mình".

'Chúng ta hãy gạt bỏ ân oán và cởi lòng ra'

Theo báo Thanh Niên, bà Nga từng tham gia lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, và bị phơi nhiễm với chất da cam do quân đội Mỹ thả xuống căn cứ Củ Chi năm 1996.

Trải qua những năm tháng chiến tranh ở Việt Nam, bà cho rằng người Việt Nam 'hiểu lầm với nhau nhiều quá'; do đó, theo bà bây giờ là lúc "chúng ta gạt bỏ ân oán ra đi và cởi lòng ra để nhìn lại một dân tộc, một đất nước để mà ở đâu cũng vậy".

Tran To Nga young

Nguồn hình ảnh, Tran To Nga

Chụp lại hình ảnh, Bà Trần Tố Nga khi còn là thanh niên xung phong trong Cuộc chiến Việt Nam

"Bản thân tôi không nói là ai đi đúng ai đi sai, lịch sử tạo nên cuộc đời của chúng ta như thế này thì chúng ta sống bằng lương tâm của chúng ta thì mình sống vui thôi," bà Nga nói thêm.

Nếu có thể viết tiếp một chương trong cuốn sách của mình, bà Nga nói rằng bà muốn 'tất cả người Việt mình yêu thương nhau đi, bỏ qua được đi', và rằng 'sống và yêu thương vẫn hơn là sống thù hận'.

Bà Tố Nga cũng nhắc đến việc các cựu binh Mỹ sau khi về nước đã trở lại Việt Nam làm công tác nhân đạo, giúp đỡ tại những nơi họ đã từng tham chiến trong Cuộc chiến tranh Việt Nam mà bà gọi đó là 'tình yêu công lý và tính nhân đạo'.

"Tôi lại thấy là các tổ chức của Mỹ, tổ chức nhân đạo chống chiến tranh ủng hộ nạn nhân da cam thì về Việt Nam rất nhiều, nhiều hơn nhiều", bà Nga nói.

Mỹ giúp tẩy dioxin ở sân bay Biên Hòa

Trump 'không dự lễ hoàn tất tẩy dioxin ở Đà Nẵng'

Tuy không chính thức nhận trách nhiệm nhưng Hoa Kỳ đã có những ngân khoản hỗ trợ Việt Nam làm sạch tác nhân chất độc hại trong môi trường.

Từ 2007, Quốc hội Mỹ chuẩn chi trên 380 triệu USD cho công tác tẩy chất dioxin (Agent Orange) mà Hoa Kỳ đổ xuống lãnh thổ VNCH thời chiến để ngăn quân đội cộng sản hoạt động, theo báo cáo CRS (Congressional Research Service In Focus report: U.S.-Vietnam Relations, 16/02/2021)

Trong số các hoạt động nổi bật, có dự án tẩy một phần đất sân bay Đà Nẵng vốn bị ô nhiễm dioxin từ thời chiến tranh, được triển khai từ năm 2012, với chi phí 110 triệu USD.

Washington và Hà Nội cũng đồng ý lập một cơ sở tẩy rửa chất dioxin cạnh sân bay Biên Hòa với tổng chi phí 300 triệu USD, với phía Mỹ hỗ trợ 183 triệu USD, dự kiến thực hiện trong 10 năm, bắt đầu từ cuối 2019.

Tác giả Trần Tố Nga trong một buổi ra mắt cuốn 'Đường trần'

Nguồn hình ảnh, Tran To Nga

Chụp lại hình ảnh, Tác giả Trần Tố Nga trong một buổi ra mắt cuốn 'Đường trần'

'Đường trần'

Bà Trần Tố Nga viết cuốn sách 'Mảnh đất bị nhiễm độc' (Ma Terre Empoisonnée bằng tiếng Pháp) và được xuất bản tại Pháp. Sau đó, bà viết một cuốn sách bằng tiếng Việt, có tựa là 'Đường trần'.

Với tư cách tác giả cuốn sách, bà chia sẻ như sau trong phần lời nói đầu của cuốn 'Đường Trần':

"Đường đời của mỗi chúng ta không chỉ do từng người tự quyết định mà tùy thuộc rất nhiều vào thời đại mà chúng ta sống. Hạnh phúc và may mắn thay cho những ai đến cuối đời có thể tự nhủ 'nếu được đi trở lại tôi sẽ lại đi đường này'.

"Tôi đã thấy bao nhiêu người dù tâm tính, chí hướng, ước vọng, bản lĩnh chẳng khác nhau bao nhiêu nhưng đã bước đi theo những nẻo đường trần xuôi ngược để cuối cùng có những số phận khác nhau.

"Cũng như tôi, họ có thể đúng có thể sai nhưng tôi kính trọng tất cả những ai dù số phận có nghiệt ngã đến đâu cũng đã không thay đổi cách sống và đã theo đuổi đến cùng những giá trị của đời người."

Hôm 25/01/2021,Tòa đại hình Evry ở Pháp mở phiên tranh tụng liên quan tới vụ khởi kiện của bà Trần Tố Nga.

Theo bà Trần Tố Nga, bà là người duy nhất kiện được công ty Hoa Kỳ tại Pháp, vì bà công dân Pháp và nước Pháp có luật cho phép thực hiện vụ kiện nhằm vào chủ thể ở nước khác.

Tuy nhiên, Kênh France24 đưa tin hôm 10/05 rằng tòa ở Evry, Paris nói họ này không có quyền tài phán đối với một vụ việc liên quan tới các hoạt động thời chiến của chính phủ Hoa Kỳ.

Nói với BBC News Tiếng Việt, bà Nga cho biết bà và các luật sư đã quyết định kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm Paris.

Quý vị có thể theo dõi Chương trình đặc biệt 'Gặp gỡ nhân vật, nhân chứng' của BBC News Tiếng Việt với bà Trần Tố Nga tại đây.

Xem thêm về cuộc chiến Việt Nam:

Ném bom Hà Nội: Nixon có đạt mục tiêu?

Vì sao ném bom mục tiêu dân sự và văn hóa?

Đọc lại: Hà Nội bắn rơi bao nhiêu B-52?

Ký ức về thời miền Bắc chống bom Mỹ

Chủ đề liên quan

  • Cuộc chiến Việt Nam
  • Người Việt Nam Toàn Cầu

Tin liên quan

  • Getty Images

    Tòa ở Paris nói 'không có thẩm quyền' nhận đơn kiện công ty Mỹ của bà Trần Tố Nga

    10 tháng 5 năm 2021
  • US air force jet flies over an area near Saigon spraying Agent Orange in 1968

    Tòa án Pháp xử vụ kiện giữa công ty Mỹ và nạn nhân dioxin gốc Việt

    25 tháng 1 năm 2021
  • Bìa ấn bản tiếng Việt của cuốn From Enemies to Partners đã phát hành bản tiếng Anh tại Mỹ

    'Sách của tôi giúp hiểu đúng hơn về vấn đề dioxin'

    19 tháng 9 năm 2018
  • mỹ

    Hoa Kỳ giúp tẩy dioxin ở sân bay Biên Hòa

    21 tháng 4 năm 2019
  • dioxin

    Trump 'không dự lễ hoàn tất tẩy dioxin ở Đà Nẵng'

    9 tháng 11 năm 2017

Tin chính

  • Thượng tọa Thích Chân Quang: khi ‘sư phụ’ trù đệ tử ‘đọa làm cầm thú’

    7 tháng 7 năm 2024
  • Tổng thống Biden không dập được mối lo ngại của Đảng Dân chủ giữa làn sóng kêu gọi rút lui

    7 tháng 7 năm 2024
  • Phe cực hữu sắp nắm quyền ở Pháp, và cả phần còn lại của châu Âu?

    7 tháng 7 năm 2024

BBC giới thiệu

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại tinh thần công an chỉ biết "còn Đảng thì còn mình".

    Ông Nguyễn Phú Trọng nói gì với lực lượng công an ‘còn Đảng thì còn mình’?

    6 tháng 7 năm 2024
  • Jordan Bardella, Chủ tịch Đảng Tập hợp Quốc gia Pháp tại thủ đô Paris vào đầu tháng 6/2024

    Người có thể trở thành thủ tướng Pháp ở tuổi 28 là ai?

    17 tháng 6 năm 2024
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cuốn sách dày 900 trang vừa ra mắt hôm 21/6

    Tổng Bí thư tiếp tục ra sách: Truyền bá 'Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng'?

    24 tháng 6 năm 2024
  • Sư Thích Minh Tuệ chọn đứng ngoài mọi giáo hội, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Sư Thích Minh Tuệ: Nhu cầu bức thiết thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Việt Nam vẫn thiếu tự do học thuật khi giáo dục luôn đặt trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

    Tự do học thuật ở Việt Nam: khi giáo dục đi liền với chính trị

    23 tháng 6 năm 2024
  • Ông Joe Biden, ông Donald Trump

    Sáu bang 'dao động' mang tính quyết định cho cuộc bầu cử Mỹ

    16 tháng 6 năm 2024
  • Rác nhựa ở Thanh Hóa, ảnh chụp vào năm 2018

    Người Việt Nam trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới

    12 tháng 6 năm 2024
  • Jenny Stüber và Morris K Ple Roberts

    Những đứa con bất hạnh trong Chiến tranh Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Từ trái qua: Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm

    Công an và Quốc phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?

    21 tháng 5 năm 2024

Đọc nhiều nhất

  1. 1Thượng tọa Thích Chân Quang: khi ‘sư phụ’ trù đệ tử ‘đọa làm cầm thú’
  2. 2Ông Nguyễn Phú Trọng nói gì với lực lượng công an ‘còn Đảng thì còn mình’?
  3. 3Phe cực hữu sắp nắm quyền ở Pháp, và cả phần còn lại của châu Âu?
  4. 4Tổng thống Biden không dập được mối lo ngại của Đảng Dân chủ giữa làn sóng kêu gọi rút lui
  5. 5Việt Nam để tuột mất hàng tỷ đô la đầu tư do thiếu ưu đãi
  6. 6Ai có thể thay thế ông Biden?
  7. 7Tân Thủ tướng Anh Keir Starmer là ai?
  8. 8Lừa đảo mạo danh cảnh sát Trung Quốc: Thiên la địa võng đón lõng nạn nhân
  9. 9Căn cứ quân sự Ream của Campuchia quan trọng thế nào nếu Việt Nam rơi vào xung đột quân sự? (bài 3)
  10. 1051 chính trị gia bị tấn công trước ngày bầu cử, Pháp triển khai 30.000 cảnh sát

Từ khóa » Tố Nga