Bà Trương Mỹ Lan, Phi Vụ Mua Hụt Khách Sạn 5 Sao Hà Nội Horizon

Xây dựng trên nền đất của nhà máy gạch Đại La, khách sạn Hà Nội Horizon đã trải qua một thời kỳ dài long đong với kết quả cuối cùng là thay tên đổi họ.

Đuổi du khách ra khỏi khách sạn vì... không chịu ăn Nhìn trộm ngực khách già: Nhân viên khách sạn bị phạt Tiền tip khách sạn hạng sang: Sao cho đúng điệu

“Cái lò gạch cũ”

Hà Nội Horizon là một trong những khách sạn nổi tiếng hàng đầu Hà Nội. Nằm trên mặt phố Cát Linh (Đống Đa), Hà Nội Horizon là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước khi tới Thủ đô. Bên cạnh đó, Hà Nội Horizon cũng được chọn là nơi tổ chức nhiều sự kiện kinh tế, xã hội quan trọng.

Hà Nội Horizon được xây dựng trên “cái lò gạch cũ” - nhà máy gạch Đại La - vào năm 1991. Dấu tích còn lại của nhà máy gạch là một chiếc cột ống khói nhà máy nằm sát đường Cát Linh. Dấu tích này góp phần không nhỏ khiến Hà Nội Horizon được nhiều người biết đến.

Mặc dù gắn liền với một trong những biểu tượng thời bao cấp của Hà Nội nhưng Hà Nội Horizon lại mang nhiều dấu ấn của đại gia Indonesia. Trong những ngày đầu, Hà Nội Horizon là “con chung” của Liên doanh mang tên Global Tocesco Limited.

Liên doanh Global Tocesco Limited được thành lập dựa trên sự hợp tác của chủ đầu tư PT Global Metropolitan (tập đoàn Ciputra, tập đoàn Metrolitan, tập đoàn Práidha) và Công ty du lịch dịch vụ Hà Nội (Hà Nội Tocesco). Tỷ lệ đóng góp vào liên doanh của hai đơn vị này không được tiết lộ nhưng khi nhắc tới ông chủ Horizon, người ta nhắc tới đại gia Indonesia nhiều hơn.

{keywords}
Ảnh minh họa

Sau 6 năm thi công xây dựng, phải tới năm 1997, Hà Nội Horizon mới khai trương. Và tới tháng 1/1998, khách sạn mới chính thức đi vào hoạt động. Khách sạn đã thuê Tập đoàn Swiss-Bellhotel International có trụ sở tại Hồng Kông quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh.

Swiss-Bellhotel International là tập đoàn khách sạn hàng đầu của Hồng Kông. Tập đoàn có hệ thống khách sạn rộng lớn đặt tại nhiều nước như: Indonesia Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam… với các thương hiệu nổi tiếng như Swiss-Bellhotel, Horizon, Ciputra….

Tập đoàn Swiss – bellhotel được thành lập từ năm 1984 bởi ông Peter Gautschi. Điểm nổi bật hơn so với các tập đoàn quản lý khách sạn khác của châu Á là tập đoàn Swiss-Bellhotel International có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, bao gồm nhiều chuyên gia, nhà quản lý và các cố vấn ở tất cả các lĩnh vực của khách sạn.

Có thể thấy, Hà Nội Horizon là tập hợp của nhiều mối quan hệ phức tạp. Chỉ trong thời gian xây dựng và bắt đầu đi vào hoạt động, đã có tới 3 cái tên có mối quan hệ chặt chẽ với khách sạn này. Trong đó, Swiss-Belhotel International chỉ đóng vai trò là quản lý.

Tuy nhiên, tới nay, Swiss-Bellhotel International không còn là đơn vị quản lý Hà Nội Horizon. Năm 2012, một cái tên mới xuất hiện bên Hà Nội Horizon khiến dư luận xôn xao, đó là ông lớn trong làng khách sạn thế giới Accor.

Thay tên đổi họ

Chính thức khai trương trong năm 1998, thời điểm khủng hoảng kinh tế bắt đầu lan rộng từ Thái Lan, Hà Nội Horizon cũng gặp nhiều khó khăn khi nhu cầu lưu trú suy giảm.

Tới năm 2001, cũng như hàng loạt khách sạn cao cấp khác Sofitel, Sofitel Plaza, Hilton, Melia, Nikko và Daewoo, Hà Nội Horizon rơi vào tình trạng thua lỗ. Nếu tính thêm chi phí trả lãi vay và khấu hao thì hoạt động kinh doanh của những đơn vị này đều không mấy sáng sủa.

2001 cũng là thời điểm “cha đẻ” Hà Nội Horizon ở Indonesia gặp khó khi nợ xấu trị giá 49 triệu USD tại khách sạn Horizon Indonesia bị một ngân hàng Indonesia đấu giá. Món nợ xấu của khách sạn Horizon đã thu hút được sự quan tâm của một đại gia Việt.

Đó là bà Trương Thị Mỹ Lan, nữ đại gia được nhắc tới nhiều trong sự kiện đám cưới của ca sỹ - nhạc sỹ Thanh Bùi. Bà Lan và hai vị doanh nhân khác cũng thực hiện thương vụ mua nợ khách sạn Horizon với giá trị lên tới 6 triệu USD. Tuy nhiên, hợp đồng bị thực hiện sai lệch khiến các bên đưa nhau ra tòa.

Như vậy có thể thấy, ra đời trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế lan rộng, Hà Nội Horizon gặp không ít khó khăn như Daewoo hay Sofitel Plaza. Tuy nhiên, may mắn hơn Daewoo, Hà Nội Horizon không đổi chủ mà chỉ đổi tên.

Sau khi đã đạt được thỏa thuận quản lý khách sạn Hà Nội Horison, đầu từ tháng 8/2009, Accor đã lên kế hoạch nâng cấp khách sạn và khẳng định vẫn giữ Horizon như một địa điểm tổ chức nhiều sự kiện cho khách thương nhân và hội thảo.

Sau 3 năm, quá trình chuẩn bị mới hoàn tất, từ ngày 22/11/2012, cái tên Horizon đã bị xóa sổ hoàn toàn. Khách sạn 5 sao nằm trên “cái lò gạch cũ” được đổi tên thành Pullman Hà Nội. Phía Pullman cho biết việc đổi tên để ứng với tiêu chuẩn mới của Tập đoàn Kinh doanh Khách sạn Quốc tế Accor sau khi đã nâng cấp, sửa chữa khách sạn. Khách sạn Pullman Hà Nội hoàn toàn không đổi chủ.

Điều đó có nghĩa đại gia Việt và đại gia Indonesia vẫn là những ông chủ của Pullman Hà Nội. Accor chỉ là đơn vị quản lý. Song, dù chỉ quản lý nhưng Accor đã đầu tư 15 triệu USD để nâng cấp Horizon thành Pullman.

Pullman là thương hiệu được Tập đoàn Accor gắn cho các khách sạn chuẩn 5 sao. Hiện có 70 khách sạn được mang thương hiệu này trên toàn thế giới từ châu Âu, châu Phi, Trung Đông, châu Á Thái Bình Dương và Mỹ Latin.

Ông Pieter de Weerd, Tổng giám đốc khách sạn Pullman Hanoi, cho hay khách sạn có 242 phòng, với thiết kế đương đại mang hơi thở của nhịp sống thành thị đầy sáng tạo và sống động, trong khi vẫn đem lại sự tiện nghi và công năng cao nhất tới mọi du khách.

Pullman Hà Nội không phải khách sạn duy nhất do Accor quản lý. Hiện nay, tổng số khách sạn do Accor quản lý tại Việt Nam là 15 và có 17 khách sạn nữa đang trong quá trình chuyển đổi thương hiệu hoặc mở mới.

(Theo VTC)

Từ khóa » Chủ đầu Tư Khách Sạn Pullman Hà Nội