Bắc 54 Và Bắc 75 Là Gì - Cùng Hỏi Đáp

Bắc kỳ 54 – Bắc kỳ 75 Khác biệt ?

Nội dung chính Show
  • Lạng Sơn
  • Hà Đông (nay thuộc Hà Nội)
  • Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội)
  • Phúc Yên (nay thuộc Vĩnh Phúc)
  • Vĩnh Yên (nay thuộc Vĩnh Phúc)
  • Bắc Giang
  • Hải Phòng
  • Kiến An (nay thuộc Hải Phòng)
  • Hải Dương
  • Nam Định
  • Thái Bình
  • Quảng Yên (nay thuộc Quảng Ninh)
  • Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh)
  • Quảng Bình
  • Video liên quan

Lịch sử Việt Nam cận đại, hầu hết lứa tuổi chúng ta là nhân chứng sống cho hai lần người Việt từ miền Bắc ồ ạt đổ vào Miền Nam .

Năm 1954, hoảng sợ trốn chạy Cộng sản. Bỏ lại tài sản, nhà cửa ruộng vườn, vào Nam tìm đất sống, tìm tự do.

Năm 1975, hăm hở, trốn chạy cái bần cùng nghèo đói triền miên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, theo đoàn quân xâm lược để dựa quyền, chụp giựt thời cơ cướp nhà, cướp của, cướp đất. Dùng mọi thủ đoạn để làm giàu.

Dân chúng phân biệt thường gọi : Bắc kỳ 54. Bắc kỳ 75.

Năm 1954. Hơn triệu người Bắc di cư vào Nam. Họ đem theo cả một nền văn hoá ưu việt của Thăng Long ngàn năm văn vật. Một phong cách sống đẹp, văn minh tao nhã, nề nếp gia phong. Văn chương, thơ nhạc, cho đến hội, họa điêu khắc…tất cả với vô số tài năng kiệt xuất đã cùng với họ vào Nam. Đặc biệt là giọng nói ngọt ngào, êm tai lôi cuốn. Lời nói là mẫu mực tiêu chuẩn của tiếng Việt.

Họ được người miền Nam hào phóng, chân chất thật thà, mở rộng vòng tay và tấm lòng đôn hậu mừng đón. Miền Nam với đất lành và nhân hậu, kết hợp hài hòa với tinh hoa của miền Bắc. Xây dựng nên một quốc gia no ấm và tự do: Việt Nam Cộng Hoà.

Năm 1975. Hàng chục triệu người Bắc theo đoàn quân Cộng sản tiến chiến miền Nam. Cho đến thời điểm này, người Bắc 75 có mặt mọi nơi, mọi ngành nghề. Là thành phần có quyền, có thế, có tiền và sống xa hoa nhất. Người miền Nam, đặc biệt tại Saigon, đang chán nản khinh ghét lối sống mưu mô xảo quyệt, làm giàu bất chấp mọi thủ đoạn. Dưới mắt dân thường miền Nam, Bắc 75 là nguyên nhân và hậu quả của một lối sống vô văn hoá, băng hoại và thiếu văn minh hiện nay của xã hội. Cũng có những người hiền lành tử tế, nhưng họ là thiểu số, và phần đông không quyền, ít tiền. Văn chương nghệ thuật, đặc biệt những ca khúc Bolero…họ say mê thừa hưởng của miền Nam, cái mà trước đây họ cho là đồi trụy . Còn họ chẳng đóng góp được gì cho dù đã 40 năm trôi qua. Một khác biệt rõ nét nhất là giọng nói chói tai khó nghe mà lời nói lại khó hiểu, xa lạ.

Bắc kỳ 75 làm giàu trên xương máu của dân miền Nam. Có bao nhiêu người miền Nam sau 75 tìm về ” Đất hứa” (Cuội) miền Bắc XHCN?

Ai giải phóng ai? Đến nay câu trả lời đã quá rõ ràng.

Bắc 54 đem vào Nam cái đẹp. Theo Bắc 75, cái tệ vào Nam.

Đó là sự khác biệt.

Ninh Hạ

This entry was posted in Bình-luận - Quan-điểm, Ninh Hạ. Bookmark the permalink.

Bắc 54 và Bắc 75 là câu nói về cuộc di dân từ miền Bắc vào miền Nam lớn nhất của đất nước Việt Nam.

Bắc 54 là cuộc di dân của gần 1 triệu người Việt Nam từ miền Bắc đến miền Nam (lúc này miền Nam đang bị Pháp đô hộ, miền Bắc vừa giải phóng và tiến lên xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa).Nguyên nhân những người miền Bắc vào Nam có những lý do sau: Có những người thân pháp di cư vào, có những người bị ép vào và có cả những người công giáo di cư theo lời mị dân của Ngô Đình Diệm. Có câu chuyện kể rằng: Năm 1954, tượng Đức Mẹ Hòa Bình ở nhà thờ Đức Bà TPHCM rơi nước mắt, vì những tín đồ công giáo miền Bắc không vào Nam, và nhiều nguyên nhân khác.

Bắc 75 là dòng người bắc di cư vào miền Nam sau năm 1975, họ vào Nam theo chính sách của Đảng và nhà nước, họ vào để tìm miền đất hứa, để thiết lập các khu kinh tế mới. Sau sự kiện 30/04/1975, chính quyền miền Nam hoàn toàn sụp đổ. Việt Nam thống nhất và nằm dưới sự lãnh đạo toàn quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Một số là những người thuộc quân giải phóng, sau khi chiến tranh kết thúc, họ ở lại luôn miền Nam để sinh sống. Số còn lại là những người được cử vào miền Nam làm kinh tế mới, tái thiết lại miền Nam sau chiến tranh. Và những người miền Bắc vào Nam sau năm 1975 được người miền gọi là Bắc 75.

Bắc 54, Người Bắc 54, Dân Bắc 54 hoặc Bắc Kỳ 54 là cụm từ nói về những người miền bắc Việt Nam đã di cư vào miền nam Việt Nam vào năm 1954 để ra khỏi vùng do chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý để vào vùng do chính quyền Liên hiệp Pháp và Quốc gia Việt Nam quản lý phía dưới vĩ tuyến 17 sau ngày ký kết hiệp định Genève năm 1954. Tính trong khoảng giữa năm 1954 và 1956, trên 1 triệu người đã di cư từ Bắc vào Nam, trong đó có khoảng 800.000 là người Công giáo[1], số còn lại là những người thuộc chế độ Quốc gia Việt Nam đã từng cộng tác với Pháp, một số địa chủ, doanh nhân, văn nghệ sĩ, binh sĩ Quân đội Quốc gia Việt Nam... vì phản đối Việt Minh hoặc do ảnh hưởng từ chiến dịch tuyên truyền do Hoa Kỳ tiến hành nên đã chọn di cư vào nam thông qua "chiến dịch con đường đến tự do" do Pháp và Hoa Kỳ tổ chức.

Một người bắc 54 đang di cư vào nam.

Chiến dịch "con đường đến tự do" là một sáng kiến của hải quân Hoa Kỳ và quân đội Pháp để di chuyển các thường dân Việt Nam muốn di cư đến nửa phía Nam của Việt Nam từ miền Bắc, chủ yếu bằng tàu thuyền hoặc máy bay, theo hiệp định Genève năm 1954. Tạo ra thời kỳ 300 ngày mà mọi người có thể di cư tự do giữa miền Bắc Việt Nam và miền Nam Việt Nam trước khi vĩ tuyến 17 bị phong tỏa vào ngày 18 tháng 5 năm 1955. Người bắc 54 đã di cư vào miền nam bằng chiến dịch con đường đến tự do với con số ước lượng từ 800.000 người đến gần 1 triệu người năm 1955[2][3]. Thêm 109.000 người di cư về phía nam bằng phương tiện riêng của họ, một số ít di cư sau khoảng thời gian 300 ngày (ví dụ như sau cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu, Nghệ An năm 1956,...). Những người tự di cư bằng cách đi bộ xuyên qua Lào, lên tàu đánh cá địa phương sau khi lấy được hoặc đi vào tỉnh Quảng Bình để bơi qua dòng sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17. Phần lớn người di cư có nguồn gốc từ đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, một số từ Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và các tỉnh miền núi ở Bắc Bộ.

 

Tướng Edward Lansdale, chỉ huy chiến dịch tâm lý chiến của Mỹ ở Việt Nam

Theo các tài liệu của Mỹ, trong thời gian này, tướng Edward Lansdale, chuyên gia tình báo Mỹ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam, có nhiệm vụ làm suy yếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi cách có thể[4][5]. Lansdale và nhóm của ông đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền miêu tả rằng các điều kiện sắp tới dưới chính quyền Việt Minh sẽ ác nghiệt hết mức có thể. Lansdale và cấp dưới của mình là Lucien Conein tiến hành một chiến dịch chiến tranh tâm lý nhằm khuyến khích cư dân miền Bắc – đặc biệt là dân Công giáo – chuyển đến miền Nam. Truyền đơn được thả từ máy bay, các nhà "chiêm tinh" được yêu cầu soạn lịch dự báo "số phận thảm khốc cho giới lãnh đạo cộng sản và đội ngũ dưới quyền", đồng thời những tin đồn đáng sợ về kế hoạch của Việt Minh được lan truyền.[6] Theo nhiều người, những áp phích và khẩu hiệu mà nhóm của Lansdale đặt ra – "Chúa đã vào miền Nam" và "Đức Mẹ đồng trinh đã rời miền Bắc" – có ảnh hưởng quyết định đến tư duy của những thường dân Công giáo Việt Nam.[7]

Trong nhiều cộng đồng Thiên chúa giáo thời Pháp thuộc, các linh mục giữ vai trò lãnh đạo về dân sự và tinh thần. Tại nhiều vùng nông thôn, tín đồ Thiên chúa giáo rất nghe lời giới tu sĩ. Các linh mục thường sử dụng các buổi lễ để kêu gọi di cư vào Nam. Nhiều linh mục đã sử dụng các lập luận để thuyết phục các tín đồ, cũng có nhiều linh mục tạo ra nỗi sợ hãi về một viễn cảnh không tươi sáng dưới thời Việt Minh lãnh đạo. Một số linh mục dọa tín đồ của mình rằng nếu không đi thì họ sẽ phải hứng chịu bom Mỹ đánh phá miền Bắc. Thậm chí, có người tuyên bố: "Chúa đã vào Nam" để lôi kéo người dân theo mình. Một số người chỉ tuyên bố: "Ngày mai cha và một số người sẽ vào Nam" hoặc "Cha sẽ đi Nam" đối với những tín đồ đang lưỡng lự. Đây là lý do khiến nhiều người được hỏi trả lời là họ tự nguyện vào Nam.[8]

Edward Lansdale đã mô tả chiến dịch tuyên truyền thành công của mình như sau:

Nếu những năm 1949-1953, các linh mục đã biến Giáo dân hiền lành thành những binh lính cuồng nhiệt nhờ khẩu hiệu "Tiêu diệt Cộng sản", thì họ cũng chẳng khó khăn gì trong việc tạo ra cuộc "Xuất hành vĩ đại" vào những năm 1954-1955. Hiển nhiên là người nông dân Việt Nam sống gắn bó với ruộng đất của tổ tiên, với mái nhà, với mảnh vườn, với nhà thờ và làng xóm hơn nông dân ở các nước khác nhiều. Nhưng họ lại dám từ bỏ tất cả mọi sự để bảo vệ đức tin, nhất là khi các cha xứ của họ lại bảo đảm với họ rằng tại Miền Nam có một vị thủ tướng Công giáo (Ngô Đình Diệm) đang chờ đón họ và sẽ cấp cho họ những vùng đất phì nhiêu để làm ăn. Và khối dân chúng một khi đã bước chân ra đi, thì không gì có thể ngăn cản họ lại.

Nhiều người bắc 54 đã định cư ở các khu vực ven biển như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận (nơi nhiều người làm nghề đánh bắt cá), Đồng Nai (nơi nhiều người làm nghề trồng trọt và chăn nuôi). Hoặc tại các thành phố như Sài Gòn hoặc Biên Hòa. Biên Hòa sau này sẽ trở thành địa điểm chống cự quy mô nhỏ với chính quyền mới trong những tháng đầu sau khi chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ năm 1975, vì sự tập trung cao độ của những người bắc 54 (có cả thiên chúa giáo và không phải thiên chúa giáo) chống cộng sản cũ và con cháu của họ đã di cư vào miền nam Việt Nam năm 1954-1955.

Vị thế của những người miền Bắc di cư tại nơi ở mới được quyết định bởi mối quan hệ của họ với chính quyền Ngô Đình Diệm. Sự xuất hiện quá nhiều của những người Thiên chúa giáo trong lực lượng quân đội và dân sự của chính quyền Diệm luôn là một trong những chủ đề trong các cuộc tranh luận về vai trò của người miền Bắc di cư năm 1954. Sự hiện diện quá mức của những người Thiên chúa giáo này ảnh hưởng sâu sắc lên tiến trình chính trị của Việt Nam Cộng hòa cả trong và sau thời kỳ Ngô Đình Diệm.[9]

Đa số người di cư là người Thiên chúa giáo nên Giáo hội Thiên chúa giáo ở miền Nam cũng phải đối phó với những thách thức gắn liền với việc đồng hóa một đoàn người Công giáo nhập cư có quy mô còn lớn hơn cả bản thân giáo hội miền Nam. Theo thống kê của Hoa Kỳ, vào năm 1954 cả Việt Nam có hơn 1,9 triệu tín đồ Thiên chúa giáo, trong đó hơn 1,4 triệu người ở miền Bắc, và gần 900.000 người đã vào Nam. Giáo hội miền Nam còn gặp khó khăn khi văn hóa của các tín đồ hai miền rất khác nhau. Thái độ lo sợ bị những người phi Thiên chúa giáo đe dọa và biệt lập tôn giáo của những người miền Bắc lớn hơn những người miền Nam do Pháp đã cố tình tạo ra mâu thuẫn tôn giáo ở miền Bắc nhiều hơn ở miền Nam và cũng do Nhà Nguyễn không ủng hộ Thiên chúa giáo. Ngoài những khó khăn thì Giáo hội có một thuận lợi là tất cả tín đồ đều theo một hệ thống giáo điều và nghi lễ.[10]

Đây là danh sách những người bắc 54 nổi tiếng có quê hương phía bắc vĩ tuyến 17 từ Quảng Bình trở ra, sử dụng các tên gọi tỉnh cũ trước năm 1954:

Cao Bằng

  • Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Linh Quang Viên
  • Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Đức Thắng

Lạng Sơn

  • Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Vũ Ngọc Hoàn

Yên Bái

  • Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Xuân Vinh

Hà Nội

  • Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Bùi Thế Lân
  • Nhạc sĩ Chung Quân
  • Nhạc sĩ Cung Tiến
  • Nhà thơ Cung Trầm Tưởng
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Đặng Đình Linh
  • Cựu đệ nhất phu nhân Việt Nam Cộng hòa Đặng Tuyết Mai
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Đinh Mạnh Hùng
  • Nhạc sĩ Đỗ Lễ
  • Nhà thơ Hà Huyền Chi
  • Nhạc sĩ Hùng Lân
  • Ca sĩ Khánh Ly
  • Kịch sĩ Kiều Hạnh
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Lê Đức Đạt
  • Nhạc sĩ Lê Thương
  • Ca sĩ Lê Uyên (người Việt gốc Hoa)
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Lưu Kim Cương
  • Ca sĩ Mai Hương
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Ngô Hán Đồng
  • Nhạc sĩ Ngọc Bích
  • Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Bảo Trị
  • Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Vỹ
  • Nhạc sĩ Nguyễn Hiền
  • Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích
  • Tiến sĩ toán học Nguyễn Quốc Quân
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Trọng Bảo
  • Nhạc sĩ Nguyễn Vũ
  • Nhạc sĩ Nhật Bằng
  • Nhạc sĩ Phạm Đình Chương
  • Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu
  • Họa sĩ Tạ Tỵ
  • Ca sĩ Thái Thanh - Thái Hằng
  • Nhạc sĩ Thẩm Oánh
  • Nhạc sĩ Trần Trịnh
  • Cựu đệ nhất phu nhận Việt Nam Cộng hòa Trần Lệ Xuân
  • Luật sư Trần Trung Dung
  • Nhạc sĩ Trường Kỳ
  • Nhạc sĩ Văn Phụng
  • Ca sĩ Vũ Khanh
  • Nhà văn Vũ Khắc Khoan
  • Nhạc sĩ Vũ Thành

Hà Đông (nay thuộc Hà Nội)

  • Ca sĩ Anh Ngọc
  • Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Bùi Đình Đạm
  • Nhà văn Doãn Quốc Sỹ
  • Ca sĩ Duy Quang (con trai trưởng của nhạc sĩ Phạm Duy)
  • Nhà văn Dương Nghiễm Mậu
  • Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước
  • Giáo sư, nhà tranh đấu Đoàn Viết Hoạt (làng Mai Lĩnh, huyện Thanh Oai)
  • Phó đề đốc hải quân Việt Nam Cộng hòa Hoàng Cơ Minh (làng Đông Ngạc (Kẻ Vẽ) thuộc huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức)
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Lê Văn Thân
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nghiêm Văn Phú
  • Giáo sư, luật sư, cư sĩ Phật giáo Nghiêm Xuân Hồng (1920-2000) (làng Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức)
  • Họa sĩ Nguyễn Gia Trí
  • Nhà sử học, địa lý học Nguyễn Thiệu Lâu (thôn Hạ Đình, làng Nhân Mục (Kẻ Mọc), huyện Thanh Trì)
  • Nhạc sĩ Phạm Duy (sinh tại Hà Nội, quê cha đất tổ tại làng Phượng Vũ, phủ Thường Tín)
  • Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Phạm Quốc Thuần
  • Thiếu tướng quân lực Việt Nam Cộng hòa Phạm Văn Phú
  • Ca sĩ Từ Ngọc Long
  • Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Vũ Văn Mẫu

Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội)

  • Ca sĩ Khuất Duy Trác
  • Nhạc sĩ Đức Huy
  • Trung tướng Quân lục Việt Nam Cộng hòa Lê Nguyên Khang
  • Chuẩn tướng quân lực Việt Nam Cộng hòa Lê Nguyên Vỹ
  • Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ
  • Nhà báo, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang
  • MC, phát ngôn viên Nguyễn Ngọc Ngạn

Phúc Yên (nay thuộc Vĩnh Phúc)

Vĩnh Yên (nay thuộc Vĩnh Phúc)

  • Chính trị gia Việt Nam Quốc dân đảng Vũ Hồng Khanh

Bắc Ninh

  • Nhà báo, nhà văn, nhà thơ Lê Quý Toàn
  • Nhạc sĩ Nam Lộc
  • Giáo sư Nguyễn Đăng Thục
  • Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
  • Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Phạm Văn Đổng
  • Nhà văn, nhạc sĩ Phan Trọng Chinh
  • Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Linh Quang Viên
  • Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Hiếu
  • Nhạc sĩ Trịnh Hưng
  • Nhà khoa học Trịnh Xuân Thuận
  • Tổng trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Vương Văn Bắc

Bắc Giang

Hải Phòng

  • Ca sĩ Châu Hà
  • Ca sĩ Giang Tử
  • Nhạc sĩ Hoài An
  • Ca sĩ Lệ Thu
  • Nhạc sĩ Lữ Liên
  • Ca sĩ Mộc Lan
  • Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên
  • Nhà thơ Phạm Thiên Thư
  • Diễn viên Robert Hải (tên tiếng Việt là Trần Hữu Hải)
  • Diễn viên Thẩm Thúy Hằng
  • Nhạc sĩ Tuấn Hải
  • Ca sĩ Tuấn Ngọc (con trai trường của nhạc sĩ Lữ Liên và là con rể của nhạc sĩ Phạm Duy)
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Vũ Đình Đào

Kiến An (nay thuộc Hải Phòng)

  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Chấn
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Lượng

Hải Dương

  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Bùi Quý Cảo
  • Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Đoàn Văn Quảng
  • Nhạc sĩ Hoàng Trọng
  • Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn
  • Nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Thế Ngũ
  • Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Trần Thiện Khiêm
  • Nhà văn Vũ Bằng
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Vũ Đức Nhuận

Hưng Yên

  • Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng
  • Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Duy Hinh
  • Quyền Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa và là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Oánh

Hà Nam

  • Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ Bùi Diễm
  • Nhà thơ Du Tử Lê
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Đỗ Văn An
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Ngọc Oánh

Nam Định

  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Đặng Cao Thăng
  • Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Hoàng Văn Lạc
  • Ca sĩ Kim Tước
  • Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Lê Ngọc Triển
  • Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Linh Quang Viên
  • Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Vận
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Trần Đình Thọ
  • Bác sĩ Trần Đông A
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Trần Quốc Lịch
  • Nhạc sĩ Tuấn Khanh
  • Giáo sư, nhà kinh tế học Vũ Quốc Thúc
  • Nhạc sĩ Vũ Thành An
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Vũ Văn Giai

Ninh Bình

  • Nhạc sĩ Hải Linh
  • Nhà thơ Nhất Tuấn
  • Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Phạm Xuân Chiểu
  • Trần Minh Thuận

Thái Bình

  • Nhạc sĩ Anh Thy
  • Nhà văn, nhà báo, nhà thơ Duyên Anh
  • Thủ lĩnh sinh viên chống bất bình đẳng tôn giáo Việt Nam Cộng hòa Quách Thị Trang
  • Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, sĩ quan tình báo Vũ Ngọc Nhạ

Quảng Yên (nay thuộc Quảng Ninh)

  • Nhạc sĩ Ngân Giang
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Hữu Tần

Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh)

  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Chương Dzềnh Quay
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Lý Đức Quân
  • Ca sĩ Ngọc Minh
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Phan Phụng Tiên
  • Nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, nhà soạn kịch Vi Huyền Đắc

Thanh Hóa

  • Nhạc sĩ Anh Bằng
  • Võ sư Lê Sáng (sinh tại Hà Nội, nguyên quán Thanh Hóa)
  • Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Tiến Hưng
  • Nhạc sĩ Nhật Ngân
  • Giám đốc Sở Nghiên cứu chính trị và xã hội Việt Nam Cộng hòa Trần Kim Tuyến
  • Nhạc sĩ Y Vân - Y Vũ

Nghệ An

  • Nhạc sĩ Hoàng Nguyên
  • Nhạc sĩ Mạnh Phát
  • Ca sĩ, diễn viên Thanh Lan
  • Nhà văn, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền

Hà Tĩnh

  • Ca sĩ Elvis Phương
  • Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa Ngô Thế Linh
  • Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Phan Huy Quát
  • Doanh nhân Trần Đình Trường

Quảng Bình

  • Thẩm phán Quốc gia Việt Nam Đinh Xuân Quảng
  • Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Đỗ Mậu
  • Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Mai Hữu Xuân
  • Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, cố vấn cao cấp Ngô Đình Nhu
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Bá Liên
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Phạm Duy Tất
  • Chuẩn tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Phan Xuân Nhuận
  • Thiếu tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Võ Văn Cảnh
  • Bắc 45
  • Bắc 75

  1. ^ http://www.unhcr.org/publ/PUBL/3ebf9bad0.pdf
  2. ^ “Lindholm, Richard (1959). Viet-nam, The First Five Years: An International Symposium. Michigan State University Press. p. 49”.
  3. ^ “Lindholm, Richard (1959). Viet-nam, The First Five Years: An International Symposium. Michigan State University Press. p. 49. (2)”.
  4. ^ Nguyên văn: "...his task was to weaken Ho Chi Minh's Democratic Republic of Viet Nam through any means available..."; Spencer C. Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 1998, tr. 220.
  5. ^ Neel Sheehan, A Bright Shining Lie, 1988, tr. 137.
  6. ^ Currey, Edward Landsdale; Harry Haas và Nguyễn Bảo Công: Vietnam: The Other Conflict (London: Sheed & Ward, 1971) trang 22
  7. ^ Peter Hansen (2009). "Bac Di Cu: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954–1959", Journal of Vietnamese Studies, Vol. 4, No. 3, pp. 173 -211
  8. ^ Murti, Vietnam divided, trang 77-79
  9. ^ Harvey Neese và John O’Donnell, Prelude to Tragedy: Vietnam, 1960-1965 (Annapolis, MD: Naval Institute Press, 2001); Robert Shaplen, The Lost Revolution: The Story of Twenty Years of Neglected Opportunities in Vietnam and of America’s Failure to Foster Democracy There (New York: Harper & Row, 1965); và Charles A. Joiner, The Politics of Massacre: Political Processes in South Vietnam (Philadelphia: Temple University Press, 1974). Tham khảo Robert Scheer, "Genesis of United States Support for the Regime of Ngo Dinh Diem" và "Behind the Miracle of South Vietnam" trong Vietnam and America: A Documented History, eds., Marvin E. Gettleman và cộng sự (New York: Grove Press, 1985), trang 118-132 và 137-153 tương ứng.
  10. ^ Bùi Đức Sinh, Giáo hội Công giáo ở Việt Nam (Calgary: Veritas Press, 1998), tập 3, trang 214

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bắc_54&oldid=68381493”

Từ khóa » Dân 54 Là Gì